Kỹ năng sống

Học sinh lớp 12 băn khoăn chọn trường hay chọn ngành: Chuyên gia nói gì?

Năm 2025, quy chế tuyển sinh đại học có nhiều điểm mới. Cùng với việc xây dựng kế hoạch ôn thi phù hợp, học sinh bắt đầu tìm hiểu thông tin để chọn trường, chọn ngành, tuy nhiên vẫn còn nhiều băn khoăn.

Loay hoay giữa chọn trường và chọn ngành

Đặt mục tiêu vào được những trường đại học top đầu, Hà Quỳnh Anh, học sinh lớp 12 Trường THPT Ngô Sĩ Liên (Bắc Giang), đang tìm hiểu thông tin tuyển sinh của các trường như Đại học Kinh tế Quốc dân, Trường Đại học Thương mại.

“Em nghĩ việc chọn trường quan trọng hơn và cần ưu tiên. Bởi khi học tập trong môi trường tốt, nền tảng cơ bản về kiến thức và kỹ năng cũng được trau dồi tốt hơn. Cùng với đó, cơ hội nghề nghiệp sau khi ra trường được đảm bảo hơn” - Quỳnh Anh nói.

Nhiều học sinh lớp 12 vẫn đang loay hoay giữa chọn trường và chọn ngành. Ảnh minh hoạ: TT

Nhiều học sinh lớp 12 vẫn đang loay hoay giữa chọn trường và chọn ngành. Ảnh minh hoạ: TT

Khác với Quỳnh Anh, học sinh Nguyễn Hải Yến, lớp 12D Trường THPT Hoài Đức A (Hà Nội), đang tìm hiểu về ngành học trước.

“Ngành học sẽ là yếu tố quan trọng, quyết định cho việc học, tạo cảm hứng và sự gắn bó lâu dài nên em đang ưu tiên tìm hiểu" - Yến cho hay.

Yến yêu thích ngành sư phạm, em dự định đăng ký ngành Giáo dục tiểu học hoặc Sư phạm Ngữ Văn. Còn về việc chọn trường, nữ sinh này cho biết sẽ dựa vào điểm thi thử, năng lực của bản thân để đặt nguyện vọng có khả năng trúng tuyển cao nhất.

Không chỉ riêng Quỳnh Anh và Hải Yến, nhiều học sinh lớp 12 cũng đang dành thời gian để tìm hiểu thông tin tuyển sinh của các trường đại học, ngành học học cụ thể. Tuy nhiên, nhiều em vẫn loay hoay chưa biết nên ưu tiên chọn trường hay chọn ngành.

Hiểu rõ sở thích, năng lực của bản thân

Theo nhiều chuyên gia tư vấn tuyển sinh, các sĩ tử nên ưu tiên việc chọn ngành học trước, sau đó mới chọn trường. Nếu có thể song song thực hiện cả hai thì quyết định cuối cùng sẽ đúng đắn nhất.

TS Hà Mạnh Tuấn, Phó Trưởng ban Tuyển sinh - Hướng nghiệp, Đại học Bách khoa Hà Nội, cho biết: “Bước vào giai đoạn nước rút, nhiều học sinh vẫn chưa biết nên ưu tiên chọn trường hay chọn ngành trước. Thực tế, ngành hot, trường top luôn là vấn đề được các sĩ tử quan tâm và cân nhắc lựa chọn. Tuy nhiên, học sinh nên có sự tìm hiểu dựa vào sở thích và năng lực phù hợp với bản thân.

Việc chọn ngành, chọn trường nên thực hiện theo từng bước. Khi học sinh hiểu rõ được bản thân mình muốn gì thì việc đưa ra quyết định đơn giản hơn và có được lựa chọn phù hợp nhất”.

Cũng theo TS Hà Mạnh Tuấn, việc học ngành hot, trường top nhưng khi ra trường vẫn không tìm được công việc phù hợp không phải là điều hiếm thấy.

"Tấm bằng đại học thôi là chưa đủ để sinh viên có việc làm tốt và mức thu nhập mong muốn. Bởi, để có được công việc phù hợp, thu nhập tốt còn liên quan đến nhiều yếu tố như khối lượng kiến thức học được, đam mê với nghề, khả năng ngoại ngữ và khả năng thích nghi với môi trường làm việc..." - TS Tuấn nhấn mạnh.

Theo TS Tuấn, thí sinh cần xác định sở thích của bản thân, có thể đặt ra các câu hỏi như: Bạn là người như thế nào? Bạn thích điều gì? Đâu là thế mạnh của bạn? Mục tiêu hướng đến là trở thành người như thế nào trong tương lai?...

