Sức khỏe

Hội chứng hậu COVID-19 ở trẻ em: Những điều cha mẹ cần phải biết

Nguồn: Bộ Y tế - Cập nhật lúc 14:00 23/03/2022
STT Tỉnh thành Ca nhiễm mới
hôm nay
Tổng Ca
nhiễm
Ca tử
vong
Ca tử vong
công bố hôm nay
TỔNG +130.731 8.331.240 41.979 65
1 Hà Nội +16.014 1.204.302 1.214 5
2 TP.HCM +1.094 585.328 20.328 1
3 Phú Thọ +5.920 240.081 77 2
4 Nghệ An +4.820 356.071 130 2
5 Lào Cai +4.544 120.763 30 0
6 Hải Dương +4.219 322.064 104 3
7 Bắc Giang +3.949 260.170 87 0
8 Yên Bái +3.933 80.612 9 0
9 Vĩnh Phúc +3.892 291.940 19 0
10 Lạng Sơn +3.657 114.054 66 1
11 Tuyên Quang +3.569 101.536 12 0
12 Đắk Lắk +3.478 109.324 132 1
13 Bắc Ninh +3.473 304.428 126 4
14 Sơn La +3.338 115.948 0 0
15 Hưng Yên +3.327 196.927 5 0
16 Hòa Bình +3.324 156.836 101 0
17 Thái Bình +3.120 182.147 20 0
18 Cà Mau +3.053 124.249 322 0
19 Cao Bằng +2.910 63.563 37 4
20 Quảng Bình +2.882 83.300 65 2
21 Thái Nguyên +2.859 146.768 96 1
22 Quảng Ninh +2.682 254.620 102 4
23 Lâm Đồng +2.349 65.230 112 0
24 Bắc Kạn +2.262 34.555 15 1
25 Lai Châu +2.216 51.287 0 0
26 Điện Biên +2.204 66.733 15 1
27 Hà Giang +1.987 82.697 71 0
28 Bình Định +1.959 107.938 257 0
29 Quảng Trị +1.895 57.494 34 0
30 Hà Nam +1.809 60.298 58 2
31 Bến Tre +1.748 78.585 443 3
32 Tây Ninh +1.714 116.306 857 2
33 Nam Định +1.515 222.602 141 2
34 Bình Dương +1.512 363.574 3.429 3
35 Vĩnh Long +1.465 76.928 801 0
36 Ninh Bình +1.403 80.060 86 0
37 Kon Tum +1.283 18.858 0 0
38 Đắk Nông +1.217 40.863 42 0
39 Bà Rịa - Vũng Tàu +1.060 61.736 476 0
40 Trà Vinh +1.039 55.950 264 2
41 Bình Phước +1.033 101.119 207 0
42 Khánh Hòa +1.013 110.007 345 0
43 Quảng Ngãi +1.002 33.641 113 1
44 Hà Tĩnh +989 32.761 30 3
45 Thanh Hóa +979 126.715 97 0
46 Hải Phòng +776 111.172 135 1
47 Đà Nẵng +747 87.438 317 0
48 Phú Yên +739 41.481 108 0
49 Bình Thuận +672 46.015 456 1
50 Thừa Thiên Huế +632 35.723 172 1
51 Quảng Nam +348 40.814 123 0
52 Bạc Liêu +228 43.218 427 1
53 An Giang +161 37.716 1.350 0
54 Long An +150 46.007 991 0
55 Kiên Giang +146 36.991 945 3
56 Đồng Nai +98 105.152 1.829 4
57 Cần Thơ +96 48.265 931 0
58 Sóc Trăng +74 33.761 600 0
59 Ninh Thuận +57 8.167 56 0
60 Hậu Giang +50 17.043 216 3
61 Đồng Tháp +30 49.247 1.024 0
62 Tiền Giang +17 35.539 1.238 0
63 0 0 0 0
64 0 0 0 0
65 0 0 0 0
66 0 0 0 0
67 Gia Lai 0 46.523 86 1
68 0 0 0 0

Nguồn: Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 - Cập nhật lúc 00:00 22/03/2022

Số mũi đã tiêm toàn quốc

203.144.374

Số mũi tiêm hôm qua

1.115.043


PGS.TS. Trần Minh Điển và một số bác sĩ của Bệnh viện Nhi Trung ương vừa đưa ra khuyến cáo chính thức về hội chứng hậu COVID-19 ở trẻ em.

Hậu COVID-19 có hay gặp không?

Tỷ lệ trẻ em có các triệu chứng dai dẳng sau mắc COVID-19 khá dao động tùy theo nghiên cứu ở các quốc gia khác nhau, ở các lứa tuổi và quần thể khác nhau, cũng như cách xác định thời gian xuất hiện triệu chứng khác nhau. Hơn nữa, các triệu chứng hay gặp của hậu COVID-19 ở trẻ em cũng đa dạng và thay đổi, tỷ lệ mắc các triệu chứng cũng khác nhau. Do đó, hiện nay con số chính xác tỷ lệ mắc hậu COVID-19 ở trẻ em chưa rõ.

Hội chứng hậu COVID-19 ở trẻ em: Những điều cha mẹ cần phải biết - 1

Bác sĩ khám hậu COVID-19 cho trẻ. 

Nguyên nhân của hậu COVID-19 là gì?

Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá đây là tình trạng chưa có căn nguyên xác định, kết hợp nhiều yếu tố bao gồm đặc điểm của virut, yếu tố miễn dịch, di chứng sau điều trị hồi sức tích cực.

Một số tình huống khác cũng có thể gây ra các triệu chứng mới hay tiếp diễn như: vi rút tồn tại lâu hơn bình thường do phản ứng miễn dịch không hiệu quả; Tình trạng tái nhiễm (ví dụ bởi 1 chủng khác của vi rút); Thể lực yếu do thiếu vận động khi ốm; Stress hậu sang chấn hoặc di chứng tâm thần khác, đặc biệt ở người có tiền sử lo âu, trầm cảm, mất ngủ, hay bệnh lý tâm thần khác; Giảm trao đổi oxy do hậu quả của các cục máu đông dai dẳng;  Sự hình thành các kháng thể tự miễn sau nhiễm vi rút.

Chuyên sâu hơn, một số nhà khoa học trên thế giới đã đưa ra một số giả thuyết:

Tình trạng phản ứng viêm mạn tính: Một số nghiên cứu chỉ ra vi rút SARS-CoV-2 xâm nhập và cư trú cả trong đường ruột của trẻ (chứ không phải chỉ mình ở phổi). Sau khi khỏi bệnh, vi rút vẫn tiếp tục cư trú trong đường ruột và kích thích tạo ra các phản ứng viêm liên tục.

Tình trạng tăng đông và tắc các vi mạch nhỏ trong đợt mắc COVID-19 cấp tính gây ra tổn thương cơ quan mạn tính kéo dài. Như các tác giả thấy quá trình tăng đông ở lớp nội mạch động mạch vành gây tình trạng đau ngực kéo dài sau mắc COVID-19.

Con tôi mới bị mắc COVID-19, liệu cháu có bị mắc hậu COVID-19 hay không?

Một vấn đề rất được cha mẹ quan tâm là có dự đoán được một trẻ mắc COVID-19 cấp tính sẽ  bị mắc hậu COVID-19 hay không, nếu xuất hiện thì triệu chứng và mức độ thế nào? Nhưng tới nay chưa có yếu tố đặc hiệu nào giúp tiên đoán trẻ sẽ bị hậu COVID-19 sau mắc cấp tính. Một trẻ mắc COVID-19 với mức độ nhẹ cũng có thể xuất  hiện các dấu hiệu của hậu COVID-19. Tuy nhiên, nếu một trẻ mắc COVID-19 cấp tính nguy kịch cần thở máy hoặc chăm sóc ở các đơn vị hồi sức tích cực, trẻ sẽ dễ bị mắc các triệu chứng như mệt mỏi, yếu cơ…, là những triệu chứng hay gặp ở người đã phải điều trị hồi sức.

Một số nghiên cứu cũng cho thấy trẻ béo phì, có tiền sử các bệnh dị ứng, các bệnh lý mạn tính, trẻ trên 5 tuổi có nguy cơ xuất hiện các triệu chứng của hậu COVID-19 cao hơn các nhóm trẻ khác.

Các triệu chứng hay gặp của hậu COVID-19 ở trẻ em là gì?

Hậu COVID-19 có thể gây ảnh hưởng tới hầu hết các cơ quan trong cơ thể. Tuy nhiên, ở trẻ em và trẻ vị thành niên thường biểu hiện các triệu chứng nhiều nhất trên cơ quan thần kinh như mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ, rối loạn vị giác, khứu giác,.. Trẻ cũng có thể có các biểu hiện rối loạn cảm xúc, kém tập trung, giảm trí nhớ, khó khăn trong học tập.

Các triệu chứng hô hấp hay gặp khác là ho kéo dài, đau họng, khó thở,… Ngoài ra trẻ có thể đau khớp, đau cơ, nặng ngực, hồi hộp đánh trống ngực.

Hội chứng viêm đa hệ thống (MIS-C) sau nhiễm SARS-CoV-2 tuy hiếm gặp nhưng là tình trạng nặng và có thể nguy hiểm đến tính mạng thường xảy ra sau 2-6 tuần mắc COVID-19. Bệnh thường gây tổn thương đa cơ quan như tim, mạch máu và các cơ quan khác khiến tình trạng bệnh tiến triển nhanh cần nhập viện.

Khi nào cần đưa trẻ đi khám lại sau khi trẻ bị mắc COVID-19 cấp tính?

Khi cha mẹ thấy trẻ có các triệu chứng như mô tả ở trên hoặc thấy xuất hiện bất kỳ dấu hiệu/triệu chứng nào mà trước khi mắc COVID-19 trẻ không có, cần cho trẻ đi khám tại các cơ sở y tế để xác định bệnh cũng như có chế độ điều trị, can thiệp, và chăm sóc hợp lý.

Trường hợp trẻ phải nhập viện trong đợt mắc COVID-19 cấp tính, nên cho trẻ đi khám lại theo lịch hẹn của cơ sở y tế (nếu có). Ngoài ra, dù trẻ không có các triệu chứng nghi ngờ của hậu COVID-19, cha mẹ có thể đưa trẻ tới khám bác sỹ nhi khoa vào khoảng thời gian 4 – 12 tuần sau mắc COVID-19 để được kiểm tra, tư vấn về các vấn đề sức khỏe của trẻ.

Một trẻ nghi ngờ bị hậu COVID-19 được khám và điều trị như thế nào?

Cần lưu ý rằng, không phải tất cả các triệu chứng xuất hiện ở trẻ sau mắc COVID-19 đều là hậu COVID-19. Trước khi kết luận triệu chứng đó do hậu COVID-19, cần loại trừ các nguyên nhân khác. Ví dụ như một em bé đến khám vì ho kéo dài, sụt cân sau mắc COVID-19, trẻ hoàn toàn có thể bị bệnh viêm phổi hoặc các bệnh lý hô hấp khác.

Khi tới khám, trẻ sẽ được các bác sỹ nhi khoa thăm khám, đánh giá sức khỏe tổng thể, xác định các triệu chứng chính hiện tại. Nếu cần thiết, có chỉ định, trẻ sẽ được hội chẩn hoặc thăm khám lại bởi các bác sỹ chuyên khoa khác nhau. Trẻ sẽ được kiểm tra các xét nghiệm, các biện pháp thăm dò như chụp phim, siêu âm, đánh giá chức năng hô hấp… và có kế hoạch điều trị cụ thể cho từng trẻ. Ví dụ như trẻ bị đau ngực sau mắc COVID-19 sẽ được khám với các bác sĩ chuyên khoa tim mạch, trẻ ho sẽ được khám với các bác sĩ chuyên khoa hô hấp, trẻ có các vấn đề về tâm lý kéo dài sẽ được thăm khám bởi các bác sĩ tâm bệnh…

Làm thế nào để dự phòng hậu COVID-19 cho trẻ?

Do chưa tìm ra được nguyên nhân rõ ràng của hậu COVID-19, nên hiện nay chưa có bất kỳ một biện pháp vật lý, thuốc hay thực phẩm nào giúp ngăn chặn việc xuất hiện hậu COVID-19. Phương pháp duy nhất giúp không xuất hiện hậu COVID-19 là dự phòng nhiễm SARS-CoV-2 cho trẻ bằng các biện pháp phòng bệnh thích hợp và tiêm vaccine COVID-19 khi có chỉ định. Khi trẻ mắc COVID-19, cần theo dõi, chăm sóc trẻ theo đúng hướng dẫn của nhân viên y tế và đưa trẻ tới khám, điều trị tại các cơ sở y tế kịp thời.

  

Cùng chuyên mục

Đọc thêm