Theo Reuters, việc đồng euro giảm xuống dưới 1 USD lần đầu tiên sau hai thập kỷ khiến đồng tiền chung châu Âu này ghi nhận một trong những năm tồi tệ nhất trong lịch sử của nó.
Đặc biệt, nếu cú sốc giá năng lượng gây ra bởi cuộc xung đột Ukraine đẩy EU vào một cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài thì mọi việc có thể còn xấu hơn nữa.
Đồng euro đã giao dịch gần như ngang giá so với USD trong nhiều ngày và "mốc ranh giới" cuối cùng cũng đã bị phá vỡ vào ngày thứ Tư (14/7). Mức giảm giá 11,8% của đồng euro tính đến thời điểm hiện tại đã gần nhưbằng với mức thua lỗ trong năm 2015, năm mà Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tung ra các biện pháp kích thích lớn.
Các nhà phân tích dự đoán, động thái này có thể mở ra cánh cửa cho việc đồng tiền này tiến tới mốc 0,96 USD/EUR, và một số dự đoán sẽ giảm xuống 0,9 USD/EUR nếu nguồn cung cấp khí đốt tiếp tục bị gián đoạn nhiều hơn nữa.
Những diễn biến này khiến cho ECB rơi vào thế khó khi họ dự kiến sẽ tăng lãi suất vào tuần tới lần đầu tiên kể từ năm 2011 để chống lại lạm phát đang ở mức cao kỷ lục 8,6%. Sự suy yếu của tiền tệ làm trầm trọng thêm vấn đề lạm phát đó.
Tuy nhiên, ECB không thể mạo hiểm thắt chặt chính sách mạnh mẽ vì sợ đẩy tăng trưởng kinh tế đi lùi.
"Chúng tôi đã thấy khả năng cho việc đồng euro giảm về mức 0,97 USD và thậm chí là 0,95 USD", ông Olivier Konzeoue, Giám đốc nhóm tiền tệ của công ty quản lý tài sản UBP, nhận định và hàm ý rằng đây làảnh hưởng của cuộc khủng hoảng năng lượng đối với nền kinh tế châu Âu mà nói đúng ra thì là từ Nga.
Mức giảm mới nhất của đồng euro diễn ra sau khi khí đốt chảy qua đường ống Nordstream 1 của Nga đóng cửa trong 10 ngày để bảo trì. Nhưng nếu Matxcơva kéo dài thời gian ngừng hoạt động, Đức, đã ở giai đoạn hai của kế hoạch khí đốt khẩn cấp ba cấp, có thể buộc phải cung cấp thêm nhiên liệu.
Chi phí năng lượng đang tạo một áp lực lớn lên toàn châu Âu. Đức vừa báo cáo thâm hụt thương mại đầu tiên kể từ năm 1991 và tâm lý nhà đầu tư đã giảm xuống dưới mức được thấy khi đại dịch COVID-19 bùng phát vào năm 2020.
Giá khí đốt là yếu tố then chốt?
Theo Reuters, trong ngắn hạn việc giảm giá của đồng euro có thể chịu ảnh hưởng một phần bởi cácyếu tố kỹ thuật và thị trường quyền chọn. Việc đồng euro giảm giá thấp hơn USD có thể kích hoạt loạt lệnh bán và kéo tỷ giá euro về 0,95 USD.
Ngay cả trước khi đồng euro lao dốc gần đây nhất, các nhà đầu cơ đã dự báo cho sự sụt giảm này và các đặt cược giảm giá ở mức cao nhất trong năm,theo dữ liệu CFTC (Mỹ).
Nhưng xa hơn, giá khí đốt mới là yếu tố then chốt.
Phân tích của BNP Paribas về cách các đồng tiền đã hoạt động trong lịch sử khi giá năng lượng tăng cao, cho thấy đồng euro phải chịu nhiều hơn các đồng tiền phát triển khác từ các cú sốc giá khí đốt, giảm trung bình 4,5% trong thời gian như vậy.
JPMorgan lưu ý rằng khu vực đồng euro đã phải đối mặt với sự tăng vọt của giá khí đốt theo kiểu "parabol", với nguồn cung giảm 53% trong tháng 6. Cường quốc công nghiệp Đức đã chứng kiến nguồn cung giảm 60%.
"Trường hợp xấu nhất đồng euro sẽ kiểm tra lại ngưỡng 0,90 USD",JPMorgan cho biết khi trích dẫn dự báo của Bundesbank về GDP Đức sẽ giảm 6% nếu nguồn cung ngừng hoàn toàn.
Chuyên gia Jordan Rochester của Nomura cho rằng đồng euro có thể giảm xuống 0,95 USD vào cuối tháng 8 nhưng trong kịch bản khi các thùng chứa khí đốt không được bổ sung vào mùa đông, nó có thể trượt xuống 0,90 USD.
Tương tự, các nhà phân tích của Citi dự đoán việc ngừng cung cấp của Nga sẽ khiến giá khí đốt tăng cao hơn mức hiện tại khoảng 170 EUR/MWh. "Euro sẽ giảm xuống 0,98 USD nếu giá gas chạm mức 200 EUR và nếu tăng lên mức 250 EUR, nó sẽ giao dịch dưới 0,95 USD", họ nói với khách hàng.
Về lý thuyết, ECB có thể can thiệp bằng cách bán USD để trợ giá EUR như đã từng xảy ra vào năm 2000, khi đồng euro giảm xuống còn khoảng 0,83 USD. Nhưng ngân hàng trung ương châu Âu đã báo hiệu rằng họ có thể không tiến hành vào thời điểm này, có thể vì tỷ giá hối đoái "thực" của đồng euro (điều chỉnh theo lạm phát) cao hơn nhiều so với năm 2002, lần gần nhất đồng euro ngang giá với USD.