Mỗi năm có khoảng 500.000 người chết vì bệnh tim mạch mà nguyên nhân bắt nguồn là do chất béo chuyển hóa. "Chất béo quỷ" này ngay lập tức được WHO đưa vào nhóm những loại chất độc hại đối với cơ thể, khuyến cáo người tiêu dùng không nên sử dụng.
Năm 2018, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra con số thống kê hơn 500.000 người tử vong mỗi năm mà nguyên nhân là do chất béo chuyển hóa (transfat).
Chất béo chuyển hóa là một lại chất béo không bão hòa nhưng lại hoạt động như chất béo bão hòa do có cấu trúc tương tự. Mặc dù nguy hiểm, nhưng so với dầu thực vật hay mỡ động vật thì chất béo chuyển hóa vẫn thường xuyên được sử dụng trong sản xuất và chế biến thực phẩm vì khả năng kéo dài hạn sử dụng và giá thành rẻ nên việc nạp loại chất này vào cơ thể là điều khó tránh khỏi.
Theo đó, WHO đã khuyến cáo mỗi người không nên tiêu thụ quá 2,2 gram chất béo chuyển hóa mỗi ngày. Một khi vượt quá giới hạn và tích tụ trong thời gian dài, cơ thể sẽ dần phát sinh những mầm bệnh nguy hiểm về mạch máu, tim, não bộ cũng như các vấn đề về sinh lý khác.
Những thực phẩm là nơi trú ngụ của chất béo chuyển hóa
Dù không thể tránh việc "chạm mặt" chất béo chuyển hóa, nhưng hạn chế và cân nhắc mỗi khi gặp những loại thực phẩm sau đây sẽ tốt cho sức khỏe của bạn.
1. Thịt động vật nhai lại
Ảnh: Internet
Ít ai ngờ loại thực phẩm được chúng ta ưa chuộng và tiêu thụ đều đặn mỗi ngày như thịt bò, thịt cừu, thịt dê lại là một mối đe dọa về sức khỏe khi là nơi lý tưởng hình thành nên chất béo chuyển hóa. Các chế phẩm từ những động vật này như sữa hay bơ cũng chứa một lượng ít chất béo chuyển hóa, nên cần hạn chế hoặc kiểm soát tốt lượng tiêu thụ.
2. Đồ ăn nhanh, chế biến sẵn
Các loại đồ ăn nhanh được ưa chuộng như gà rán, pizza,… hay thực phẩm được chế biến sẵn như snack, mì ăn liền, bắp rang bơ…. đều có chứa hàm lượng chứa hàm lượng chất béo chuyển hóa đáng kể. Những loại thực phẩm này không chỉ có chứa dầu hydrat hóa có nguy cơ gây bệnh tim mạch và tiểu đường, mà còn là nguyên nhân dẫn đến tăng cân, béo phì khi là sự kết hợp của cả natri và chất béo.
3. Thực phẩm đông lạnh
Ảnh: Internet
Thực phẩm đông lạnh không chỉ mất đi một số vitamin và khoáng chất quan trọng, mà còn chứa gấp đôi chất béo so với thực phẩm tươi. Với mỗi khẩu phần ăn, sẽ có khoảng 1g chất béo chuyển hóa, nên cũng là "mầm họa" gây thừa cân, béo phì.
4. Bánh quy, bánh ngọt đóng gói
Để sản xuất bánh quy, hầu hết các công ty thực phẩm đều sử dụng chất béo chuyển hóa để kéo dài thời gian sử dụng cho sản phẩm. Những loại bánh ngọt, bánh quy giòn này có kết cấu không ổn định, ít protein và chất xơ cũng như chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất rất nhỏ, song lại chứa nhiều chất béo bão hòa.
5. Thực phẩm chiên rán
Ảnh: Internet
Các loại thực phẩm chiên như bánh rán, khoai tây chiên… chứa nhiều calo và tích tụ lượng chất béo chuyển hóa cao hơn hẳn các thực phẩm được chế biến bằng các phương pháp khác, bởi vì dầu ăn được đun sôi ở nhiệt độ cao nhiều lần sẽ sản sinh ra loại chất béo này. Những thực phẩm chiên rán luôn kích thích vị giác nhưng cũng chính là "kẻ thù" của bệnh tăng cân, béo phì.
