Khoa học

Hồi sinh tàu Voyager 1 sau 20 năm "tưởng như đã chết"

"Phép màu" kỹ thuật ở rìa Hệ Mặt Trời

Hồi sinh tàu Voyager 1 sau 20 năm tưởng như đã chết - 1

Voyager 1 được phóng vào tháng 9/1977, hiện vẫn đang khám phá những rìa xa nhất của Hệ Mặt Trời (Ảnh: NASA).

Tàu Voyager 1 được phóng vào năm 1977, hiện là vật thể nhân tạo xa Trái Đất nhất trong lịch sử, đang di chuyển cách chúng ta hơn 24 tỷ km. Tuy vậy, sau gần 50 năm hoạt động không ngừng nghỉ, hệ thống động cơ đẩy chính, vốn giữ cho ăng-ten của tàu luôn hướng về Trái Đất, bắt đầu xuống cấp nghiêm trọng.

Trước tình huống khẩn cấp, đội ngũ kỹ sư tại Phòng thí nghiệm Động cơ Phản lực (JPL) thuộc NASA đã đưa ra một quyết định đầy rủi ro: kích hoạt lại các động cơ dự phòng vốn đã không hoạt động trong suốt 20 năm.

Việc này đặc biệt cấp bách do một kế hoạch nâng cấp ăng-ten dưới mặt đất sẽ tạm ngừng truyền lệnh tới Voyager 1 trong nhiều tháng sau ngày 4/5, khiến bất kỳ can thiệp nào cũng trở nên bất khả thi.

Sau quá trình tính toán cẩn trọng, đội kỹ thuật đã tiến hành khởi động lại các bộ gia nhiệt liên quan. Đây là thiết bị giữ vai trò tối quan trọng để động cơ đẩy có thể hoạt động trở lại.

Toàn bộ quy trình phải thực hiện trong điều kiện trễ tín hiệu gần 23 giờ, do khoảng cách quá xa giữa Trái Đất và Voyager 1. Bất kỳ sai sót nào cũng có thể khiến tàu vĩnh viễn mất phương hướng và mất liên lạc với Trái Đất.

Tín hiệu phản hồi nhận được đã xác nhận, nhiệt độ của bộ gia nhiệt tăng vọt, cho thấy các động cơ đẩy dự phòng đang hoạt động trở lại.

"Đó là một khoảnh khắc của chiến thắng", Todd Barber, trưởng nhóm động cơ của sứ mệnh, chia sẻ. "Chúng tôi từng nghĩ những động cơ này đã chết. Nhưng một kỹ sư của chúng tôi đã nghi ngờ rằng vẫn còn khả năng sửa chữa. Và anh ấy đã đúng".

Sứ mệnh kéo dài gần nửa thế kỷ và vẫn tiếp diễn

Hồi sinh tàu Voyager 1 sau 20 năm tưởng như đã chết - 2

Hình minh họa về quỹ đạo của các tàu thăm dò Voyager 1 và Voyager 2 (Ảnh: NASA/JPL).

Voyager 1, cùng với tàu song sinh Voyager 2, không chỉ hoàn thành nhiệm vụ ban đầu là khám phá các hành tinh bên ngoài Hệ Mặt Trời, mà còn đang tiếp tục thăm dò không gian liên sao. Đây là vùng không gian mà chưa có bất kỳ thiết bị nhân tạo nào khác của con người "đặt chân" tới.

Tuy nhiên, thách thức ngày càng lớn khi nguồn năng lượng từ các máy phát điện đồng vị phóng xạ của tàu giảm dần theo thời gian, buộc NASA phải lần lượt tắt bớt các thiết bị khoa học để duy trì vận hành tối thiểu.

Trước đó, Voyager 1 cũng gặp phải sự cố chip khiến dữ liệu bị mã hóa sai. Rất may là vấn đề đã được khắc phục bằng một bản cập nhật phần mềm.

Bất chấp tuổi đời gần 50 năm và những giới hạn về công nghệ, "cặp song sinh" Voyager vẫn tiếp tục mang về dữ liệu vô giá từ vùng biên của vũ trụ - những hiểu biết mà chưa một tàu thăm dò nào khác có thể cung cấp.

Các tin khác

Giá vàng tiếp tục giảm mạnh

Giá vàng thế giới phiên giao dịch Mỹ đêm 16.5 tiếp tục giảm mạnh, ghi nhận một ngày tăng giảm bất thường.

Uống trà xanh và chanh có tác dụng gì?

Trong dân gian, chanh và trà xanh đều được coi là hai loại thực phẩm giàu tính dược liệu, có tác dụng thanh lọc cơ thể, và tăng cường hệ miễn dịch.

Dấu hiệu mới về bất động sản vùng ven Hà Nội

PGS, TS. Trần Đình Thiên cho biết, những dấu hiệu đó là sự chuyển đổi từ mô hình đô thị lõi sang hệ thống đô thị nối dài với các tỉnh như Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên đang đặt mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Mô hình đại đô thị tích hợp công nghiệp dịch vụ, đô thị xanh thông minh nghỉ dưỡng bắt đầu hình thành.

Hoa hậu Diễm Hương hạnh phúc với kết quả IVF: Thành công ngay từ lần chuyển phôi đầu tiên

Mới đây, Diễm Hương - Hoa Hậu Thế Giới Người Việt 2010 bất ngờ chia sẻ thông tin chuẩn bị làm mẹ lần 2. Được biết, lần mang thai lần 2 cô nhờ vào phương pháp IVF (thụ tinh trong ống nghiệm) tại Bệnh viện Quốc tế Phương Châu Cần Thơ. May mắn đến với đôi vợ chồng ngay lần chuyển phôi đầu tiên.