VN-Index ghi nhận sự rung lắc điều chỉnh trong tuần vừa qua với áp lực bán liên tục gia tăng mạnh vàp những ngày đầu tuần khiến chỉ số chung liên tục mất điểm, đánh mất mốc hỗ trợ 1.030. Thanh khoản cũng liên tục sụt giảm cho thấy tâm lý thận trọng, giằng co đang hiện diện rõ ràng hơn trong ngắn hạn.
Về diễn biến cụ thể, VN-Index mất điểm liên tiếp trong ba phiên đầu tuần dưới áp lực bán mạnh từ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, đè nặng sự tiêu cực lên thị trường khiến chỉ số chung đã có lúc giảm sát về vùng 1.000 điểm. Kết tuần, VN-Index giảm 32,14 điểm, tương đương bốc hơi 3,05% so với tuần trước xuống 1.020,34 điểm.
Theo thống kê, trong tuần vừa qua, cổ phiếu nhóm thép và dịch vụ tài chính chịu sự điều chỉnh mạnh nhất với mức giảm hơn 9%. Ở chiều ngược lại, chỉ cổ phiếu ngành truyền thông còn duy trì được sắc xanh tăng nhẹ xấp xỉ 1,5%.
Trái ngược với tâm lý thận trọng của khối nội, lực cầu của khối ngoại được duy trì gần như xuyên suốt tuần và chỉ bán mạnh vào phiên thứ Năm. Trong phiên cuối tuần, đà mua ròng của khối ngoại quay trở lại với quy mô 235 tỷ. Tính chung cả tuần, khối ngoại mua ròng 1.455 tỷ đồng, ghi nhận tuần thứ 7 rót ròng liên tục.
VPD là cổ phiếu được khối này yêu thích nhất trong tuần với giá trị mua ròng gần 784,7 tỷ đồng. Tiếp theo là HPG và FUEVFVND với giá trị mua ròng lần lượt đạt 306,6 tỷ đồng và 164,7 tỷ đồng.
Bên phía bán ròng EIB bị bán mạnh với giá trị trên 1.634,7 tỷ đồng, bỏ xa mã các mã còn lại trong danh mục rút vốn.
Tại HNX, khối ngoại nâng quy mô mua ròng lên gần 120 tỷ đồng, qua đó đẩy quy mô gom ròng từ đầu năm lên gần 1.900 tỷ đồng.
Về giá trị cụ thể, cổ phiếu IDC tiếp tục thu hút dòng vốn ngoại với quy mô mua ròng đạt 69,4 tỷ đồng. Ngoài ra, hoạt động giải ngân tìm đến một số cổ phiếu như PVS (34,6 tỷ đồng), CEO (8,3 tỷ đồng), SHS (4,4 tỷ đồng) và PVI (1,9 tỷ đồng)
Tại chiều bán ròng, giao dịch rút vốn không có nhiều điểm nhấn khi cổ phiếu VCS của Vicostone dẫn đầu danh mục rút vốn với quy mô 2 tỷ đồng. Ngoài ra, các nhà đầu tư bán ròng nhẹ hơn các mã như PGS, THHD, PLC, SCG với giá trị dưới 1 tỷ đồng.
Trong khi đó, trên thị trường UPCoM, khối ngoại duy trì bán ròng với giá trị gần 93,5 tỷ đồng. Với hoạt động thoái ròng trong suốt các tuần gần đây, giá trị mua ròng từ đầu năm bị thu hẹp còn 42,5 tỷ đồng.
Trong đó, khối ngoại chủ yếu bán ròng hơn 107,8 tỷ đồng cổ phiếu VTP của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP. Đây cũng là mã duy nhất bị rút ròng trên trăm tỷ đồng. Ngoài ra, danh mục rút vốn của các nhà đầu tư nước ngoài còn có sự góp mặt của VTP (12,9 tỷ đồng), QNS (6,3 tỷ đồng), CMT (1,3 tỷ đồng), VGT (0,2 tỷ đồng), ...
Ở phía ngược lại, cổ phiếu MCH và MPC lần lượt được mua ròng 10,2 và 9,2 tỷ đồng. Danh mục giải ngân còn có các đại diện như VEA (5,8 tỷ đồng), MCM (3,4 tỷ đồng), BSR (1,8 tỷ đồng), ...
Như vậy, thị trường đã khép lại một tuần giảm mạnh kể từ khi tạo đỉnh ngắn hạn ở khu vực 1.100 điểm, đây cũng là tuần giảm thứ hai trong ba tuần gần đây. Thanh khoản sụt qua từng phiên và khối ngoại chững đà mua ròng là nguyên nhân chính khiến thị trường chủ yếu đi ngang ở biên dưới vùng tích lũy trong tuần vừa qua.
Về kỹ thuật, thị trường đang được hỗ trợ ở vùng 1.010 điểm, nơi có mặt của đường MA50. Trong bối cảnh thanh khoản co hẹp, dòng tiền liên tục “chuyền cành” giữa các nhóm cổ phiếu từ ngân hàng, chứng khoán, sản xuất điện, dầu khí, …
Tuần sau là tuần cuối cùng của năm tài chính 2022, hoạt động chốt NAV của các quỹ đang được nhà đầu tư kỳ vọng sẽ nâng đỡ thị trường. Nhóm phân tích của công ty chứng khoán cho rằng, thị trường sẽ tiếp tục giao dịch với thanh khoản thấp với xu hướng đi ngang ở chỉ số, nhà đầu tư nên hạn chế giao dịch hoặc nắm giữ với tỷ trọng cổ phiếu thấp.