6. Bơ thực vật, bơ lạc hoặc bơ đậu phộng
Các loại dầu hydro hóa được sử dụng trong quá trình sản xuất bơ dầu thực vật để làm tăng độ cứng cho sản phẩm nhưng đồng thời cũng khiến lượng chất béo chuyển hóa tăng cao hơn. Còn với bơ lạc hay bơ đậu phộng, các loại dầu hydro hóa sẽ giúp tăng độ sánh mịn và hạn sử dụng nhưng cũng gây ra ảnh hưởng tương tự.
Tác hại của việc tiêu thụ chất béo chuyển hóa trong thời gian dài
Là "tử thần" cướp đi mạng sống của hơn 500.000 người mỗi năm, chất béo chuyển hóa "tưởng không hại mà hại không tưởng" khi là tác nhân của những căn bệnh sau:
1. Thừa cân, béo phì
So với chất béo thông thường, cơ thể con người sẽ gặp khó khăn hơn trong việc tiêu thụ và trao đổi chất béo chuyển hóa. Khi tích tụ trong thời gian dài mà không được giải phóng năng lượng, chất béo chuyển hóa sẽ tạo thành mỡ thừa, là một trong những nguyên nhân gây thừa cân, béo phì.
2. Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Chất béo chuyển hóa làm tăng cholesterol xấu và giảm cholesterol tốt, đồng thời khiến mỡ máu trong cơ thể cũng tăng theo nhưng cơ thể lại khó đào thải lượng chất béo dư thừa ra ngoài. Hiện tượng này có thể làm hẹp hoặc tắc nghẽn mạch máu, thậm chí gây nên các bệnh về mạch máu, hoặc gây nhồi máu cơ tim và các bệnh tim mạch khác.
3. Ảnh hưởng đến não bộ, trí nhớ kém
Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến não bộ con người bị tổn thương. Kết quả nghiên cứu ở Hoa Kỳ cho thấy rằng sau khi tiêu thụ một lượng lớn chất béo chuyển hóa, trí nhớ của người dùng giảm đáng kể và dễ bị bệnh alzheimer hơn ở tuổi già.
4. Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Những người hay tiêu thụ chất béo chuyển hóa có nguy cơ mắc bệnh này hơn hẳn 40% so với những người ăn kiêng hay có chế độ sống lành mạnh hơn. Nghiên cứu cho thấy, chế độ ăn nhiều chất béo gây ra tình trạng kháng insulin và tăng mỡ bụng khiến lượng đường trong máu tăng cao.
5 điều cần làm để hạn chế chất béo chuyển hóa
1. Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh
Để hạn chế tiêu thụ chất béo chuyển hóa, việc đầu tiên là tránh những thực phẩm có mặt loại chất này như đồ chiên rán, bơ thực vật, thức ăn nhanh… Bên cạnh đó, WHO đã khuyến cáo mỗi người nên bổ sung khoảng 400 gram rau xanh và trái cây vào thực đơn mỗi ngày để đảm bảo chế độ ăn lành mạnh, cân bằng hơn.
2. Đọc bảng thành phần khi lựa chọn sản phẩm
Ở những thực phẩm đóng hộp, đóng gói, chất béo chuyển hóa sẽ tồn tại dưới tên gọi "dầu thực vật hydro hóa một phần" hoặc "dầu thực vật hydro hóa". Nên cân nhắc và cẩn thận khi lựa chọn sản phẩm tiêu dùng, dò kỹ thành phần để tránh nguy hại cho cơ thể.
3. Ưu tiên sử dụng chất béo bão hòa đơn
Đừng nên ham của rẻ, vì cái lợi trước mắt mà bỏ quên sức khỏe của chính mình. Thay vì sử dụng chất béo bão hòa, nên lựa chọn dầu thực vật tốt cho tim mạch và ưu tiên những thực phẩm chứa chất béo bão hòa đơn hoặc chất béo không bão hòa như cá hồi, cá thu, dầu ô liu, dầu hạt cải… cho bữa ăn hàng ngày.
(Theo Toutiao)