Bất động sản

Không tạo được sóng, hàng trăm lô đất bị người mua ‘ngó lơ’

Thị trường đất nền ảm đạm. (Ảnh minh họa: Báo Bắc Giang).

Thị trường đất nền đã chứng kiến sự hạ nhiệt rõ nét tại nhiều địa phương, đồng nghĩa, những cơn sốt ảo cũng vắng bóng.

Theo thống kê của DKRA, mức độ thanh khoản thị trường đất nền dự án tại TP HCM và vùng phụ cận trong quý III ở mức khá thấp, lượng tiêu thụ chỉ đạt khoảng 550 nền, tương đương 52% nguồn cung mới, giảm gần 78% so với quý trước (mức thấp nhất kể từ thời điểm đầu năm).

Thị trường chỉ ghi nhận 9 dự án mở bán với nguồn cung khoảng 1.057 nền, giảm 65% so với quý II. Mặt bằng giá thứ cấp ghi nhận tăng phổ biến khoảng 2-4% so với đầu quý trước.

Tại Đà Nẵng và vùng phụ cận, phân khúc đất nền có khoảng 13 dự án được mở bán trong quý, cung cấp ra thị trường 998 nền, giảm 17,2% so với quý trước.

Tỷ lệ tiêu thụ đất nền trên nguồn cung mới ở mức trung bình 59%, tương đương 586 nền. Đây là mức tiêu thụ cao nhất kể từ thời điểm đầu năm. Mặt bằng giá sơ cấp không có nhiều biến động so với giai đoạn mở bán trước đó. Thị trường thứ cấp khá trầm lắng, mặt bằng giá bán ghi nhận giảm đáng kể so với quý trước với mức giảm trung bình 3-5%.

Còn tại khu vực Trung du miền núi phía Bắc, theo thống kê của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, hàng chào bán chủ yếu là hàng tồn của các dự án đã mở bán từ trước, chiếm hơn 85% tổng cung. Giá bán dao động trong khoảng 30-40 triệu đồng/m2.

Trong đó, Bắc Ninh gần như không có nguồn cung mới, mức giá thị trường quanh mức 30-50 triệu đồng/m2, chưa thấy hiện tượng cắt lỗ.

Bắc Giang có hai dự án mới được cấp phép quy mô 700 lô, ba dự án đấu giá quy mô 540 căn nhưng trên thực tế mức giá đấu rất thấp từ 8-22 triệu đồng/m2, giá trúng chỉ tăng 5-10% thay vì từ 30-100% như trước kia. Mức giá thị trường dao động trong khoảng 25-30 triệu đồng/m2.

Người mua tháo chạy

Nhu cầu tìm mua đất nền sụt giảm mạnh trong thời gian gần đây cũng là lúc thị trường xuất hiện tình trạng bỏ cọc sau đấu giá đất xuất hiện tại một số địa phương.

Đơn cử, từ đầu năm tới nay, huyện Lạng Giang (Bắc Giang), tổ chức đấu giá 612 lô đất ở với tổng giá trúng hơn 1.000 tỷ đồng, theo Báo Bắc Giang.

Theo bà Đặng Thị Hưng, Phó chi cục trưởng Chi cục Thuế khu vực Lạng Giang - Lục Nam, qua rà soát trong số các lô đất trúng đấu giá, đến nay có 59 lô thuộc các xã Quang Thịnh, Đại Lâm, Mỹ Hà, An Hà và thị trấn Vôi đến hạn cuối nộp tiền sử dụng đất nhưng khách hàng bỏ cọc, không đến nộp.

Các lô đất có tổng giá trúng hơn 119 tỷ đồng, cao gần gấp đôi so với giá khởi điểm. Đơn cử, tại xã Quang Thịnh có 23 lô sau khi trúng với tổng số tiền gần 43 tỷ đồng nhưng đến hạn “chót", khách hàng không thực hiện nghĩa vụ tài chính; thị trấn Vôi cũng có 17 lô bị bỏ cọc, với giá trúng gần 47 tỷ đồng. Căn cứ theo quy định của pháp luật, UBND huyện đã ban hành quyết định hủy kết quả trúng đấu giá đối với các lô đất trên.

Tình trạng trên còn xảy ra tại các huyện Hiệp Hòa, Việt Yên và nhiều địa phương khác trên địa bàn tỉnh. Theo ông Nguyễn Quang Thanh - Chi cục trưởng Chi cục Thuế khu vực Việt Yên - Hiệp Hòa, từ đầu năm đến nay, qua các phiên đấu giá, huyện Hiệp Hòa có 355 lô đất ở trúng đấu giá, trong đó có 57 lô khách hàng bỏ cọc với số tiền cọc gần 6,8 tỷ đồng.

Huyện Việt Yên có 755 lô đất trúng đấu giá, trong đó có 104 lô bị bỏ cọc với số tiền cọc hơn 22 tỷ đồng. Các lô đất này phần lớn có giá trúng rất cao so với mức khởi điểm,…

Tình trạng bỏ cọc sau khi trúng đấu giá quyền sử dụng đất liên tiếp xảy ra tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

UBND huyện Hải Lăng mới đây đã ra quyết định hủy bỏ công nhận kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất tại Khu đô thị Khóm 6, thị trấn Diên Sanh. Nguyên nhân do quá thời hạn, người trúng thầu không nộp đủ số tiền trúng đấu giá quyền sử dụng đất vào ngân sách nhà nước theo quy định.

Trước đó, 9 người này tham gia đấu giá 9 lô đất tại Khu đô thị Khóm 6, thị trấn Diên Sanh. Số tiền trúng đấu giá của 9 lô đất này là hơn 13,4 tỷ đồng, các cá nhân ký quỹ hơn 1,4 tỷ đồng.

UBND huyện Vĩnh Linh vừa qua đã ra quyết định hủy kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất đối với 12 lô đất tại khu dân cư Mũi Lò Vôi, xã Kim Thạch. Nguyên nhân là do người trúng đấu giá từ chối và không thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định,…

Theo đánh giá của ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (HoREA), hiện nay, tuy thị trường bất động sản đã có dấu hiệu giảm tốc, chậm lại, trầm lắng, giao dịch nhà đất sụt giảm trên dưới 50% tùy theo dự án và tùy theo khu vực, nhưng giá nhà đất vẫn còn “neo giữ mức giá cao” do doanh nghiệp và cả nhà đầu tư có tâm lý kỳ vọng thị trường sẽ được cải thiện trong những tháng cuối năm.

Tuy nhiên, cũng do sử dụng đòn bẩy tài chính lớn (thường chiếm đến 50-70%) nên sức chịu đựng có hạn đến một thời điểm không chịu đựng nổi, nhiều nhà đầu tư có thể đành phải “xả hàng”, thậm chí chấp nhận “bán lỗ để cắt lỗ” để bảo tồn phần vốn còn lại.  

Các tin khác

Giá vàng đồng loạt giảm

Lúc 9h sáng nay (28/4), các doanh nghiệp kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh giảm giá vàng SJC và vàng nhẫn.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (27/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng lên mốc 121 triệu đồng/lượng với vàng miếng SJC và 120 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn.

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Hôm nay (6/4), miền Bắc tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi có mưa vừa đến mưa to. Dự báo hình thái này duy trì đến hết ngày 7/4. Khu vực Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Các khu vực khác ít mưa, hửng nắng, riêng Đông Nam Bộ có nắng nóng.

VN-Index trở lại mốc 1.200 điểm

Mở cửa với lực bán tháo mạnh, VN-Index mất mốc 1.200 điểm nhưng sau đó dần cải thiện nhờ VIC, VHM, LPB, VNM… và chốt phiên giảm hơn 19 điểm.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Bamboo Airways có tổng giám đốc mới

Ông Nguyễn Minh Hải từng là Phó tổng giám đốc Vietnam Airlines, Tổng giám đốc Cambodia Angkor Air, nay chuyển sang làm Tổng giám đốc Bamboo Airways.

Bộ trưởng phải biết quy tụ người tài

Trao đổi với PV Tiền Phong, đại biểu Quốc hội Vũ Trọng Kim cho rằng, Giao thông vận tải (GTVT) và Y tế là hai lĩnh vực “nóng” nên sẽ có nhiều khó khăn, thách thức đối với hai tân bộ trưởng. Ðể hoàn thành tốt nhiệm vụ, theo ông Kim, hai bộ trưởng phải biết quy tụ được người tài, lan tỏa được tinh thần làm việc, cống hiến.

Có nên hạ chuẩn xét công nhận chức danh GS, PGS?

Hội đồng Giáo sư Nhà nước (HĐGSNN) vừa công bố danh sách 394 ứng viên đủ điều kiện xét công nhận tiêu chuẩn chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư được 28 HĐGS ngành/liên ngành thông qua. Năm nay có nhiều ngành “trắng” ứng viên giáo sư hoặc có rất ít ứng viên đủ điều kiện để xét duyệt.

Nữ phó giám đốc điều dưỡng người Việt đầu tiên tại Bệnh viện FV

Chị Nguyễn Thị Hiền, Phó giám đốc Điều dưỡng người Việt đầu tiên của Bệnh viện FV đã có gần 20 năm làm việc tại đây và 30 năm gắn bó với nghề điều dưỡng. Chị luôn trăn trở tìm ra cách để cải thiện tốt hơn cho công việc mỗi ngày, cho quy trình và cho đội ngũ nhân viên của mình.

HSC đồng hành cùng nhà đầu tư hạ cánh an toàn trong giông bão

"Cơn bão" kinh tế và tài chính vẫn đang làm khuấy đảo thị trường quốc tế cũng như trong nước. Với việc các chỉ số chính như S&P500, Dow Jones, Nasdaq và đương nhiên là VNINDEX đều sụt giảm mạnh kể từ đầu năm, chúng ta có thể ví von thị trường tài chính trong thời điểm hiện tại như một chuyến bay gặp phải giông bão.