Theo báo cáo tài chính quý I/2025, số dư tiền gửi của Kho bạc Nhà nước (KBNN) tại nhóm ba ngân hàng quốc doanh bao gồm Vietcombank, VietinBank và BIDV tại thời điểm cuối tháng 3 ở mức 379.053 tỷ đồng, tăng gấp 1,03 lần so với quý liền trước và gấp hơn 4 lần so với cùng kỳ năm 2024.
Trong đó, BIDV - ngân hàng thường được KBNN lựa chọn để gửi tiền nhiều nhất, ghi nhận số dư tiền gửi kho bạc là 130.686 tỷ đồng, giảm 10% so với thời điểm kết thúc năm 2024. Trong đó, 126.200 tỷ đồng là tiền gửi có kỳ hạn và hơn 4.486 tỷ đồng là tiền gửi không kỳ hạn. Tuy nhiên, nếu so sánh với cuối quý I/2024, số dư tiền gửi KBNN tại đây ghi nhận tăng gấp 2,87 lần.
VietinBank là ông lớn được KBNN gửi nhiều thứ hai, với số dư 127.049 tỷ đồng tiền gửi thanh toán, giảm 12,2% so với thời điểm cuối năm 2024. Tuy nhiên, số dư này đã tăng 81.602 tỷ đồng so với quý I/2024 (45.445 tỷ đồng).
Trong khi đó, Vietcombank nhận được số tiền gửi là 121.318 tỷ đồng, trong đó 118.700 tỷ đồng là tiền gửi có kỳ hạn và gần 2.618 tỷ đồng là tiền gửi không kỳ hạn bằng cả VND lẫn ngoại tệ.
Đáng chú ý, số dư tiền gửi KBNN tại Vietcombank có sự biến động mạnh khi tăng gấp 1,56 lần so với thời điểm cuối năm 2024, và gấp hơn 36,5 lần cùng kỳ năm 2024.

Để tối đa lợi ích từ nguồn tiền nhàn rỗi, Kho bạc Nhà nước thường gửi tiền không kỳ hạn và có kỳ hạn tại các ngân hàng thương mại. Đây là nguồn vốn tốt mà nhiều nhà băng mong muốn, song không phải ngân hàng nào cũng được tiếp cận.
Tiền gửi Kho bạc Nhà nước được gửi tại các ngân hàng thường thay đổi theo thời gian và có tính mùa vụ, chịu tác động từ tốc độ giải ngân vốn đầu tư công .
Bộ Tài chính cho biết lũy kế giải ngân từ đầu năm đến ngày 31/3/2025 là gần 80.307 tỷ đồng, đạt 8,95% kế hoạch, đạt 9,72% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Ước giải ngân từ đầu năm đến ngày 30/4 là gần 128.513 tỷ đồng, đạt 14,32% kế hoạch, đạt 15,56% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (cùng kỳ năm 2024 đạt 15,64% kế hoạch và đạt 16,64% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao).
Tiền gửi của KBNN là nguồn hỗ trợ thanh khoản đáng kể cho Big4, giúp những nhà băng này không chịu quá nhiều áp lực huy động từ khách hàng.
Theo số liệu từ NHNN, tính đến hết quý I/2025, mặt bằng lãi suất huy động mới gần như không thay đổi chỉ tăng 0,08%. Trong quý I, các ngân hàng trong nhóm Big4 hầu như vẫn chưa có động thái điều chỉnh lãi suất quá mạnh, giữ mặt bằng lãi suất thấp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp.
Theo dữ liệu từ WiChart, lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng tại nhóm Big4 vẫn đangdao động quanh mức 4,68%, trong khi lãi suất ở nhóm ngân hàng thương mại cổ phần lớn ở mức 4,75%/năm, giảm khoảng 0,16 điểm % so với mức đỉnh ghi nhận hồi tháng 2/2025 (4,91%). Lãi suất huy động của nhóm ngân hàng khác (những ngân hàng nhỏ hơn) đã ở mức 5,21%/năm, giảm 0,1 điểm % so với đỉnh hồi tháng 2/

(Nguồn: Wichart)