"Ví dụ, một người có tính cách hướng ngoại, thích giao tiếp có thể chọn ngành Du lịch, Sư phạm. Nếu một người thích vẽ, sáng tạo, thiết kế, có thể cân nhắc chọn ngành Thiết kế đồ họa hoặc Mỹ thuật" - ông Tuấn gợi ý.

Cùng một chuyên ngành, mỗi trường sẽ có chương trình đào tạo, mức học phí khác nhau. Học sinh nên tìm hiểu chi tiết về các đề án tuyển sinh, chuẩn đầu ra yêu cầu để xác định môi trường phù hợp với bản thân.

Ví dụ, đối với ngành Báo chí, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, chỉ có một chương trình đào tạo chung. Trong khi đó, ngành Báo chí tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền thì phân ra các chuyên ngành.

TS HÀ MẠNH TUẤN, Phó trưởng ban Tuyển sinh - Hướng nghiệp, Đại học Bách khoa Hà Nội

Còn đối với những học sinh sau khi phân tích bản thân nhưng vẫn mông lung, chưa xác định được ngành học, TS Tuấn lưu ý nhất quyết không nên chạy theo số đông với tư duy “bạn đăng ký gì, tôi đăng ký như thế”. Vì mỗi người có sự khác nhau về sở thích, năng lực học tập và cả điều kiện kinh tế gia đình.

Nếu chạy theo số đông, học sinh có thể mắc phải sai lầm, chán nản, thậm chí bỏ dở giữa chừng trong quá trình học đại học.

Thay vào đó, thí sinh nên dành thời gian để trao đổi thêm với thầy cô giáo, cha mẹ để có được những lời khuyên cho việc đăng ký nguyện vọng. Định hướng của gia đình, điều kiện kinh tế cũng là một vấn đề mà học sinh cần lưu ý khi chọn ngành, môi trường học tập.

Học sinh nên tận dụng ngày hội tư vấn tuyển sinh được tổ chức tại các trường đại học, trường THPT để đặt câu hỏi và tìm hiểu kỹ hơn về một số ngành mà mình hướng tới. Mỗi năm, các trường đều tổ chức tư vấn, giải đáp thắc mắc cho sĩ tử theo nhiều hình thức, trực tiếp hoặc trực tuyến, để chia sẻ hơn về ngành học, chương trình đào tạo.

Bên cạnh đó, học sinh có thể tìm hiểu về ngành học thông qua các anh, chị khoá trước để có góc nhìn chân thực hơn.

Còn theo ThS Bùi Gia Huân, Trưởng phòng Công tác sinh viên - Học viện Phụ nữ Việt Nam, học sinh nên thực hiện song song việc tìm hiểu về ngành học và trường học. Khi có sự tìm hiểu kỹ, xác định được sở thích, đam mê của bản thân và chương trình học đúng thì 4 năm trên giảng đường đại học sẽ là bước đệm để cho các em đi đúng hướng, tìm được công việc làm phù hợp với bản thân sau này.

"Cần tìm hiểu về cả ngành học và trường học để có thể đăng ký nguyện vọng phù hợp nhất. Tránh trường hợp ngành mình yêu thích nằm trong trường top, năng lực bản thân không đáp ứng, dẫn đến trượt nguyện vọng" - ThS Huân nói.

ThS Bùi Gia Huân, Trưởng phòng Công tác sinh viên - Học viện Phụ nữ Việt Nam. Ảnh: NVCC

ThS Bùi Gia Huân, Trưởng phòng Công tác sinh viên - Học viện Phụ nữ Việt Nam. Ảnh: NVCC

Ngoài ra, ThS Huân cho rằng trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, học sinh chọn ngành lưu ý về nhu cầu của xã hội. Một số ngành đang cần nhiều nguồn nhân lực như Khoa học dữ liệu, Trí tuệ nhân tạo, Kỹ thuật phần mềm...

"Tuy nhiên, việc chọn ngành vẫn phải dựa vào những yếu tố hàng đầu, đó là năng lực, sở thích, mục tiêu hướng đến" - ThS Huân nhấn mạnh.

"Hiện nay, nhiều sĩ tử lo lắng rằng AI sẽ thay thế một số vị trí việc làm trong tương lai. Tuy nhiên, AI chỉ là công cụ hỗ trợ.

Học sinh cũng nên có sự chủ động trong việc tự học, không nên phụ thuộc quá nhiều vào công nghệ thông tin. Ngay khi bước vào môi trường đại học, các em nên phát huy năng lực và tích luỹ kiến thức, kinh nghiệm, nhạy bén với công nghệ. Thị trường lao động đang “khát” nguồn nhân lực như vậy".

ThS BÙI GIA HUÂN, Trưởng phòng Công tác sinh viên - Học viện Phụ nữ Việt Nam

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 diễn ra trong hai ngày 26 và 27-6.

Năm 2025, kỳ thi tốt nghiệp THPT diễn ra 2 ngày là 26 và 27-6. Theo đó, nhóm thí sinh thi tốt nghiệp lần đầu theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 phải làm 4 bài thi. Trong đó, có 2 môn bắt buộc là Toán và Ngữ văn; 2 môn còn lại được lựa chọn trong số các môn đã học ở trường (Hóa học, Vật lí, Sinh học, Địa lí, Lịch sử, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ và Ngoại ngữ).

Thí sinh thi theo chương trình cũ (Chương trình 2006) sẽ làm bài thi Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, cùng 1 trong 2 bài Khoa học tự nhiên (Vật lí, Hóa học, Sinh học) và Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân).

Điểm thi được công bố ngày 16-7.

Các tin khác

Giá vàng bất ngờ tăng mạnh

Cuối chiều 13/5, giá vàng trong nước quay đầu tăng 1 triệu đồng/lượng. Theo đó, vàng miếng SJC lên mốc 120,5 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất lên 119 triệu đồng/lượng.

1,2 triệu hồ sơ xin việc được nộp vào Tập đoàn năng lượng hạt nhân quốc gia và sự thật buồn tại xứ tỉ dân: Cha mẹ dồn tiền cho con ăn học, nhưng sau ra trường con cái khó xin việc

Phụ huynh bỏ bao công sức, tiền bạc và tài nguyên để đưa con vào đại học, nhưng sau khi tốt nghiệp, nhiều em lại không thể tìm được công việc mong muốn. Điều này cho thấy, việc chi một khoản lớn để học thêm, cho con vào đại học, cách nuôi "gà chọi học đường" này đã và đang mất dần giá trị hiệu quả.

Giá vàng thế giới rơi thẳng đứng

Giá vàng thế giới vào sáng thứ Ba duy trì gần mức thấp nhất trong hơn một tuần qua, sau khi Mỹ và Trung Quốc đạt được thỏa thuận tạm thời về việc dừng áp thuế qua lại, làm giảm nhu cầu đối với tài sản trú ẩn an toàn.

Mâu thuẫn 7 năm 7 tháng giữa Bill Gates và Elon Musk vẫn chưa chấm dứt, mọi chuyện bắt đầu từ AI khi 2 tầm nhìn lớn đối đầu nhau

Mẫu thuẫn giữa Bill Gates và Elon Musk kéo dài từ ngày 26/9/2017 đến hiện tại không chỉ là tranh cãi cá nhân mà còn phản ánh sự đối lập trong quan điểm về vai trò của tư nhân trong giải quyết các vấn đề toàn cầu, từ trí tuệ nhân tạo đến viện trợ y tế và đầu tư công nghệ.

Techcombank giành giải vàng Stevie Awards châu Á - Thái Bình Dương

Tại giải thưởng APAC Stevie Awards 2025, Techcombank được vinh danh Giải Vàng ở hạng mục “Sáng tạo tiếp thị đa kênh” (Innovation in Cross-Media Marketing) cùng 2 giải Bạc cho chiến dịch phát triển thương hiệu và đội ngũ marketing xuất sắc.

Bắp cải giúp ngăn ngừa những loại ung thư nào?

Bắp cải thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học nhờ tiềm năng ngăn ngừa ung thư. Loại cải này giàu các hợp chất hoạt tính sinh học cao, có tác dụng ngăn ngừa nhiều loại ung thư.

5 mẹo giúp kiểm soát cơn đau đầu khi đang làm việc

Gặp phải cơn đau đầu khi đang làm việc là điều không ai muốn. Tình trạng đau này dễ gây kiệt sức, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất công việc và sức khỏe. Một số mẹo có thể giúp tạm thời làm dịu cơn đau.

Chứng khoán Mỹ, tiền Trung Quốc tăng mạnh sau tuyên bố tạm dừng áp thuế

Mỹ và Trung Quốc đồng ý tạm dừng áp thuế trong vòng 90 ngày và tiến hành cắt giảm thuế quan qua lại lên tới 115 điểm phần trăm. Ngay sau tuyên bố, thị trường chứng khoán, tỷ giá Nhân dân tệ và lợi suất trái phiếu đồng loạt khởi sắc, phản ánh kỳ vọng của giới đầu tư toàn cầu.

Tiến sĩ công nghệ sinh học Hồ Nhân qua đời

Theo thông tin từ người thân, doanh nhân, tiến sĩ công nghệ sinh học Hồ Nhân đã qua đời ở tuổi 59. Ông được biết đến là đơn vị tư nhân đầu tiên tham gia nghiên cứu và sản xuất vắc xin phòng Covid-19 đầu tiên của Việt Nam.