Chứng khoán

Khối ngoại duy trì mua ròng gần 65 tỷ đồng trên HOSE, gom mạnh HPG trong khi tập trung rút vốn khỏi VNM

VN-Index đóng cửa phiên tại mốc 1.274,2 điểm, tăng gần 12 điểm, với thanh khoản đạt hơn 15.500 tỷ đồng. Trong đó, nhóm cổ phiếu ngân hàng có đóng góp lớn nhất cho VN-Index, phải kể đến như BID, SHB, HDB, LPB, CTG,...

Phiên giao dịch đầu tuần tiếp nối hành trình tăng điểm. Điểm tích cực là khối lượng giao dịch có dấu hiệu tăng trở lại đồng thuận với điểm số. Các nhà đầu tư vẫn được khuyến nghị hạn chế mở mua mới trong những phiên tăng mạnh và thiên về hướng chốt lời tại vùng 1.280. Ngoài ra cần lưu ý khi thứ Năm tuần này là phiên đáo hạn phái sinh tháng 8, theo đó các chỉ số có thể có biến động bất ngờ.

Trên sàn HOSE, khối ngoại giảm quy mô mua ròng còn hơn 65 tỷ đồng. Về khối lượng, nhóm này gom ròng gần 6,3 triệu đơn vị, tâm điểm giao dịch vẫn là nhóm thép, ngân hàng.

 Nguồn: Linh Chi tổng hợp.

Xét giao dịch cụ thể, lực cầu ngoại có động thái chốt lời mạnh nhất ở cổ phiếu VNM của Vinamilk với quy mô 110,5 tỷ đồng. Đây cũng là mã duy nhất được rút ròng trên trăm tỷ đồng phiên hôm nay.

Bên cạnh đó, dòng tiền ngoại cũng tập trung rút ròng khỏi đại diện SSI của Chứng khoán SSI (40,2 tỷ đồng).

Theo sau, lực xả còn tập trung ở các cổ phiếu bất động sản như KBC (24,4 tỷ đồng), VCG (19,5 tỷ đồng), VGC (16,8 tỷ đồng), VHM (15,6 tỷ đồng). Danh mục bán ròng còn xuất hiện các cái tên như VJC, STB, DGC, VCI với giá trị 13 – 23 tỷ đồng

Nguồn: Linh Chi tổng hợp. 

Trở lại chiều mua, khối ngoại đẩy mạnh gom ròng cổ phiếu HPG của Tập đoàn Hòa Phát với giá trị 172,8 tỷ đồng. Giao dịch tương tự cũng xuất hiện ở các mã HDB (60,2 tỷ đồng), CTG (48,3 tỷ đồng), NVL (34,2 tỷ đồng).

Theo sau, một số mã cũng ghi nhận lực cầu dưới 30 tỷ đồng trong phiên còn có SHB (29,8 tỷ đồng), GMD (17,5 tỷ đồng), PVD (15,1 tỷ đồng), VHC (14,4 tỷ đồng), HDG (13 tỷ đồng) và MSN (12,5 tỷ đồng).

Nguồn: Linh Chi tổng hợp. 

Trên sàn HNX, khối ngoại ghi nhận xu hướng giao dịch tích cực khi mua ròng 26,13 tỷ đồng, tương đương gần 1,4 triệu cổ phiếu.

Ở chiều mua, nhóm này rót ròng hơn 37,1 tỷ đồng mua gom cổ phiếu PVS của Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam. Kế tiếp, danh mục mua ròng chủ yếu của khối ngoại còn tập trung tại APS (3,3 tỷ đồng) và IDC (2,3 tỷ đồng). Giao dịch tương tự cũng được ghi nhận tại PCG (287 triệu đồng), ART (170 triệu đồng), PVG (105 triệu đồng),…

Chiều ngược lại, giao dịch bán ròng tập trung tại cổ phiếu VCS của Vicostone với gần 12,7 tỷ đồng, SHS (1,65 tỷ đồng), NVB (1,1 tỷ đồng),…

Tại thị trường UPCoM, khối ngoại đảo chiều bán ròng với quy mô 28,42 tỷ đồng, tương đương 863.100 đơn vị.

Tại chiều mua, khối ngoại rót vốn nhiều nhất vào cổ phiếu ACV của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP với giá trị 2,1 tỷ đồng. Nối tiếp, lực cầu ngoại lần lượt tìm đến các cổ phiếu VEA (952 triệu đồng), MCH (90 triệu đồng), HPW (82 triệu đồng),…

Trái lại, tại chiều bán, nhóm nhà đầu tư ngoại rút ròng mạnh nhất khỏi cổ phiếu BSR (12,7 tỷ đồng). Theo sau, lực xả dưới 10 tỷ đồng cũng được ghi nhận tại QNS, VTP, SID, IDP.

Các tin khác

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (11/5), giá vàng trong nước tiếp tục tăng. Theo đó, vàng miếng SJC lên mốc 122 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất 120 triệu đồng/lượng.

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Sáng nay (1/5), mưa lớn đã bao trùm nhiều khu vực ở miền Bắc. Dự báo trong ngày hôm nay, mưa lớn tiếp tục ở khu vực miền Bắc, từ chiều tối và đêm nay mưa giảm dần. Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Nam Bộ và Nam Tây Nguyên mưa dông vào chiều tối. Các khu vực khác ít mưa, ngày nắng.

VN-Index trở lại mốc 1.200 điểm

Mở cửa với lực bán tháo mạnh, VN-Index mất mốc 1.200 điểm nhưng sau đó dần cải thiện nhờ VIC, VHM, LPB, VNM… và chốt phiên giảm hơn 19 điểm.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Bamboo Airways có tổng giám đốc mới

Ông Nguyễn Minh Hải từng là Phó tổng giám đốc Vietnam Airlines, Tổng giám đốc Cambodia Angkor Air, nay chuyển sang làm Tổng giám đốc Bamboo Airways.

Doanh nghiệp Nhật chờ hàng Việt

So với các nước khác trong khu vực, Việt Nam có số dự án đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản được lựa chọn hỗ trợ nhiều nhất. Nhưng vẫn khó vào chuỗi, vì sao?

Tương lai của bất động sản hậu cần kho bãi

Công nghiệp logistics Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là nhờ tăng trưởng của ngành thương mại điện tử. Tuy nhiên với nguồn cung hạn chế, Việt Nam sẽ cần tìm các giải pháp để kịp thời đáp ứng nhu cầu hoạt động và những xu hướng mới trong lĩnh vực hậu cần kho bãi.