Kỹ năng sống

Hành trình tới đỉnh vinh quang có nhiều phương pháp để thành công, nhưng bài học từ thất bại của chính mình mới là quý giá nhất

01

Không thất bại, không đau đớn - Không có kết quả

Trong tự nhiên, mọi loài vật khi sinh ra đều có kẻ thù. Đó chính là quy luật "tương sinh tương khắc". Chúng phải luôn phải học cách kiếm ăn thật giỏi, đồng thời phải biết trốn tránh những con vật mạnh hơn mình để sinh tồn. Và hươu cao cổ cũng vậy, dù có chiều cao vượt trội nhưng nó vẫn có thể bị sự phục kích của sư tử, báo đốm, linh cẩu đánh bại bất kỳ lúc nào. Vì thế, câu chuyện về những chú hươu cao cổ con luôn là một nguồn cảm hứng bất tận cho mỗi chúng ta học cách đứng lên sau thất bại.

Khi hươu cao cổ mẹ sinh con, nó thì rất cao so với mặt đất. Do vậy, hươu con rơi xuống đất với một lực không hề nhẹ. Khi nó cố gắng đứng dậy từ nơi mà mình bị ngã, thì hươu cao cổ mẹ đe dọa con mình và đá rất mạnh vào con non yếu ớt. Hươu cao cổ con vừa mới chào đời nên hai đôi chân vẫn còn chưa thể đứng vững được. Nó liên tục ngã xuống dù cho đã cố gắng với tất cả sức lực của mình để đứng dậy. Thấy vậy, hươu mẹ không hề thương xót mà còn đe dọa bằng vũ lực, tiếp tục đá con mình một cú rất mạnh. Hươu cao cổ con hiểu rằng nếu mình không đứng dậy ngay, mình sẽ tiếp tục bị mẹ đá mà thôi.

Nó bắt đầu cố gắng đứng lên bằng những cái chân run run, loạng choạng của mình dù cho rất khó khăn, thậm chí là đau đớn. Và rồi, lần nữa, hươu mẹ tiếp tục đá hươu con và cũng lần nữa, hươu con ngã và tiếp tục cố gắng để đứng lên. Nó nhận thức được rằng có hai sự lựa chọn: hoặc là đứng dạy và chạy đi, hoặc là tiếp tục bị mẹ đá.

Bây giờ thì hươu cao cổ con đã bắt đầu những bước chạy đầu tiên. Và cũng chính lúc đó, mẹ nó chạy đến hôn và âu yếm lấy đứa con bé bỏng nhưng cũng rất tài giỏi của mình. Hươu mẹ hiểu rằng trên thảo nguyên có rất nhiều động vật hung ác như sư tử, chó sói…, những loài rất yêu thích thịt của những con mồi non. Và nó thì không thể ở bên con mình mãi mãi được. Khi hươu mẹ đi khỏi, ai sẽ bảo vệ hươu con đây?

Đó cũng chính là lý do vì sao ngay từ khi mới lọt lòng, hươu cao cổ mẹ đá con mình những cú đá đau điếng. Để rồi, hươu con không chỉ biết đứng lên mà còn chạy được. Đó cũng chính là thách thức đầu tiên trong đời mà mỗi con hươu cao cổ phải vượt qua để tồn tại trên đồng cỏ rộng lớn, đầy rẫy hiểm nguy.

Cuộc sống của chúng ta cũng vậy, thử thách và khó khăn rồi cũng sẽ đến với bạn. Bạn có thể gục ngã, bạn có thể thất bại. Nhưng hãy nhớ đến chú hươu cao cổ con, bất cứ khi nào khó khăn đến, dù cho có gục ngã, có thất bại bao nhiêu lần, bạn hãy đứng lên và tiếp tục hành trình của mình. Bởi vì không có thất bại, không có đau đớn thì cũng đồng nghĩa với việc không có thành quả. Và khi học được cách đứng lên sau vấp ngã, bạn sẽ đạt đến đỉnh cao của thành công.

Hành trình tới đỉnh vinh quang có nhiều phương pháp để thành công, nhưng bài học từ thất bại của chính mình mới là quý giá nhất  - Ảnh 1.

02

Thất bại không phải lúc nào cũng là điều tồi tệ, mà đôi khi nó còn mang đến cho bạn những thứ tốt đẹp hơn

Thất bại là điều bất kỳ ai cũng từng phải trải qua và nó cũng thực sự đau đớn. Đáng tiếc là, rất ít người trong chúng ta hiểu rằng không phải lúc nào thất bại cũng là bi kịch cả. Mà thậm chí, đôi khi nó còn là những bài học quý giá để bạn đạt được những điều tốt đẹp hơn.

Jack Ma cũng từng thất bại rất nhiều lần trước khi trở thành một trong những người giàu nhất thế giới. Ông từng 2 lần trượt đại học, bị Havard từ chối đến 10 lần và thậm chí còn thất bại đến 30 lần khi đi xin việc. Jack Ma kể lại rằng khi KFC bắt đầu hoạt động ở Trung Quốc, trong số 24 người đến xin việc, có đến 23 người được nhận và chỉ có ông là không vì họ cho rằng Ma quá gầy gò và ngoại hình không mấy sáng sủa. Ông cũng là người bị loại duy nhất trong 5 ứng viên xin việc vào lực lượng cảnh sát. Chưa hết, khi bắt đầu khởi nghiệp, 2 dự án đầu tiên của Jack Ma cũng đều thất bại chóng vánh. Để xây dựng được một đế chế lớn mạnh như Alibaba của ngày nay, ông đã không ít lần trầy trật, nếm mùi thất bại.

