Bất động sản

Hấp lực của thị trường bất động sản Tây Nam Hà Nội

Theo quy hoạch đến năm 2030, tầm nhìn 2050, khu vực Tây Nam sẽ trở thành trung tâm tài chính – kinh tế mới của Hà Nội. Trong đó hạ tầng giao thông, hệ thống tiện ích đã và đang được hoàn thiện là lợi thế để thị trường bất động sản khu vực này tăng sức hút với nhà đầu tư.

Tiềm năng thị trường

Phía Tây Nam là một cực tăng trưởng của kinh tế thủ đô, nơi quy tụ nhiều công trình giao thông huyết mạch như đường Vành đai 3 trên cao, Vành đai 2.5, tuyến đường Nguyễn Xiển – Xa La, đường Lê Trọng Tấn kéo dài... Theo các chuyên gia, hạ tầng giao thông đi trước đã khơi thông hạ tầng đô thị, thúc đẩy quá trình đô thị hóa và phát triển kinh tế của khu vực.

Khu vực này hiện cũng được đầu tư đầy đủ các tiện ích, đáp ứng nhu cầu đa dạng của số lượng lớn dân cư. Chuỗi tiện ích phải kể đến như mạng lưới trường học từ mầm non đến đại học, tiêu biểu là hệ thống các trường thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội, trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên..., các bệnh viện hàng đầu như bệnh viện Y học Cổ truyền Quân đội, bệnh viện Bộ Xây dựng, bệnh viện Đại học Y Hà Nội... Nơi đây cũng quy tụ trụ sở các bộ, ban, ngành và cơ quan ngoại giao, khu công nghiệp, nhà máy lớn và văn phòng của các công ty đa quốc gia...

Nhờ sự phát triển mạnh mẽ của hạ tầng giao thông và sự khởi sắc của kinh tế xã hội, thị trường bất động sản Tây Nam Thủ đô được giới đầu tư đánh giá cao về tiềm năng tăng trưởng trong thời gian qua. Trong khi khu vực trung tâm có quỹ đất ngày càng hạn hẹp, nguồn cung mới bất động sản không có nhiều, khu Tây Nam nổi lên là điểm sáng về nguồn cung và giao dịch trên thị trường.

"Tọa độ" đầu tư tại Tây Nam Hà Nội

Tại khu vực phía Tây và Tây Nam, các quận nội thành như Hà Đông, Thanh Xuân, Nam Từ Liêm được giới chuyên gia nhận định có quỹ đất ngày càng eo hẹp, nhiều phân khúc, loại hình đã phát triển mạnh và mặt bằng giá thiết lập ở mức cao. Trong khi, dịch xuống phía Nam thành phố là khu vực Thanh Trì đang được nhiều nhà đầu tư quan tâm nhờ sở hữu nhiều lợi thế như vùng giá còn thấp, dư địa tăng trưởng lớn cùng tiềm năng phấn đấu lên quận vào năm 2025.

Thanh Trì nằm sát với quận Thanh Xuân, tiếp giáp hai quận Hà Đông và Hoàng Mai được kỳ vọng thu hút số lượng lớn dân cư nhờ hạ tầng giao thông, tiện ích ngày càng hoàn thiện. Đặc biệt, khu vực này cũng ghi nhận những con số ấn tượng về phát triển kinh tế như tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất trên địa bàn 6 tháng đầu năm nay đạt 12,7%, tổng giá trị sản xuất tại huyện đạt hơn 6.361 tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ năm trước. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện trong 6 tháng đầu năm đạt kết quả tốt, ước 918,9 tỷ đồng, đạt 42,7% so với dự toán huyện giao.

Phối cảnh tổng quan dự án Legacy Garden ở phía Tây Nam Hà Nội. Ảnh: Legacy Garden

Phối cảnh tổng quan dự án Legacy Garden ở phía Tây Nam Hà Nội. Ảnh: Legacy Garden

Theo dự báo của Savills Việt Nam, từ năm 2023 trở đi, Thanh Trì cùng với các huyện ngoại thành như Hoài Đức, Đông Anh, Gia Lâm, Đan Phượng sẽ chiếm 36% nguồn cung bất động sản của toàn thị trường Hà Nội. Nắm bắt được xu hướng phát triển của khu vực này, một số chủ đầu tư đã bắt đầu dịch chuyển về đây để xây dựng dự án.

Điển hình như dự án Legacy Garden nằm ở xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, tọa lạc gần nhiều tuyến đường lớn như Nguyễn Xiển - Nguyễn Trãi - Vành đai 3 và đường Lương Thế Vinh kéo dài. Dự án sở hữu bộ sưu tập 118 căn shophouse, được kỳ vọng đón đầu làn sóng dịch chuyển dân cư và đầu tư khi Thanh Trì chuẩn bị lên quận.

Bộ sưu tập 118 căn shophouse tại dự án Legacy Garden. Ảnh phối cảnh: Legacy Garden

Bộ sưu tập 118 căn shophouse tại dự án Legacy Garden. Ảnh phối cảnh: Legacy Garden

"Legacy Garden hứa hẹn có nhiều sức bật trong tương lai bởi mặt bằng giá dự án nói riêng và bất động sản Thanh Trì nói chung ở mức khiêm tốn trong khi những lợi thế về hạ tầng giao thông, tiện ích gần như đã hoàn chỉnh", đại diện chủ đầu tư cho biết.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm