Xã hội

Lâm Đồng bố trí chỗ ở cho gần 2.000 cán bộ, công chức sau sáp nhập tỉnh

Chiều 13/5, UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết theo phương án sáp nhập 3 tỉnh Lâm Đồng, Bình Thuận, Đắk Nông có tổng cộng hơn 5.900 cán bộ, công chức trong bộ máy hành chính mới. Dự kiến có 80% cán bộ được bố trí làm việc tại TP Đà Lạt (trung tâm hành chính tỉnh sau sáp nhập).

Lâm Đồng bố trí chỗ ở cho gần 2.000 cán bộ, công chức sau sáp nhập tỉnh- Ảnh 1.

Trụ sở Trung tâm hành chính tỉnh Lâm Đồng hiện tại (số 36 Trần Phú, TP Đà Lạt).

Theo phương án phân bổ, có 330 cán bộ công chức thuộc khối Văn phòng UBND, Đoàn ĐBQH và HĐND của ba tỉnh (trong diện sáp nhập) sẽ làm việc tại các công sở hiện có tại tỉnh Lâm Đồng.

Lãnh đạo Sở Tài Chính Lâm Đồng thông tin, với đội ngũ cán bộ, công chức các sở ngành sau sáp nhập, khoảng 3.253 người sẽ được bố trí làm việc chủ yếu tại Trung tâm Hành chính tỉnh Lâm Đồng (số 36 Trần Phú, TP Đà Lạt). Hai địa điểm khác được đưa vào diện dự phòng là trụ sở cũ của Ban Tôn giáo tỉnh và UBND phường 3 (TP Đà Lạt).

Bên cạnh đó, khoảng 1.295 viên chức thuộc các đơn vị sự nghiệp sẽ được bố trí về làm việc tại trụ sở cũ UBND TP Đà Lạt (số 5 Trần Nhân Tông).

Lâm Đồng bố trí chỗ ở cho gần 2.000 cán bộ, công chức sau sáp nhập tỉnh- Ảnh 2.

Hàng loạt cơ sở bỏ trống đang được cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng rà soát tận dụng sau sáp nhập.

Lãnh đạo UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết, hiện tỉnh đã giao các sở, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất phương án bố trí nhà công vụ hoặc hỗ trợ nhà ở cho khoảng 1.900 cán bộ, công chức, viên chức.

Tỉnh Lâm Đồng cũng đã kiến nghị Bộ Nội vụ sớm ban hành hướng dẫn cụ thể về sắp xếp cơ cấu tổ chức và bố trí nguồn nhân lực theo mô hình chính quyền đô thị và thí điểm thành lập thành phố thuộc tỉnh.

Đến nay, tỉnh Lâm Đồng đã tinh gọn đầu mối hàng loạt cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện; giảm gần 1.000 biên chế trong giai đoạn 2021-2023, đảm bảo mục tiêu tinh giản bộ máy theo tinh thần Nghị quyết Trung ương.

Các tin khác

VN-Index vượt 1.300 điểm

3 phiên tăng liên tiếp giúp VN-Index lấy lại mốc 1.300 điểm sau khi đánh mất trong nhịp điều chỉnh mạnh vì biến động thuế quan cách đây một tháng.

Giá nhà mặt phố Hà Nội vượt 400 triệu đồng/m2

Giá nhà phố tại nhiều quận ở Hà Nội liên tục tăng, lên mức trung bình 437 triệu đồng/m2. Theo nhiều chuyên gia bất động sản, phân khúc nhà mặt phố có khả năng giữ dòng tiền tốt, an toàn trong bối cảnh thị trường bất động sản dần phục hồi.

Giá vàng trong nước "bỏ xa" thế giới

Sáng nay (14/5), giá vàng trong nước tăng. Giá vàng miếng trong nước cao hơn gần 18 triệu đồng/lượng so với thế giới, mức chênh của vàng nhẫn dao động 13-16 triệu đồng/lượng, tùy từng thương hiệu.

Miền Bắc sắp đón mưa dông

Chiều tối và đêm nay (14/5), miền Bắc và Bắc Trung Bộ có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi Bắc Bộ có mưa to đến rất to. Tây Nguyên, Nam Bộ tiếp tục mưa dông vào chiều tối nay. Các khu vực khác ngày nắng, ít mưa.

Người phụ nữ Đà Nẵng giao dịch 10 chỉ vàng tại tiệm vàng, trả 109 triệu đồng mới phát hiện vừa chuyển khoản cho lừa đảo: Công an cảnh báo thủ đoạn tinh vi

Nắm bắt tình hình biến động mạnh của giá vàng, đối tượng xấu đã dựng "kịch bản" lừa đảo tinh vi để chiếm đoạt tài sản của người dân có nhu cầu mua bán, trao đổi vàng khi thực hiện mua bán qua mạng xã hội.

"Liên kết ở ĐBSCL kiểu tôi đặt cọc, tới vụ tôi lấy lúa, thế thôi"

Việc liên kết chuỗi giá trị nông sản, đặc biệt lúa gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long yếu và thiếu do còn nhiều khó khăn, vướng mắc, như thị trường nông sản không ổn định, doanh nghiệp thiếu vốn, nông dân ngại thay đổi và không tuân thủ hợp đồng, thiếu niềm tin giữa doanh nghiệp và nông dân.