Kỹ năng sống

Khoa học não bộ chỉ ra nguyên nhân khiến trẻ càng học càng tụt lùi

Có một vấn đề khiến các bậc phụ huynh vô cùng thắc mắc khi nuôi dạy trẻ đó chính là việc không hiếm những đứa trẻ rất thông minh, tiếp thu nhanh, tuy nhiên, trong quá trình lớn lên thì các biểu hiện dường như chậm lại. Đối mặt với tình huống này, thông thường, chúng ta sẽ đổ lỗi cho phương pháp học tập có vấn đề hay con ham chơi, không chịu tập trung như trước.

Nhưng ở góc độ khác, khoa học não bộ đã tiết lộ mối quan hệ giữa "sự nghỉ ngơi và khả năng học tập". Không loại trừ nguyên nhân, sự trì trệ hoạt động của trẻ có liên quan đến phương pháp nghỉ ngơi không đúng cách.

Kiểu nghỉ ngơi không thực sự là nghỉ ngơi

Bàn về chuyện nghỉ ngơi giữa giờ học, một người dùng mạng từng chia sẻ: "Trong kỳ nghỉ hè, em trai tôi làm bài tập ở nhà và cứ sau một tiếng rưỡi thì được nghỉ. Lúc đầu, cách giải lao của em ấy là mở iPad để xem một vài tập phim hoạt hình yêu thích hoặc sử dụng điện thoại di động để lướt mạng xã hội và xem các video ngắn. Nếu có một khoảng nghỉ dài hơn, em sẽ chơi một trò chơi".

Cách nghỉ ngơi như thế này rất phổ biến trong thế hệ trẻ hiện nay, các bậc cha mẹ vì thế hẳn cũng không thấy ngạc nhiên.

Tuy nhiên, nghiên cứu khoa học não bộ chỉ ra rằng chơi điện thoại di động và xem phim không thể thực sự khiến não bộ nghỉ ngơi. Đặc biệt quá trình chơi game cũng diễn ra căng thẳng và sôi nổi, kích thích trí não không thua gì giải một bài toán. Khi các em tiếp tục quay lại bàn học, não vẫn rất mệt mỏi.

Nhiều bố mẹ sẽ thắc mắc tại sao trẻ nằm nghỉ hơn chục phút rồi mà khi quay lại bàn học vẫn không thể tập trung và nhớ được những từ cần nhớ. Trên thực tế, vấn đề là với phương pháp nghỉ ngơi.

Làm sao để nghỉ ngơi đúng cách

Trạng thái nghỉ ngơi thực sự của não sẽ mang lại nhiều lợi ích:

Một mặt, trạng thái nghỉ ngơi giúp não nhanh chóng phục hồi

Chỉ cần bộ não không còn hoạt động cho một mục đích nào đó, chế độ mặc định sẽ được bật lên, giống như việc chúng ta tạm thời rời khỏi trò chơi, các nhiệm vụ trong trò chơi sẽ trở lại như cũ, và trạng thái nghỉ ngơi có thể cũng nhanh chóng phục hồi não bộ.

Mặt khác, trạng thái nghỉ ngơi mở ra nhiều tư duy sáng tạo hơn

Chẳng hạn: Một nhà khoa học đã vắt óc suy nghĩ về chủ đề khó trong một thời gian dài và không thể tìm ra lời giải. Bỗng sau đó, ông hào hứng giải quyết vấn đề khá dễ dàng. Vào thời đại khoa học não bộ còn chưa phát triển, người ta tin rằng đây là do sự hỗ trợ của cái gọi là "cảm hứng", "nàng thơ". Nhưng trên thực tế, chính "trạng thái nghỉ ngơi" của não mới làm bật lên các chức năng cao hơn, tích hợp kinh nghiệm, tư duy và cuối cùng là tăng cường khả năng sáng tạo.

Trẻ em ngày nay có quá nhiều lịch trình và rất ít thời gian rảnh rỗi. Thậm chí nếu có lúc không làm gì, trẻ cũng sẽ chọn các sản phẩm điện tử và chơi với chúng. Kết quả là não không được nghỉ ngơi trong thời gian dài, khả năng tập trung, hiểu biết và trí nhớ, sức sáng tạo sẽ bị ảnh hưởng.

