Kỹ năng sống

Kéo đồng nghiệp cũ qua công ty mới làm, tôi ngã ngửa: Dù thiếu cũng không tìm tới đồng nghiệp cũ, người không đáng tin cậy tuyệt đối KHÔNG CẦN!

Giám đốc Trịnh nghỉ việc ở công ty cũ tới công ty mới, phong cách làm việc khá khác với đơn vị mới, sau một thời gian dài khổ luyện thích nghi, anh dần đi đúng hướng, công việc cũng dần khởi sắc nên anh lên kế hoạch tuyển dụng một người cấp quản lý qua đây làm.

Tình cờ hai đồng nghiệp ở công ty cũ cũng nộp hồ sơ, biết được điều này, anh liên hệ với họ và cả hai đều vui vẻ đồng ý.

Cứ như vậy, phòng tuyển dụng đã ưu tiên sắp xếp thời gian để phỏng vấn hai người đồng nghiệp cũ này, đồng thời cũng cố gắng đợi họ sắp xếp thời gian phù hợp.

Kết quả là dù đã được ưu tiên sắp xếp thời gian để gặp mặt, sau cùng, họ vẫn từ chối với lý do chưa cân nhắc có nên rời công ty hiện tại hay không!

Phỏng vấn chỉ để cho có, lãng phí thời gian của mọi người. Nếu chưa có quyết định rõ ràng, vậy thì nên từ chối trước, thay vì làm trì hoãn thời gian tuyển dụng của công ty, hai lần khiến quản lý Trịnh trở tay không kịp như vậy.

Tổng giám đốc sau khi biết chuyện này đã nói với giám đốc Trịnh: Các cậu không nghe lời tôi, tôi đã nói phỏng vấn thêm một vài người nữa để dự bị, nhưng nhất định không nghe. Giờ đó, ưu tiên phỏng vấn hai người, cả hai đều không đến, tôi xem các cậu xử lý tiếp ra sao.

Còn có thể xử lý ra sao? Tuyển dụng lại từ đầu!

Giám đốc Trịnh lúc này mới thấm thía ra một bài học: Sau này dù có thiếu người cũng sẽ không tìm tới đồng nghiệp cũ! Người không đáng tin cậy, tuyệt đối không cần!

Chọn bạn mà chơi, chọn đối tác mà làm việc: đừng bao giờ đánh giá quá cao mối quan hệ của bạn với đồng nghiệp cũ, trong công việc, hợp tác với những người đáng tin cậy sẽ hiệu quả hơn rất nhiều - Ảnh 1.

01

Những người đáng tin cậy cải thiện hiệu quả giao tiếp như thế nào?

1. Trước tiên, họ nói về kết luận, dự định làm gì và sau đó là lý do

Phương thức Prep:

Đầu tiên nói về các kết luận chính, sau đó giải thích quan điểm và đưa ra một trường hợp cụ thể để minh họa cho kết luận đó.

Nhắc lại kết luận trước khi kết thúc giao tiếp, nhấn mạnh kết luận. Phương thức biểu đạt này gọi là phương thức quy nạp, có trọng tâm nổi bật, tư duy rõ ràng, bày tỏ quan điểm theo từng tầng rõ ràng.

2. Đi thẳng vào chủ đề, hỏi gì đáp nấy

Một số người gặp vấn đề về giao tiếp, vì sĩ diện nên họ thường nói về một vấn đề theo cách khá vòng vo, điều này làm mất rất nhiều thời gian của mọi người, vì vậy chúng ta phải học cách biểu đạt ý tưởng của mình trong thời gian ngắn nhất có thể.

Trực tiếp đưa ra chủ đề của bản thân, giao tiếp thẳng thắn, mục đích là giải quyết vấn đề, vì vậy giao tiếp hiệu quả không phụ thuộc vào bản thân việc giao tiếp mà phụ thuộc vào cách giải quyết vấn đề.

Bạn không được giấu giếm, hãy nói những gì bạn có và làm rõ quan điểm của bạn một cách trực tiếp.

3. Nói bằng dữ liệu và logic, và nói bằng sự thật

Dữ liệu và logic có thể giúp mọi người giải thích tình huống tốt hơn, so sánh dữ liệu để xem liệu đó có phải là một lợi thế hay không.

Chẳng hạn, một công ty dịch vụ lao động báo giá vô cùng cao, lãnh đạo muốn hợp tác với công ty này nhưng dù thế nào họ cũng không hạ giá, trong khi mục tiêu lợi nhuận của công ty thì vẫn cần phải đạt được.

Vậy phải làm sao, chúng ta chỉ có thể đưa ra cơ chế cạnh tranh, sử dụng những người đặt giá thầu mới, nhìn nhận từ thực tế, nếu có báo giá rẻ 20%, và hiệu quả như nhau, vậy tại sao không chọn người khác!

Sử dụng dữ liệu, logic và sự thật để nói, điều bạn muốn là kết quả.

4. Giao tiếp theo cách mà bên kia quen thuộc, không nói những từ đối phương không hiểu

Chuyên gia làm những việc chuyên nghiệp, nhưng nhiều khi họ hay sử dụng thuật ngữ chuyên ngành dễ khiến một số người không hiểu họ đang nói gì. Thay đổi góc độ nói và truyền đạt mọi thứ bằng từ ngữ mà người khác có thể hiểu được.

