Ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Vingroup
Theo ước tính của Forbes, tỷ phú Phạm Nhật Vượng đang sở hữu khối tài sản 5,9 tỷ USD, xếp thứ 459 thế giới.
Những năm 1980, thông qua mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp với các nước Đông Âu - đặc biệt là Liên Xô (cũ), Việt Nam đã gửi rất nhiều học sinh đạt thành tích học tập xuất sắc nhất sang học tập, về kinh tế - tài chính đến khoa học - kỹ thuật.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng. Ảnh: Vietnamnet
Ông Phạm Nhật Vượng cũng thuộc lớp thanh niên ưu tú khi ấy. Chủ tịch Vingroup từng là học sinh khoá 9 (1982 – 1985) tại trường THPT Kim Liên. Sau khi tốt nghiệp, ông Phạm Nhật Vượng thi đỗ vào trường Đại học Mỏ địa chất Hà Nội. Năm 1987, nhờ thành tích xuất sắc về toán học, ông Vượng giành suất học bổng du học tại Học viện địa chất Moscow, chuyên ngành kinh tế và địa chất.
Chủ tịch Hoà Phát - Trần Đình Long
Chủ tịch Hoà Phát Trần Đình Long. Ảnh: Hoà Phát
Tỷ phú Trần Đình Long hiện là người giàu thứ hai tại Việt Nam (theo ước tính của Forbes) với khối tài sản 2,3 tỷ USD. Năm 1986, ông Trần Đình Long vừa tròn 25 tuổi đã tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân – với tấm bằng Cử nhân Kinh tế.
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo - Chủ tịch VietJet Air
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo. Ảnh: Forbes VietNam
Nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo từng lấy bằng tiến sĩ của Học viện Mendeleev ngành điều khiển học kinh tế. Không chỉ vậy, bà còn có bằng cử nhân Tài chính tín dụng ở Học viện Thương mại Matcova, cử nhân Quản lý kinh tế lao động trường Kinh tế quốc dân Maxcova, Ủy viên sáng lập Viện Hàn lâm Nghiên cứu hệ thống Liên bang Nga.
Với việc gây dựng và phát triển thành công hãng hàng không giá rẻ Vietjet Air, bà Thảo trở thành nữ tỷ phú tự thân đầu tiên của Việt Nam.
Hiện tại, bà Nguyễn Thị Phương Thảo đang sở hữu 2,2 tỷ USD, xếp thứ 1397 thế giới.
Tỷ phú Hồ Hùng Anh - Chủ tịch Techcombank
Tỷ phú Hồ Hùng Anh đang sở hữu 1,6 tỷ USD, xếp thứ 1833 thế giới. Chủ tịch Techcombank cũng là một trong những nhân vật có học vấn nổi bật. Năm 1987, ông Hồ Hùng Anh thi đỗ Học viện Kỹ thuật quân sự khóa 22, chuyên ngành kỹ sư điện năm 1987. Nhờ thành tích học tập xuất sắc, sau này ông được Bộ Quốc Phòng chọn đưa đi du học ngành Kỹ thuật quân sự tại Liên Xô.
Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh. Ảnh: Techcombank
Khi Liên Xô tan rã, tỷ phú Hồ Hùng Anh chuyển sang học chuyên ngành Kỹ sư điện tử ở Đại học Bách Khoa Kiev, Ukraine và có bằng tốt nghiệp. Ngoài ra, ông còn có bằng thạc sĩ quản trị nguồn nhân lực của Đại học Giao thông Đường bộ Moskva, Liên bang Nga.
Tỷ phú Trần Bá Dương - Chủ tịch CTCP Ô tô Trường Hải
Ông Trần Bá Dương sinh năm 1960 tại Huế nhưng lớn lên ở Đà Lạt. Ông là cựu sinh viên Đại học Bách khoa TP.HCM, có bằng kỹ sư chuyên ngành Máy nâng chuyển bốc xếp và tốt nghiệp vào năm 1983.
Ông Trần Bá Dương. Ảnh: Forbes Việt Nam
Với quyết tâm làm giàu và đi đầu trong lĩnh vực ô tô tại Việt Nam, ông đã thành công với thương hiệu Thaco Trường Hải (thành lập năm 1997).
Chủ tịch Masan - Nguyễn Đăng Quang
Tỷ phú Nguyễn Đăng Quang. Ảnh: Masan
Tỷ phú Nguyễn Đăng Quang tốt nghiệp Thạc sĩ Quản trị kinh doanh (MBA) của Đại học Kinh tế Quốc dân Plekhanov và Tiến sĩ khoa học Công nghệ tại Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Belarus.