Phong cách sống

Klook gọi vốn thành công 210 triệu USD, đẩy mạnh các dịch vụ trực tuyến và tích hợp trí tuệ nhân tạo

Đơn vị dẫn đầu của vòng gọi vốn cho Klook là Bessemer Venture Partners, cùng với sự tham gia của BPEA EQT, các quỹ đầu tư châu Á Atinum Investment và Golden Vision Capital, các tổ chức đầu tư tại Đông Nam Á bao gồm Krungsri Finnovate (thuộc Bank of Ayudhya), Kasikornbank Financial Conglomerate và SMIC SG Holdings. Vòng huy động lần này còn bao gồm các khoản hỗ trợ linh hoạt từ ngân hàng Citi, J.P. Morgan và HSBC.

Đối với nhiều thị trường châu Á, 2023 là năm đầu tiên đánh dấu sự phục hồi của ngành du lịch với những con số tăng trưởng hứa hẹn và sự vực dậy của ngành hàng không. Bất chấp thị trường vẫn đang trong giai đoạn đầu của quá trình hồi phục, Klook đã ghi nhận tình hình kinh doanh bùng nổ, vượt qua các cột mốc quan trọng trước đó với mức tăng trưởng gấp 3 lần so với năm 2019 và tổng giá trị đơn đặt hàng theo năm chạm mốc 3 tỉ USD. Đáng chú ý, công ty cũng lần đầu tiên đạt được mức lợi nhuận tổng thể vào đầu năm nay.

Klook gọi vốn thành công 210 triệu USD, đẩy mạnh các dịch vụ trực tuyến và tích hợp trí tuệ nhân tạo  - Ảnh 1.

Dàn C0-Founder của Klook

Ông Ethan Lin, Tổng Giám đốc Điều hành (CEO) và nhà đồng sáng lập Klook ghi nhận thành tựu này là nhờ nỗ lực tập thể của toàn bộ nhân viên công ty trong việc thiết lập một nền tảng vững chắc cho kỷ nguyên du lịch hậu COVID-19. "Trong thời kỳ đại dịch, chúng tôi đã đầu tư gấp đôi nguồn lực của mình vào công cuộc hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch "số hóa" và mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ, bao gồm cả các dịch vụ cho thuê ô tô và trải nghiệm ngoài trời. Điều này giúp chúng tôi có được bệ phóng vững chắc để nắm bắt các xu hướng du lịch mới sau đại dịch", ông Ethan Lin cho biết.

Theo đó, Klook sẽ phân bổ nguồn vốn mới một cách chiến lược cho ba lĩnh vực chính để phục vụ mục tiêu tăng trưởng: 

- Thứ nhất, trong việc đổi mới sản phẩm, mở rộng dịch vụ bán vé tại các thành phố để tăng cường thuận tiện và tiết kiệm chi phí cho du khách. 

- Thứ hai, mở rộng quy mô các hoạt động tiếp thị trên môi trường mạng xã hội và kỹ thuật số thông qua chương trình Klook Kreator, qua đó thúc đẩy tỷ lệ mua hàng bằng những nội dung chân thực, mang tính chất mạng xã hội thân thiện người dùng và do người dùng tạo ra. 

- Thứ ba, bằng việc thúc đẩy chuyển đổi mới thông qua tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI). Hợp tác gần đây với Google Cloud sẽ tích hợp công nghệ Generative AI lên nền tảng, bao gồm các tính năng dịch tự động, tự tạo nội dung và chatbot chăm sóc khách hàng. Công ty cũng sẽ hợp tác với các nhà đầu tư chiến lược mới trong khu vực để gia tăng thị phần và thúc đẩy tăng trưởng, tiếp cận tầng lớp trung lưu đang phát triển nhanh chóng tại thị trường Đông Nam Á.

Ngành du lịch toàn cầu được dự đoán sẽ tăng vọt lên mức đáng kinh ngạc 15.500 tỉ USD vào năm 2033, trong đó châu Á - Thái Bình Dương dẫn đầu là khu vực phát triển nhanh nhất. Với tốc độ tăng trưởng kép hằng năm (CAGR) là 11% ở châu Á - Thái Bình Dương (từ năm 2023 - 2028), gần gấp đôi so với Bắc Mỹ và châu Âu, khu vực năng động này dự kiến sẽ chiếm thị phần lớn hơn trên thị trường du lịch toàn cầu, được thúc đẩy bởi tầng lớp trung lưu đang gia tăng nhanh chóng, chi tiêu cho tiêu dùng tăng và ngày càng nhiều người có nhu cầu về những trải nghiệm du lịch độc đáo.

Klook gọi vốn thành công 210 triệu USD, đẩy mạnh các dịch vụ trực tuyến và tích hợp trí tuệ nhân tạo  - Ảnh 2.

Bên cạnh đó, 2023 là một năm ý nghĩa với Klook tại thị trường Việt Nam khi ghi nhận mức tăng trưởng 2 con số so với năm 2019, đưa Việt Nam trở thành một trong những thị trường phát triển hàng đầu của Klook. Cùng với khoản đầu tư mới, đội ngũ Klook Việt Nam sẽ tiếp tục mở rộng "số hóa" các doanh nghiệp và dịch vụ du lịch tại đây để tham gia vào nền tảng của Klook, mang đến nhiều sản phẩm cho du khách trong nước và quốc tế, hướng đến mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một trong những điểm đến không thể bỏ qua trong khu vực.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm