Khoa học

Indonesia phát hiện hài cốt người khác loài dưới đáy biển

Một nhóm chuyên gia từ Indonesia, Hà Lan, Úc, Đức và Nhật Bản, dẫn đầu bởi Đại học Leiden (Hà Lan) đã khai quật và phân tích hộp sọ bí ẩn được lấy lên từ đáy biển và xác định đó là hài cốt Homo erectus, một loài người đã tuyệt chủng.

Homo erectus, tức Người đứng thẳng, là một loài cùng chi Homo (chi Người) với Homo sapiens chúng ta.

Indonesia phát hiện hài cốt người khác loài dưới đáy biển ảnh 1

Loài người cổ Homo erectus từng trú ngụ ở Indonesia - Minh họa AI: Thu Anh

Homo erectus là những người đầu tiên "lột xác" khỏi hình dáng vượn nhân hình, hoàn toàn đứng thẳng trên hai chân và có kỹ thuật chế tác công cụ riêng. Họ xuất hiện khoảng 2 triệu năm trước và được cho là tuyệt chủng khoảng hơn 100.000 năm trước.

Indonesia từ lâu đã được xác định là một trong những nơi cuối cùng mà loài người cổ này còn trú ngụ trên hành tinh.

Theo Ancient Origins, trong quá trình nạo vét ở eo biển Madura, các nhà khoa học đã tìm thấy di tích hóa thạch của 36 loài động vật có xương sống, đánh dấu lần đầu tiên hóa thạch được tìm thấy ở khu vực đáy biển giữa các đảo của Indonesia.

Khu vực này, được gọi là Sundaland, từng là một vùng đất thấp rộng lớn.

Indonesia phát hiện hài cốt người khác loài dưới đáy biển ảnh 2

Các mảnh xương, răng được khai quật dưới đáy biển Indonesia bao gồm mảnh hộp sọ của Homo erectus và cả những mảnh xương mà họ đã dùng công cụ để cắt - Ảnh: Quaternary Environments and Humans

Trong số những phát hiện có hai mảnh hộp sọ của Homo erectus. Các hóa thạch này cung cấp một hình ảnh độc đáo về hệ sinh thái thời tiền sử và vị trí của Homo erectus trong hệ sinh thái này.

Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học Quaternary Environments and Humans, hài cốt Homo erectus trước đây đã được tìm thấy trên đảo Java, nổi tiếng nhất trong số đó là hộp sọ từ các di chỉ như Trinil, Sangiran và Ngandong.

Cho đến ngày nay, giới khoa học vẫn nghĩ rằng Homo erectus đã sống biệt lập trong một thời gian dài trên đảo Java.

Tuy nhiên, phát hiện mới cho thấy loài người này đã phân tán trên các vùng đất thấp xung quanh Sundaland trong thời kỳ mực nước biển thấp hơn.

Quần thể người cổ này có lẽ đã lan rộng dọc theo các con sông lớn, nơi họ có nước, động vật có vỏ, cá, thực vật ăn được, hạt và trái cây quanh năm.

Các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy vết cắt trên xương của rùa và số lượng lớn xương bò bị gãy, chỉ ra việc săn bắt và tiêu thụ tủy xương.

Thời điểm loài người cổ này sinh sống ở Sundaland là khoảng 140.000 năm trước, rơi vào kỷ băng hà áp chót.

Khi đó, phần lớn bán cầu Bắc bị bao phủ bởi các sông băng, nơi giữ lấy một lượng nước lớn của Trái Đất, khiến mực nước biển toàn cầu thấp hơn 100 mét so với ngày nay.

Theo Người Lao động

Các tin khác

Công viên 65ha lớn bậc nhất Hà Nội đang thành hình

Khi Hà Nội ngày càng bị bê tông hóa, thiếu hụt nghiêm trọng không gian công cộng quy mô lớn, một công viên tích hợp cây xanh – mặt nước – thể thao ngoài trời đang dần hiện hữu tại quận Tây Hồ, mang đến kỳ vọng nâng tầm chất lượng sống cho cư dân khu vực.

Tổng Giám đốc Bách Hoá Xanh bán cổ phiếu Thế giới Di động

Sau khi cổ phiếu Thế giới Di động tăng gần 40%, ông Phạm Văn Trọng - thành viên Hội đồng quản trị Công ty CP Đầu tư Thế giới Di động kiêm Tổng Giám đốc chuỗi Bách Hoá Xanh - đăng ký bán 200.000 cổ phiếu MWG để giảm sở hữu về 0,21% vốn điều lệ.

Cú sốc khiến chứng khoán lao dốc, giá vàng vọt tăng

Thị trường tài chính toàn cầu mở cửa tuần mới với nhiều biến động khi đồng USD suy yếu, Phố Wall và chứng khoán châu Á đồng loạt giảm điểm. Vàng trở lại đà tăng do nhu cầu trú ẩn an toàn của nhà đầu tư.

Đi bộ buổi sáng bao nhiêu phút là đủ?

Đi bộ buổi sáng giúp cơ thể tràn đầy năng lượng và tinh thần tỉnh táo. Xác định thời lượng đi bộ phù hợp sẽ giúp tối ưu hóa sức khỏe, đồng thời không gây ảnh hưởng đến lịch trình thường bận rộn vào buổi sáng của bạn.

Cá Mái chèo dài gần 2m bất ngờ xuất hiện ở Ninh Thuận

Một con cá Mái chèo bị đứt phần đuôi trôi dạt vào bờ đã được người dân cứu hộ, thả về với biển tuy nhiên không lâu sau con cá này đã chết và được dân địa phương tiến hành nghi lễ chôn theo phong tục.

Những hiểu nhầm khiến trẻ bỏ lỡ vaccine

Nhiều phụ huynh chưa có đầy đủ thông tin, lo lắng về phản ứng sau tiêm, quan niệm trẻ mắc bệnh là bình thường nên còn chần chừ chưa cho con tiêm chủng.