Thời sự

Kim ngạch xuất khẩu Bình Phước tăng hơn 35% trong 10 tháng đầu năm

Là tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, Việt Nam và là tỉnh có diện tích lớn nhất Nam Bộ, trong 9 tháng đầu năm, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tỉnh Bình Phước ước tăng 9,27% so với cùng kỳ năm 2023, đứng thứ nhất vùng Đông Nam Bộ và đứng thứ 12 so với cả nước. Vậy, trong 10 tháng, kinh tế tỉnh có phát triển như ra sao?

IIP tăng 17,27%

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 10 năm 2024 ước tính tăng 7,26% so tháng trước và tăng 20,31% so với tháng cùng kỳ năm trước.

Tính chung 10 tháng, IIP tăng 17,27% so với cùng kỳ năm 2023. Đây là mức tăng khá ấn tượng thể hiện sự nỗ lực, vượt khó của cộng đồng doanh nghiệp, quyết sách đúng đắn của Chính phủ, Chính quyền tỉnh nhà.

Trong 4 nhóm ngành chính đều đạt được mức tăng trưởng dương so với cùng kỳ, khai khoáng (+12,22%); Chế biến, chế tạo (+17,71%); Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí (+10,21%); Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải (+7,40%).

Chỉ số sản xuất công nghiệp 10 tháng của tỉnh Bình Phước. (Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bình Phước).

Kim ngạch xuất khẩu tăng 35,14%

Trong tháng 10, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 545,10 triệu USD, tăng 6,40% so với tháng trước và tăng 35,14% so với cùng kỳ. Lũy kế 10 tháng ước đạt 4.230,40 triệu USD, tăng 26,28% so với cùng kỳ, đạt 92,77% so với kế hoạch năm 2024.

Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu tháng 10 ước đạt 354,70 triệu USD, tăng 9,14% so với tháng trước và tăng 33,85% so với cùng kỳ. Lũy kết 10 tháng đạt 2.672,55 triệu USD, tăng 17,42% so với cùng kỳ, đạt 93,45% so với kế hoạch năm 2024.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 13,94%

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 10 ước đạt 7.867,85 tỷ đồng, tăng 2,17% so với tháng trước và tăng 17,89% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung 10 tháng, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 73.204,47 tỷ đồng, tăng 13,94% so với cùng kỳ năm 2023.

Trong đó, doanh thu hoạt động bán lẻ hàng hóa ước đạt 59.728,96 tỷ đồng, tăng 14,12% so với cùng kỳ năm trước, trong 12/12 nhóm hàng hầu hết đều tăng so với cùng kỳ.

Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống ước đạt 6.692,31 tỷ đồng, tăng 10,73% so với cùng kỳ, trong đó: Dịch vụ lưu trú ước đạt 239,92 tỷ đồng, tăng 11,83%; Dịch vụ ăn uống ước đạt 6.452,39 tỷ đồng, tăng 10,69% so với cùng kỳ năm trước.

Doanh thu du lịch lữ hành ước đạt 20,58 tỷ đồng, tăng 58,50% so với cùng kỳ.
Doanh thu dịch vụ khác ước đạt 6.762,62 tỷ đồng, tăng 15,55% so với cùng kỳ.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 10 tháng của tỉnh Bình Phước. (Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bình Phước). 

Tổng thu ngân sách nhà nước giảm gần 11%

Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 10 tháng ước thực hiện được 8.418,65 tỷ đồng, đạt 66,08% dự toán HĐND tỉnh thông qua và giảm 10,95% so với cùng kỳ.

Trong đó: Thu từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước thực hiện 699,41 tỷ đồng, đạt 72,10% dự toán năm và giảm 10,55% so với cùng kỳ năm 2023; Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 623,04 tỷ đồng, đạt 117,33% và tăng 72,64%; Khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước 1.937,30 tỷ đồng, đạt 94,50% và tăng 17,12%; Thu tiền sử dụng đất 449,47 tỷ đồng, đạt 13,37% và giảm 55,37%.

Tổng chi ngân sách địa phương 10 tháng ước thực hiện 9.890,26 tỷ đồng, đạt 59,16% dự toán HĐND tỉnh thông qua và giảm 9,59% so với cùng kỳ.

Trong đó: Chi đầu tư phát triển: 3.650,38 tỷ đồng, đạt 64,84% dự toán HĐND tỉnh thông qua và giảm 35,16% so với cùng kỳ. Chi thường xuyên: 6.239,88 tỷ đồng, đạt 71,15% dự toán HĐND tỉnh thông qua và tăng 17,53% so với cùng kỳ.

Giải ngân vốn đầu tư công đạt 30,6%

Tính ngày 28/10, giải ngân vốn đầu tư công là 1.698,29 tỷ đồng, đạt 30,6% so với chỉ tiêu trung ương giao và đạt 30,5% so với kế hoạch năm tỉnh giao. Cụ thể: Vốn ngân sách trung ương đạt 30,20%; Vốn ngân sách địa phương đạt 30,50%.

Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đạt thấp, nguyên nhân do thu tiền sử dụng đất gặp nhiều khó khăn, trong khi vốn đầu tư từ tiền sử dụng đất chiếm tỷ trọng lớn trên tổng vốn đầu tư công của tỉnh, do đó ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ thi công và giải ngân vốn các dự án từ nguồn vốn này.

Thu hút FDI trên 195 triệu USD 

Trong 10 tháng, đầu tư trong nước thu hút được một dự án, số vốn thu hút là 245 tỷ đồng (bao gồm cấp mới và điều chỉnh tăng), đạt 3,5% kế hoạch đề ra.
Đầu tư nước ngoài (FDI) thu hút được 20 dự án, số vốn thu hút được là 195,07 triệu USD (bao gồm cấp mới và điều chỉnh tăng), đạt 48,77% kế hoạch đề ra.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm