Khoa học

J. Robert Oppenheimer: Thiên tài khoa học hay kẻ hủy diệt thế giới?

Khởi chiếu ngày 11/8 tại Việt Nam, bộ phim được mong chờ “Oppenheimer” là một trong những tiểu sử bom tấn đầu tiên ra rạp kể từ khi đại dịch Covid-19 kết thúc.

Tác phẩm mới nhất của đạo diễn Christopher Nolan với nội dung về một mối đe dọa hiện hữu, là chuyện kể về bom nguyên tử qua lăng kính của người chế tác ra nó, J. Robert Oppenheimer – được nam tài tử Cillian Murphy thủ vai.

Với một dàn diễn viên phụ đầy các ngôi sao nổi tiếng như Matt Damon, Emily Blunt, Florence Pugh và Robert Downey Jr., bộ phim được dựa trên cuốn tiểu sử “American Prometheus: The Triumph and Tragedy of J. Robert Oppenheimer.” từng đoạt giải thưởng văn học và báo chỉ nổi tiếng Pulitzer của hai tác giả Kai Bird và Martin J. Sherwin.

J. Robert Oppenheimer: Thiên tài khoa học hay kẻ hủy diệt thế giới? - Ảnh 1.

Bộ phim “Oppenheimer” với diễn xuất của nam tài tử Cillian Murphy trong vai Oppenheimer.

Robert Oppenheimer là ai?

Oppenheimer được coi là cha đẻ của bom nguyên tử. Sinh ngày 22/4/1904 tại New York (Mỹ), ông là con trai của một nhà nhập khẩu hàng dệt may người Đức. Ông nhanh chóng trở thành một nhà vật lý nổi tiếng, được chính phủ Hoa Kỳ tuyển dụng để chế tạo bom nguyên tử nhằm dập tắt mối đe dọa từ Đức Quốc xã.

Thế nhưng sự nghiệp của ông bị hủy hoại bởi những tranh cãi khi ông gặp khó khăn trong việc đối phó với những tác động của vụ nổ hạt nhân đầu tiên trên thế giới.

Trong cuộc phỏng vấn hai thập kỷ sau vụ nổ quả bom thí nghiệm Trinity tại một sa mạc New Mexico ngày 16/7/1945, Oppenheimer nói “Chúng tôi biết thế giới sẽ không còn như cũ. Một vài người đã cười, một vài thì khóc, còn lại thì đều im lặng”. Ông nói ông nhớ một dòng trong cuốn  Bhagavad Gita của Hindu rằng “Giờ đây, tôi đã trở thành Thần chết, kẻ hủy diệt của thế giới”.

J. Robert Oppenheimer: Thiên tài khoa học hay kẻ hủy diệt thế giới? - Ảnh 2.

Ông Oppenheimer được xem là cha đẻ của bom nguyên tử (Ảnh: Getty Images/CNN)

Oppenheimer tin việc tạo ra bom nguyên tử là cần thiết để kết thúc Thế chiến II. Thế nhưng ông đã bị ám ảnh rằng chính việc tạo ra quả bom ấy, ông cũng đang tạo ra sự hủy diệt của thế giới.

Chính những xung đột đạo đức đó đã khiến ông ra sức phản đối việc chế tạo bom nhiệt hạch (bom H), và rồi bị cáo buộc tội làm chậm quá trình phát triển loại bom này.

Năm 1954, Ủy ban Năng lượng nguyên tử Hoa Kỳ (AEC) từng nói: “Nếu Tiến sĩ Oppenheimer nhiệt tình ủng hộ chương trình nhiệt hạch, dự án bom H đã có thể được theo đuổi một cách mạnh mẽ hơn, làm tăng khả năng thành công sớm hơn trong lĩnh vực này”.

Dự án Manhattan

Sự trỗi dậy của Adolf Hitler ở Đức đã khiến các nhà vật lý như Albert Einstein, Leo Szilard và Eugene Wigner đưa ra cảnh báo với chính phủ Hoa Kỳ về mối nguy hiểm với nhân loại nếu Đức quốc xã chế tạo được bom hạt nhân trước.

Đáp lại những lời cảnh báo đó, chính phủ Hoa Kỳ tập hợp một nhóm thiên tài vật lý nguyên tử, đứng đầu là Oppenheimer – một nhà vật lý danh tiếng thế giới nhờ những nghiên cứu hạt hạ nguyên tử.

Trong cái dự án có tên Dự án Manhattan đó, Oppenheimer và nhóm của ông đã chuyển nghiên cứu của họ tới một vị trí xa xôi ở Los Alamos, thuộc New Mexico. Và vào tháng 7 năm 1945, vụ nổ hạt nhân đầu tiên trên thế giới đã xảy ra.

J. Robert Oppenheimer: Thiên tài khoa học hay kẻ hủy diệt thế giới? - Ảnh 3.

Bức ảnh có tên "0.053 giây" về vụ thử hạt nhân đầu tiên có codename "Trinity" được thực hiện bởi Phòng thí nghiệm quốc gia Los Alamos tại Alamogordo, New Mexico vào năm 1945 (Ảnh: CNN).

Chưa đầy 1 tháng sau đó, vào ngày 6 và ngày 9/8/1945, quân đội Hoa Kỳ đã thả những quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki, khiến 110.000 người thiệt mạng ngay lập tức và hàng chục ngàn người khác thiệt mạng trong năm. Và tháng 10 năm đó, Oppenheimer đã xin từ chức.

Những năm cuối đời của cha đẻ bom nguyên tử

Năm 1947, Oppenheimer trở thành người đứng đầu Viện Nghiên cứu cao cấp tại Princeton, New Jersey. Từ năm 1947 đến năm 1952, ông là chủ tịch Ủy ban cố vấn chung của Ủy ban Năng lượng nguyên tử, và đã phản đối việc phát triển bom nhiệt hạch vào tháng 10/1949.

Hậu Thế chiến II, khi thế giới bước vào Chiến tranh Lạnh, Oppenheimer từng bị tình báo Hoa Kỳ nghi ngờ có quan hệ với cộng sản.

Oppenheimer từng phải đối mặt với những cáo buộc không trung thành vì sự phản đối việc chế tạo bom nhiệt hạch, cũng như tình bạn của ông với các sinh viên cộng sản ủng hộ chống phát xít trong cuộc Nội chiến Tây Ban Nha những năm 1930. Và kết quả là vào năm 1954, ông mất quyền truy cập thông tin mật, cũng như vị trí cố vấn của Chính phủ Hoa Kỳ. Trong khi đó, mối đe dọa dai dẳng về một cuộc chiến tranh hạt nhân chi phối chính trị quốc tế.

J. Robert Oppenheimer: Thiên tài khoa học hay kẻ hủy diệt thế giới? - Ảnh 4.

Oppenheimer đã dành những năm còn lại cuộc đời cho những mối bận tâm ngày càng gia tăng về những xung đột giữa đạo đức và tiến bộ của khoa học. Ông đã nghỉ hưu tại Viện Nghiên cứu vào năm 1966 và qua đời ở tuổi 62.

Năm ngoái, Bộ Năng lượng Hoa Kỳ đã chính thức bãi bỏ việc AEC thu hồi quyền truy cập của Oppenheimer, gọi quy trình năm 1954 là “sai sót”.

Trong một phát ngôn vào tháng 12, Bộ trưởng Năng lượng Jennifer Granholm cho biết: “Thời gian trôi qua, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy sự thiên vị và không công bằng trong quy trình mà Tiến sĩ Oppenheimer phải tuân theo. Trong khi đó lại cho thấy thêm nhiều bằng chứng về lòng trung thành và lòng yêu nước của ông”.

Các tin khác

Miền Bắc, miền Trung nắng nóng đỉnh điểm

Hôm nay và ngày mai (21-22/4) là đỉnh điểm đợt nắng nóng đang diễn ra ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung với nhiệt độ dự báo cao nhất miền Bắc từ 35-37 độ, miền Trung 36-38 độ. Nhiệt độ thực tế có thể cao hơn 2-4 độ. Chỉ số tia UV ở ngưỡng rất có hại. Các khu vực khác trên cả nước hôm nay cũng chìm trong nắng nóng.

Chứng khoán giảm sâu

FPT giảm hết biên độ và không có bên mua, trở thành tác nhân chính khiến VN-Index mất 17 điểm, nối mạch giảm 2 phiên liên tiếp.

Thời tiết miền Bắc những ngày tới

Hôm nay và ngày mai (14-15/4), miền Bắc sẽ rét về đêm và sáng, trưa chiều nắng ấm. Từ 16/4, nền nhiệt tăng mạnh. Từ 18/4, miền Bắc bước vào đợt nắng nóng diện rộng, gay gắt đầu tiên của mùa hè năm nay. Tây Nguyên và Nam Bộ trong hai ngày 14-15/4 có mưa dông rải rác vào chiều tối.

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Hôm nay (6/4), miền Bắc tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi có mưa vừa đến mưa to. Dự báo hình thái này duy trì đến hết ngày 7/4. Khu vực Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Các khu vực khác ít mưa, hửng nắng, riêng Đông Nam Bộ có nắng nóng.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Miền Bắc chuyển mưa rét từ đêm nay

Từ đêm nay không khí lạnh sẽ khiến nền nhiệt giảm sâu ở miền Bắc, trời chuyển rét, đồng thời có mưa rào rải rác. Trong sáng nay, khu vực Đông Bắc Bộ cũng có mưa nhỏ, mưa phùn. Các khu vực khác trên cả nước ngày nắng, riêng Nam Bộ, vùng núi phía Tây của Bắc Trung Bộ nắng nóng.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Giá vàng tăng dựng đứng

TPO - Sáng nay (15/3), giá vàng trong nước tiếp tục tăng dựng đứng. Theo đó, giá vàng nhẫn lên mốc kỷ lục mới 96,5 triệu đồng/lượng, vàng miếng gần chạm mốc 96 triệu đồng/lượng.