Tài chính

Khi nước nghèo "đòi nợ" nước giàu

Căng thẳng đang tích tụ trước thềm thượng đỉnh khí hậu của Liên Hiệp Quốc năm nay (COP27), khi các nước dễ bị tổn thương tăng cường yêu cầu các nước giàu bồi thường cho những thiệt hại liên quan đến biến đổi khí hậu.

Dự kiến các nhà ngoại giao từ gần 200 quốc gia sẽ tập trung tại Sharm El Sheikh, thành phố nghỉ dưỡng ven biển của Ai Cập, vào ngày 7-11 tới để bàn cách cắt giảm phát thải CO2 và thích ứng với những ảnh hưởng hiện có của biến đổi khí hậu, bao gồm nắng nóng chết người, cháy rừng, nước biển dâng và hạn hán.

Một vấn đề khác nhiều khả năng sẽ chiếm lĩnh các cuộc đối thoại, đó là "mất mát và thiệt hại", hay nói cụ thể hơn là nhà cửa, hạ tầng và đời sống tại những nước nghèo nhất thế giới bị tàn phá do những thảm họa liên quan đến khí hậu. Nghịch lý là những nước chịu thiệt hại nhiều nhất này lại góp phần ít nhất dẫn đến tình trạng ấm lên toàn cầu.

Theo Liên Hiệp Quốc, 46 nước kém phát triển nhất thế giới (chiếm 14% dân số toàn cầu) chỉ chịu trách nhiệm cho 1% lượng khí CO2 mà toàn thế giới thải ra hằng năm do đốt nhiên liệu hóa thạch.

 Khi nước nghèo đòi nợ nước giàu  - Ảnh 1.

Các tấm pin năng lượng mặt trời trên nóc một khách sạn ở thị trấn Sharm el-Sheikh của Ai Cập Ảnh: REUTERS

Thiệt hại liên quan đến khí hậu hiển hiện rõ nét trong những tuần gần đây, từ cháy rừng khốc liệt ở Morocco, Hy Lạp, Canada, Mỹ... đến hạn hán dữ dội ở Ý, Pháp... và lũ lụt kinh hoàng ở Gambia, Trung Quốc...

Theo Reuters, các nước giàu chưa cam kết khoản hỗ trợ 100 tỉ USD để giúp các nước nghèo giảm phát thải cũng như chuẩn bị cho biến đổi khí hậu. Các khoản "bồi thường mất mát và thiệt hại" dự kiến cộng dồn vào mức 100 tỉ USD nêu trên. Một số nghiên cứu cho rằng thiệt hại do biến đổi khí hậu có thể lên tới 580 tỉ USD mỗi năm vào năm 2030.

Reuters dự báo COP27 sẽ không dễ dàng, bởi các nước giàu đang rất nặng gánh vì giá năng lượng tăng cao, khó khăn kinh tế liên quan đến xung đột Nga - Ukraine và nỗ lực phục hồi hậu đại dịch Covid-19. Tại COP26, các nhà thương thuyết đã đồng ý khởi động tiến trình đàm phán kéo dài 2 năm về vấn đề "mất mát và thiệt hại" nhưng chưa lập bất cứ quỹ thực tế nào.

Các tin khác

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (11/5), giá vàng trong nước tiếp tục tăng. Theo đó, vàng miếng SJC lên mốc 122 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất 120 triệu đồng/lượng.

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Sáng nay (1/5), mưa lớn đã bao trùm nhiều khu vực ở miền Bắc. Dự báo trong ngày hôm nay, mưa lớn tiếp tục ở khu vực miền Bắc, từ chiều tối và đêm nay mưa giảm dần. Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Nam Bộ và Nam Tây Nguyên mưa dông vào chiều tối. Các khu vực khác ít mưa, ngày nắng.

VN-Index trở lại mốc 1.200 điểm

Mở cửa với lực bán tháo mạnh, VN-Index mất mốc 1.200 điểm nhưng sau đó dần cải thiện nhờ VIC, VHM, LPB, VNM… và chốt phiên giảm hơn 19 điểm.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Bamboo Airways có tổng giám đốc mới

Ông Nguyễn Minh Hải từng là Phó tổng giám đốc Vietnam Airlines, Tổng giám đốc Cambodia Angkor Air, nay chuyển sang làm Tổng giám đốc Bamboo Airways.

Thị trường chứng khoán (9/8): VCB kéo tụt chỉ số, VN-Index đánh mất sắc xanh

Thị trường chịu áp lực rung lắc trong khung 10 - 10h30, sau đó đà tăng được nới rộng về cuối phiên sáng với động lực dẫn dắt đến từ các cổ phiếu trọng số lớn trong rổ VN30. Đối trọng lại ở chiều giảm cổ phiếu VCB cũng thu hẹp điều chỉnh giúp giảm bớt áp lực cho thị trường.

Bỏ khung giá đất, đánh thuế cao người sở hữu nhiều bất động sản

Tại Nghị quyết 18-NQ/TW nêu bật nhiều chủ trương tác động đến thị trường bất động sản, trong đó là việc yêu cầu đánh thuế cao hơn đối với những người sở hữu nhiều bất động sản hay việc bỏ khung giá đất, có phương pháp xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường...

Nhà đầu tư mua mạnh vàng trở lại

Vàng vốn được coi như tài sản đầu tư an toàn trong bối cảnh căng thẳng chính trị leo thang và nỗi lo suy thoái kinh tế lớn dần, tuy nhiên lãi suất cao thường khiến cho sức hấp dẫn của vàng giảm đi.