Doanh nghiệp

Làm sao để người dân yên tâm lấy tiền ra đầu tư kinh doanh?

Cấp thiết có luật cho kinh tế tư nhân

Ngày 11/5, Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết "Động lực mới cho phát triển kinh tế”. Ông yêu cầu Việt Nam cần sớm nghiên cứu xây dựng Luật Phát triển kinh tế tư nhân, sửa các quy định liên quan, bảo đảm thể chế hóa đầy đủ chủ trương tại Nghị quyết 68.

Việc nghiên cứu xây dựng Luật Phát triển kinh tế tư nhân lần đầu tiên được đề cập. Trao đổi với PV Tiền Phong, TS. Tô Hoài Nam - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME) - khẳng định yêu cầu này rất cấp thiết trong bối cảnh hiện nay, thúc đẩy kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế.

Làm sao để người dân yên tâm lấy tiền ra đầu tư kinh doanh? ảnh 1

TS. Tô Hoài Nam - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký VINASME.

Theo ông Nam, các quy định liên quan kinh tế tư nhân đang nằm rải rác ở nhiều văn bản khác nhau, nghị quyết của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội, Luật Đầu tư, Luật Cạnh tranh. Luật doanh nghiệp, Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa… gây khó khăn trong áp dụng, đặc biệt với các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Cơ quan nhà nước khi thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ cũng khó tra cứu.

“Luật chuyên biệt về phát triển kinh tế tư nhân cần hệ thống hóa lại các quy định, tạo hành lang pháp lý rõ ràng, minh bạch, dễ thực hiện; loại bỏ những mâu thuẫn, chồng chéo”, ông Nam nhấn mạnh.

Kinh tế tư nhân hiện đóng góp khoảng 50% GDP, nhưng theo ông Nam, khu vực này còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế, đặc biệt về tiếp cận vốn, thủ tục hành chính, “phân biệt” đối xử. “Cần phải khẳng định, trong các văn bản quy phạm pháp luật, không có quy định, từ ngữ nào thể hiện sự phân biệt. Tuy nhiên, trong quá trình thực thi, trong ứng xử hay nhận thức, vẫn có những điều khiến doanh nghiệp tư nhân bất lợi”, ông Nam nói và lấy ví dụ về sự bất bình đẳng giữa doanh nghiệp tư nhân với doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).

Về tiếp cận đất đai, ông Nam chỉ ra phần lớn ưu đãi về thuê đất, thuế sử dụng đất chỉ dành cho doanh nghiệp FDI hoặc các dự án lớn. Doanh nghiệp tư nhân trong nước thường phải thuê đất với giá cao hơn, khó khăn hơn để có mặt bằng sạch.

Làm sao để người dân yên tâm lấy tiền ra đầu tư kinh doanh? ảnh 2

Kinh tế tư nhân hiện đóng góp khoảng 50% GDP.

Phó Chủ tịch VINASME cho rằng cần thiết có luật để tạo môi trường công bằng cho khu vực tư nhân tiếp cận các nguồn lực, như đất đai, vốn, cơ hội kinh doanh, tham gia vào các công trình, dự án trọng điểm; vô hiệu hóa những quy định bất lợi như định hướng chỉ đạo trong Nghị quyết 68 mới ban hành; giải quyết tranh chấp, bảo vệ quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp, chống lại các hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Phát triển kinh tế tư nhân làm sao để khuyến khích được khu vực này đổi mới sáng tạo hơn nữa, chuyển đổi số, khởi nghiệp gắn liền với đổi mới, kinh tế tuần hoàn… Luật mới phải cập nhật những xu thế này để không tụt hậu.

“Cần rà soát toàn diện các luật, nghị quyết, quy định liên quan đến kinh tế tư nhân. Luật phát triển kinh tế tư nhân ra đời tập trung vào các chính sách tổng thể, còn các luật chuyên ngành đã có chi tiết hóa trong từng lĩnh vực”, ông Nam đề xuất.

Động lực quan trọng của nền kinh tế

Đại diện cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa, Phó Chủ tịch VINASME kỳ vọng, Luật phát triển kinh tế tư nhân sớm ban hành, thể chế hóa đầy đủ chủ trương Nghị quyết 68, phấn đấu đưa kinh tế tư nhân trở thành một trong những động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân. Đến năm 2030, khu vực này sẽ đóng góp khoảng 55-58% GDP, 35-40% tổng thu ngân sách nhà nước và giải quyết việc làm cho khoảng 84-85% tổng lao động xã hội. Năng lực cạnh tranh quốc gia sẽ được nâng cao, thông qua sự phát triển của các tập đoàn kinh tế tư nhân mạnh.

Môi trường kinh doanh minh bạch tạo kỳ vọng thu hút thêm nguồn vốn đầu tư trong nước, quốc tế, giải phóng sức sản xuất. “Làm sao để người dân yên tâm lấy tiền ra đầu tư kinh doanh, thay vì đầu cơ bất động sản, đổ vào vàng chờ tăng giá?”, ông Nam trăn trở.

Làm sao để người dân yên tâm lấy tiền ra đầu tư kinh doanh? ảnh 3

Môi trường kinh doanh minh bạch tạo kỳ vọng thu hút thêm các nguồn vốn đầu tư.

Ông Phan Đức Hiếu - ủy viên Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội - nhấn mạnh, việc thể chế hóa nghị quyết không thể quá kéo dài thời gian, cần rất nhanh, khẩn trương và mạnh mẽ.

"Tôi mong muốn việc thể chế hóa nghị quyết lần này phải thật rõ ràng. Người dân chỉ quan tâm Nghị quyết 68 đã nêu rõ, vậy tại sao việc thể chế hóa lại chậm chạp, chưa đi vào cuộc sống", ông Hiếu nêu và lấy ví dụ cần thực hiện ngay việc bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết.

Trên thực tế, trong danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện hiện nay do các bộ ngành quản lý, có gần 200 ngành nghề. Thực hiện tinh thần nghị quyết, cần bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện không cần thiết, qua đó sẽ giảm thiểu các "giấy phép con" không cần thiết.

Các tin khác

TP HCM có tân Phó Bí thư Thành uỷ

Ông Đặng Minh Thông, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (cũ), vừa được Bộ Chính trị chuẩn y giữ chức Phó Bí thư Thành uỷ TP HCM (mới) nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Giá vàng bất ngờ giảm mạnh

Sáng nay (28/6), giá vàng trong nước quay đầu giảm mạnh. Giá vàng miếng SJC mất mốc 120 triệu đồng/lượng nhưng vẫn cao hơn thế giới hơn 12 triệu đồng/lượng.

Miền Bắc đón mưa lớn kéo dài

Dự báo từ chiều tối và tối 25/6 đến ngày 27/6, miền Bắc sẽ có mưa rào rải rác theo từng đợt, cục bộ có mưa vừa đến mưa to, riêng vùng núi Bắc Bộ có mưa to đến rất to. Sau đó, khoảng từ đêm 28/6, miền Bắc lại đón một đợt mưa lớn diện rộng.

Giá vàng đồng loạt quay đầu giảm

Sáng nay (25/6), giá vàng trong nước quay đầu giảm. Theo đó, vàng miếng SJC về mốc 119,5 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn cao nhất 117,5 triệu đồng/lượng.

Giá vàng diễn biến lạ

Sáng nay (24/6), giá vàng miếng SJC đứng im ở mốc 119,7 triệu đồng/lượng. Giá vàng nhẫn diễn biến trái chiều giữa các thương hiệu.

Chứng khoán lập đỉnh mới

VN-Index đóng cửa phiên hôm nay (23/6) ở mức 1.358 điểm - cao nhất trong khoảng 3 năm trở lại đây (kể từ tháng 5/2022). VIC của Vingroup tăng trần, lập công đưa chỉ số chính đạt mốc cao mới.

Thời tiết miền Bắc những ngày tới ra sao?

Những ngày tới, miền Bắc duy trì thời tiết ngày nắng nhẹ, ít mưa, riêng chiều tối và đêm, khu vực vùng núi, trung du có mưa vừa, mưa to đến rất to, kèm theo lốc sét và gió giật mạnh. Tây Nguyên và Nam Bộ tiếp tục mưa dông rải rác vào chiều tối. Miền Trung nắng nóng, ít mưa.

Giá vàng bất ngờ bật tăng

Sáng nay (22/6), giá vàng trong nước lại quay đầu tăng trở lại. Theo đó, giá vàng miếng SJC tiến sát mốc 120 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhẫn 117,5 triệu đồng/lượng.

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Hôm nay (22/6), miền Bắc tiếp tục có mưa vừa, mưa to đến rất to, lũ tiếp tục cao trên sông Cầu, sông Lô, sông Hồng. Tình trạng ngập úng cục bộ tiếp diễn tại các vùng trũng thấp ven sông. Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất. Dự báo từ mai (23/6), mưa lớn giảm dần ở miền Bắc.

Ban Bí thư Trung ương Đảng chỉ định, chuẩn y nhân sự ở 4 tỉnh

Trong tuần (từ 16 đến 20/6), Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Long, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận và Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tiền Giang đã triển khai các quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ.

Chubb Life cập nhật giá đơn vị Quỹ Liên kết Đơn vị - Sản phẩm Kế hoạch Tài chính Chủ động

Sản phẩm Bảo hiểm Liên kết Đơn vị - Kế hoạch Tài chính Chủ động được thiết kế với các tính năng ưu việt nhằm đáp ứng đồng thời cả hai nhu cầu: Bảo vệ và Đầu tư. Với thông điệp “Đầu tư vững tâm – Bảo vệ vững vàng”, sản phẩm Kế hoạch Tài chính Chủ động góp phần hoàn thiện danh mục giải pháp tài chính toàn diện của Chubb Life Việt Nam trên hành trình thực hiện sứ mệnh bảo vệ người trụ cột và gia đình Việt.

Miền Bắc lại sắp đón mưa lớn

Dự báo trong chiều tối và đêm nay (16/6), khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ tiếp tục đón mưa vừa, mưa to đến rất to, khu vực đồng bằng có mưa rải rác. Miền Trung hôm nay tiếp tục nắng nóng gay gắt. Tây Nguyên, Nam Bộ mưa dông rải rác vào chiều tối.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (13/6), giá vàng trong nước tiếp tục tăng. Theo đó, vàng miếng SJC lên mốc 119 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất lên tới 118 triệu đồng/lượng.