Rõ ràng, nếu Ma đậu đại học một cách thuận lợi, hay được KFC hoặc sở cảnh sát nhận vào làm, thì có lẽ bây giờ, chúng ta không hề biết đến cái tên Jack Ma là ai. 

Thất bại không phải là điều gì quá tồi tệ. Thất bại là để bạn nhận ra những gì bản thân còn thiếu sót, những điểm yếu để khắc phục hoặc mang đến cho bạn những cơ hội mới, những hướng đi đúng đắn. Nó còn giúp bạn loại đi những lĩnh vực mà mình không phù hợp, những công việc đã lỗi thời để tự khai phá bản thân. Điều quan trọng là: đừng bao giờ bỏ cuộc!

Hành trình tới đỉnh vinh quang có nhiều phương pháp để thành công, nhưng bài học từ thất bại của chính mình mới là quý giá nhất  - Ảnh 2.

03

Thất bại là chuyện quá bình thường, bắt buộc phải có trong hành trình của bạn. 

Một trong những quyển sách tâm đắc nhất của tôi là quyển "Thất bại lớn – Thành công lớn" của tác giả Scott Adams. Trong tác phẩm, ông kể loại một loạt thất bại trong cuộc đời mình. Để trở thành họa sĩ nổi tiếng thế giới với gần 9.000 mẩu chuyện có tên là "Dilbert", Scott Adams đã trải qua gần như mọi vấp ngã mà một người thành công thường gặp. Từ những lần xin việc bị đánh trượt, những bằng sáng chế ngớ ngẩn, những cuộc đầu tư trắng tay, cho đến các chương trình máy tính bị lỗi thời quá nhanh hay lần mở nhà hàng bị lỗ nặng; Scott Adams vẫn không hề chịu khuất phục.

Điều đáng học hỏi ở tác giả là khao khát thành công, mong muốn vượt qua những giới hạn của bản thân và tìm ra con đường phù hợp với mình. Đối với Scott Adams, không có thất bại nào là vô nghĩa cả dù cho nó có tồi tệ đến đâu, thì vẫn luôn có những bài học đáng ghi nhớ. Để rồi kinh nghiệm được ông đúc kết và làm vốn như một nguồn "tư bản" dồi dào cho những kế hoạch tiếp theo.

Thực tế cho thấy, thất bại là rất dễ hiểu, chỉ khi bạn không gặp khó khăn nào thì khi đó mới là vấn đề bất thường. Điều quan trọng là sau mỗi lần va vấp, bạn học được những gì. Bạn hãy tự hỏi mình đã sai lầm ở bước nào, mình có quá chủ quan hay không và mình có cần lựa chọn lối đi khác không. Đừng quá tuyệt vọng vì thất bại, hãy trân trọng và học hỏi từ nó!

Hành trình tới đỉnh vinh quang có nhiều phương pháp để thành công, nhưng bài học từ thất bại của chính mình mới là quý giá nhất  - Ảnh 3.

04

Tại sao trên đời này, khi đã tồn tại bút chì thì lại có thêm chiếc gọt và cục tẩy? Là vì không ai hoàn hảo cả. Bút chì thì có hai phần: vỏ gỗ và ruột chì. Vỏ gỗ có màu sắc đẹp, bắt mắt để thể hiện vẻ bề ngoài ưa nhìn của mình. Còn phần ruột chỉ là một ngòi chì màu đen, không có gì đẹp nhưng mới là giá trị cốt lõi của chiếc bút. Bút chì chỉ viết chữ được khi đã được gọt đi phần vỏ gỗ bên ngoài, để cho phần chì trở nên sắc, nhọn. Hơn nữa, cục tẩy được sinh ra để xóa đi những nét chữ mà bút chì viết sai.

Bạn cũng giống chiếc bút chì kia. Cũng phải trải qua thất bại, đau đớn giống như khi chiếc gọt bút chì lấy đi một phần cơ thể của nó. Bạn cũng sẽ mắc sai lầm, nhưng cuộc sống luôn ban cho bạn cơ hội để sửa sai. Cơ hội đó chính là cục tẩy của bạn. Và rồi, qua thất bại, vấp ngã và sai lầm, bạn sẽ viết nên những trang giấy hoàn hảo. Đó chính là thành tích, là vinh quang và thành công trên đường đời của bạn.

Quả thực, không có thành công nào từ trên trời rơi xuống đầu chúng ta. Thành công là tổng hòa của sự nỗ lực, kiên trì, tài năng và cả thất bại trong đó. Trong tập luyện, không ít lần chúng ta gặp phải chấn thương, viết đau. 

Trong học tập, có ai mà chưa từng nản chí, thất vọng vì những con điểm thấp, những lần vất vả thức khuya mà vẫn rớt môn? 

Trong tình cảm, bạn chắc hẳn từng đơn phương yêu say đắm một người mà bị từ chối, từng bị phản bội hay "cắm sừng". 

Trong kinh doanh, ai cũng từng thất bại, đánh đổi, thua lỗ hay thậm chí là phá sản. 

Nhưng sau tất cả, chính những thất bại ấy là nguồn vốn quý giá nhất, là bài học không thể thiếu để bạn vươn đến những đỉnh cao của cuộc đời. Hãy học từ thất bại của chính bản thân và rồi bạn sẽ đạt được mục tiêu của mình!

Cùng chuyên mục

Đọc thêm