Ba phương pháp nghỉ ngơi được khuyến khích

Vậy điều gì có thể giúp một đứa trẻ được nghỉ ngơi thực sự trong trạng thái học tập tốt? Tác giả cuốn "Phương pháp nghỉ ngơi hiệu quả" cho chúng ta biết: Muốn não được nghỉ ngơi thì cần ức chế các bộ phận chủ chốt của DMN (mạng chế độ mặc định) để tránh tiêu hao năng lượng của não do mất tập trung. Nói một cách đơn giản: Không có phiền nhiễu.

Trong sách, tác giả khuyến cáo chúng ta nên sử dụng phương pháp "thiền chánh niệm" để não bộ được nghỉ ngơi, nhưng việc này với trẻ khá phức tạp. Vậy có phương pháp nào tốt vừa đơn giản, nhanh chóng lại có thể cho trẻ nghỉ ngơi tốt cho não bộ không? Trong quá trình đồng hành cùng hai con học tập, nhiều phụ huynh cho biết họ thường áp dụng ba phương pháp thư giãn sau:

1. Tập thể dục đúng cách

Nếu bạn cho con mình thời gian rảnh giữa các buổi học, rất có thể chúng sẽ dành thời gian cho trò chơi điện tử hoặc truyền hình. Nhưng nếu bạn khuyến khích con ra ngoài để tập thể dục, bạn có thể giảm thiểu tác động của những sản phẩm điện tử này rất nhiều. Hãy đặt điện thoại xuống và đưa con ra ngoài để chạy, đi bộ nhanh hoặc chơi bóng rổ hoặc cầu lông.

Thỉnh thoảng, có thể đưa con đi bơi. Khi đắm mình trong làn nước, bạn có thể chú ý đến nhịp thở và động tác của chính mình. Đây là một trạng thái giống như thiền, nơi cả tâm trí và cơ thể đều được thư giãn.

2. Vẽ ngẫu nhiên

Một phụ huynh chia sẻ: "Con gái tôi thích vẽ và khi nghỉ ngơi, con sẽ mở sách tranh, tìm bút màu hoặc màu nước và vẽ theo ý thích. Con có thể vẽ bất cứ thứ gì mình tìm được hay mọi điều mình muốn. Đôi khi con chỉ vẽ một khối màu, vẽ đường viền đầu tiên, sau đó từ từ cắt nó đi. Tôi đã cẩn thận quan sát sự khác biệt giữa hình vẽ của con trong thời gian nghỉ ngơi và trong các buổi học vẽ.

Tôi thích tác phẩm ngẫu hứng của con hơn, có lẽ vì "trạng thái nghỉ ngơi" khơi dậy sự sáng tạo và khiến những tác phẩm đó trông sống động hơn. Con gái tôi nói rằng mỗi khi vẽ một cách tình cờ, con sẽ cảm thấy rất vui và thư giãn".

Nói cách khác, quá trình vẽ nguệch ngoạc hay ngâm nga những bài hát cũng là một cách tốt để nghỉ ngơi.

3. Đọc nhẹ

Đọc có thể là một hành động trí tuệ hoặc một hành động hoàn toàn thư giãn. Nếu bạn học kiến thức có mục đích, não bộ sẽ ở trạng thái hưng phấn. Nếu bạn chỉ lướt qua nó một cách vu vơ và theo dõi suy nghĩ của mình để xem những gì có giá trị, thì đây là một cách để bắt đầu "trạng thái nghỉ ngơi" .

Một nghiên cứu vào năm 2009 tại Trường Đại học Sussex nhận định rằng đọc sách có thể làm giảm căng thẳng tới 68%. Nó hoạt động tốt hơn và nhanh hơn so với một số phương pháp thư giãn khác, chẳng hạn như uống trà nóng hay nghe nhạc. Tuy nhiên, đọc sách chỉ giúp bạn giải tỏa stress khi mà bạn lựa chọn thứ gì đó bạn yêu thích và nó không khiến bạn khó chịu.

Khi nói đến việc học hành của con cái, chúng ta thường có một quan niệm sai lầm: Chỉ cần chăm chỉ thì chày sắt cũng có thể mài thành kim. Để tiện cho việc học của con, nhiều bậc phụ huynh"giám sát", liên tục thúc giục con cái tăng thời gian học tập, chăm chỉ hơn nữa. Tuy nhiên, ở những học trò xuất sắc" thực sự, chăm chỉ là điều rất quan trọng, nhưng phương pháp còn quan trọng hơn. Trong đó, nghỉ ngơi đúng cách có thể tăng gấp đôi hiệu quả học tập của trẻ.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm