Doanh nghiệp

Hành trình phát triển bền vững của Epson tại Việt Nam

Trải qua hơn 80 năm phát triển, từ một công xưởng nhỏ ven hồ Suwa, Nhật Bản, Epson đã trở thành tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới. Với cam kết vì sự bền vững, Epson đã nhiều lần đổi mới, đóng góp vào kinh tế tuần hoàn và giảm phát thải nhựa tại Việt Nam.

Cụ thể, doanh nghiệp bảo vệ môi trường thông qua những sáng kiến bền vững. Đơn cử, công nghệ in không nhiệt (Heat-Free Technology) là một trong những bước đột phá của Epson. Theo đại diện công ty, công nghệ này giúp giảm 85% năng lượng tiêu thụ, kéo dài tuổi thọ linh kiện và giảm thiểu rác thải, khẳng định cam kết giảm tác động môi trường trong suốt vòng đời sản phẩm. Bên cạnh đó, Epson cũng sử dụng đến 30% nhựa tái chế cho phần cứng của sản phẩm, tận dụng vật liệu bìa cứng tái chế trong đóng gói máy chiếu.

Các sản phẩm được thiết kế với tiêu chí nhỏ gọn, hiệu quả, mang lại hiệu suất tối ưu mà vẫn tiết kiệm tài nguyên. Tính tới năm 2024, dòng máy in phun mực liên tục EcoTank của Epson đã bán được 100 triệu sản phẩm trên toàn cầu, qua đó góp phần giảm hơn 750.000 tấn khí thải CO2 trong quá trình sử dụng.

Công nghệ in không nhiệt của Epson giúp người dùng giảm tác động môi trường trong suốt vòng đời sản phẩm. Ảnh: Epson

Công nghệ in không nhiệt của Epson giúp người dùng giảm tác động môi trường trong suốt vòng đời sản phẩm. Ảnh: Epson

Ngoài ra, từ năm 2023, Epson đã đạt mục tiêu sử dụng 100% năng lượng tái tạo tại các cơ sở sản xuất toàn cầu.

Năm 2024, Epson đặt trọng tâm vào việc giảm thiểu rác thải nhựa tại Việt Nam. Một trong những động thái rõ ràng nhất là tham gia Hội thảo Hành động hướng đến Kinh tế Tuần hoàn Việt Nam 2024 (VCEA2024) lần thứ ba - nơi các chuyên gia và doanh nghiệp chia sẻ giải pháp phát triển bền vững, với vai trò nhà tài trợ kim cương. Tại đây, ông Ippei Nakata, Giám đốc Epson Việt Nam, nhấn mạnh: "Các sản phẩm của Epson được thiết kế để sử dụng ít tài nguyên hơn, tiết kiệm năng lượng và cung cấp các giải pháp bền vững, góp phần xây dựng một nền kinh tế tuần hoàn".

Ông Ippei Nakata cùng nghệ sĩ Nguyễn Quốc Dân tại triển lãm Scrap Species - loài phế liệu. Ảnh: Epson

Ông Ippei Nakata cùng nghệ sĩ Nguyễn Quốc Dân tại triển lãm "Scrap Species - loài phế liệu". Ảnh: Epson

Cũng trong khuôn khổ chuỗi hoạt động của VCEA2024, Epson và các nhà tài trợ đã góp phần cùng nghệ sĩ Nguyễn Quốc Dân tổ chức triển lãm nghệ thuật tái chế "Scrap Species - loài phế liệu", biến rác thải nhựa thành những tác phẩm nghệ thuật giàu tính nhân văn. Triển lãm mang đến góc nhìn mới về tái chế, đồng thời lan tỏa thông điệp sống bền vững.

Ngoài ra, ngày hội tái chế cùng các buổi workshop dành cho nhân viên, nhà quản lý đã được Epson tổ chức nhằm nâng cao ý thức và khuyến khích hành động cụ thể. Những sự kiện này tạo sân chơi cho cộng đồng, đồng thời giáo dục thế hệ trẻ về trách nhiệm bảo vệ môi trường, góp phần lan tỏa giá trị kinh tế tuần hoàn.

Ngày hội tái chế tạo một sân chơi cho nhân viên, đối tác, khách hàng của Epson. Ảnh: Epson

Ngày hội tái chế tạo một sân chơi cho nhân viên, đối tác, khách hàng của Epson. Ảnh: Epson

Kinh tế tuần hoàn đang nổi lên như một giải pháp cho phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và biến đổi khí hậu. Tại Việt Nam, theo Bộ Tài Nguyên Môi Trường, lượng rác thải nhựa khổng lồ lên đến 1,8 triệu tấn mỗi năm, trong khi chỉ 27% được tái chế, đặt ra thách thức lớn về quản lý và xử lý rác thải. Đặc biệt, hai thành phố lớn là Hà Nội và TP HCM thải ra khoảng 80 tấn rác thải nhựa mỗi ngày, làm tăng áp lực lên môi trường và hệ thống xử lý rác thải.

Trước thực trạng này, việc chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn không chỉ là yêu cầu cấp bách mà còn mang lại cơ hội lớn để Việt Nam giảm thiểu chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên và giảm thiểu tác động môi trường. Theo Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2021-2030, kinh tế tuần hoàn được xác định là một trọng tâm trong phát triển bền vững, giúp tái chế và tái sử dụng tài nguyên, kéo dài vòng đời sản phẩm, đồng thời giảm thiểu lượng chất thải.

Việc triển khai kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa các bên liên quan, từ chính phủ, doanh nghiệp đến cộng đồng. Những thách thức chính bao gồm tỷ lệ rác thải tái chế còn thấp (khoảng 11% - 12%), cơ sở hạ tầng tái chế chưa đồng bộ và sự phụ thuộc lớn vào nhựa dùng một lần. Theo các chuyên gia để vượt qua trở ngại này, các doanh nghiệp Việt Nam có thể thực hiện các giải pháp quản lý theo chuỗi giá trị nhựa, kiểm soát nguyên liệu đầu vào và thúc đẩy mô hình 3R (Reduce - Reuse - Recycle, Giảm thiểu - Tái sử dụng - Tái chế).

Cùng chuyên mục

Đọc thêm