5. Đạt được sự thống nhất chính xác, đồng bộ thông tin khi phân công nhiệm vụ

Tính đối xứng thông tin rất quan trọng, nếu không rất dễ đi sai đường.

Thông tin trong quá trình truyền đi rất dễ bị bóp méo và thất lạc.

Rất nhiều lãnh đạo có câu cửa miệng là: "Đừng bắt tôi phải nói lại lần thứ hai". Trên thực tế, với tư cách là cấp trên, bạn nên nói các từ đó nhiều lần cho đến khi những điều bạn đã giải thích được tiêu hóa và tiếp thu hoàn toàn.

Cấp dưới nói chuyện với cấp trên cũng như vậy, không hiểu thì phải hỏi, công việc cấp trên giải thích chưa rõ thì dùng giả thiết bổ sung những chỗ cấp trên chưa rõ, sau đó cùng cấp trên xác minh cho đến khi đạt được đồng thuận.

Chọn bạn mà chơi, chọn đối tác mà làm việc: đừng bao giờ đánh giá quá cao mối quan hệ của bạn với đồng nghiệp cũ, trong công việc, hợp tác với những người đáng tin cậy sẽ hiệu quả hơn rất nhiều - Ảnh 2.

02

Cách những người đáng tin cậy giải quyết vấn đề

1. Cấu trúc cây tư duy logic

Phân tích có thể giúp mọi người tại nơi làm việc nhanh chóng giải quyết vấn đề, vấn đề cần được chia thành hai phần: hiểu biết và vận hành, để nhanh chóng nắm bắt được bản chất của vấn đề.

Cụ thể hơn: giải quyết vấn đề từ góc độ cấp cao, liệt kê tất cả các vấn đề từ trên xuống dưới và liệt kê chúng theo thứ bậc.

Vạch ra tầm quan trọng và không quan trọng của vấn đề, sau đó tập trung vào việc giải quyết những vấn đề quan trọng trước.

2. Mây, mưa, ô

Mây đại diện cho sự thật, những gì mắt quan sát được.

Mưa đại diện cho sự phân tích, phân tích cảnh tượng nhìn thấy, chỉ ra vấn đề và nguyên nhân của vấn đề.

Ô đại diện cho hành động, kết luận hành động cần thực hiện sau khi đã có giải pháp cho vấn đề.

Chọn bạn mà chơi, chọn đối tác mà làm việc: đừng bao giờ đánh giá quá cao mối quan hệ của bạn với đồng nghiệp cũ, trong công việc, hợp tác với những người đáng tin cậy sẽ hiệu quả hơn rất nhiều - Ảnh 3.

03

Đâu là phẩm chất nghề nghiệp, khí chất và đạo đức của người đáng tin cậy?

1. Phẩm chất

Hành động nhanh chóng tốt hơn sự hoàn hảo, bắn phát đầu ra rồi từ từ điều chỉnh sau. Không cần theo đuổi sự hoàn hảo.

2. Dám đưa ra lời hứa

Cam kết với kết quả công việc và cam kết với mọi người: một khi đã cam kết, sẽ tìm cách thực hiện.

Ba giá trị của cuộc sống:

Đầu tiên, giá trị kinh nghiệm đến từ kinh nghiệm và cơ hội, sự gặp gỡ.

Thứ hai là tạo ra giá trị, xuất phát từ sự độc đáo của cá nhân.

Thứ ba là giá trị thái độ, tức là phản ứng khi gặp nghịch cảnh.

Trạng thái cao nhất là giá trị thái độ, thái độ tích cực là cơ sở để đạt được mục tiêu.

Đề cao tính cam kết là phẩm chất cần phải có của một người khi đi làm, yêu thích công việc của mình, đồng thời đặt mình vào một nhóm có tính cam kết cao.

Hai đồng nghiệp cũ ở đầu bài viết đã cố tình làm chậm thời gian của người khác dù đã hứa, ngoài việc khiến người khác không tin tưởng, họ còn thiếu tôn trọng bản thân, nó cho thấy họ là những người không đáng tin cậy.

Nhận ra những người đáng tin cậy, bạn có thể khiến công việc trôi chảy hơn, nhưng bên cạnh đó, cũng hãy biến mình thành một người đáng tin cậy, học những kỹ năng đáng tin cậy và làm việc hiệu quả hơn.

3. Tính chuyên nghiệp: giữ, phá, bỏ

Khi bắt đầu một công việc mới, bạn cần bắt chước mọi động tác của người khác, sau đó suy nghĩ về các mô hình khác với môi trường hiện có; cuối cùng, hãy vượt ra khỏi các phương pháp truyền thống và tạo ra các phương pháp độc đáo của riêng mình.

Thích nghi, thích ứng nhanh và vượt trội.

Sau khi thích ứng với các điều kiện vốn có, hãy đổi mới theo tình hình của chính bạn và tình hình khách quan, tối ưu hóa, cải thiện hệ thống và triển khai nó để phù hợp hơn với môi trường hiện tại.

Những người sở hữu những đặc điểm trên là những người đáng tin cậy, và những người như vậy được định sẵn là sẽ có một con đường sự nghiệp thăng hoa!

Cùng chuyên mục

Đọc thêm