Bất động sản

Hà Nội yêu cầu không để xảy ra "bong bóng" bất động sản

Kiểm soát thị trường bất động sản, không để xảy ra sốt giá

UBND TP Hà Nội vừa có văn bản yêu cầu các sở, ngành, Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố Hà Nội, Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện Chỉ thị số 13 ngày 29/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.

Hà Nội yêu cầu không để xảy ra 'bong bóng' bất động sản - Ảnh 1.

UBND TP Hà Nội yêu cầu không để xảy ra tình trạng sốt giá, bong bóng bất động sản trên địa bàn.

Trong đó, UBND TP Hà Nội yêu cầu Sở Xây dựng trên cơ sở Chương trình phát triển nhà ở TP Hà Nội giai đoạn 2021-2030 đã được UBND TP phê duyệt, khẩn trương rà soát, xây dựng Kế hoạch phát triển nhà ở 5 năm và hằng năm theo quy định của Luật Nhà ở, trong đó xác định rõ danh mục các dự án nhà ở để làm cơ sở chấp thuận chủ trương đầu tư dự án nhà ở trên địa bàn TP.

Thực hiện các giải pháp thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân trên địa bàn: Khẩn trương lập danh mục các dự án, rà soát quỹ đất, hoàn thiện thủ tục pháp lý, lựa chọn chủ đầu tư để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, các dự án đầu tư cải tạo chung cư cũ trên địa bàn; rà soát đối tượng, điều kiện, lập và công bố danh mục các chủ đầu tư được vay gói hỗ trợ lãi suất 2% thông qua hệ thống ngân hàng thương mại theo quy định của Nghị định của Chính phủ về hỗ trợ lãi suất từ ngân sách Nhà nước.

Phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố trong việc rà soát, tổng hợp nhu cầu của khách hàng là cá nhân, hộ gia đình vay để mua, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở.

UBND TP Hà Nội cũng yêu cầu Sở Xây dựng theo dõi chặt chẽ, kịp thời, nắm bắt thông tin, tình hình diễn biến của thị trường bất động sản và thực hiện các biện pháp xử lý kịp thời để bình ổn, không để xảy ra tình trạng sốt giá, bong bóng bất động sản trên địa bàn; tăng cường kiểm tra, thanh tra đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về kinh doanh bất động sản, pháp luật về đất đai, xây dựng,..

Ngăn chặn việc tách thửa, phân lô bán nền tràn lan

Đối với Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND TP Hà Nội yêu cầu tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện các thủ tục liên quan đến đất đai để các chủ đầu tư thực hiện các dự án bất động sản, dự án nhà ở mới nhằm tăng nguồn cung cho thị trường; đẩy mạnh thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất để lựa chọn nhà đầu tư thực hiện các dự án nhà ở;

Đồng thời, có biện pháp quản lý, ngăn chặn việc chia tách, phân lô bán nền tại các khu vực chưa được phép đầu tư, thiếu hệ thống hạ tầng...

Hà Nội yêu cầu không để xảy ra 'bong bóng' bất động sản - Ảnh 2.

Tình trạng chia tách thửa,

Sở Kế hoạch và Đầu tư công khai danh mục dự án, quỹ đất, quy trình thủ tục thực hiện dự án đầu tư phát triển nhà ở, bất động sản trên địa bàn để kêu gọi đầu tư; đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thủ tục hành chính chấp thuận chủ trương đầu tư và cấp giấy chứng nhận đầu tư các dự án nhà ở, bất động sản; theo dõi và đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản,...

Được biết, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện 1164 về tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản và phát triển nhà ở.

Theo đó, để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản và phát triển nhà ở ổn định, lành mạnh, bền vững, tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên góp phần phục hồi phát triển kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành liên quan thực hiện hàng loạt các giải pháp.

Trong đó, Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố khẩn trương rà soát lập danh mục các dự án nhà ở thương mại, nhà ở xã hội, bất động sản trên địa bàn; đánh giá cụ thể lý do, nguyên nhân đối với từng dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư nhưng chưa triển khai hoặc chậm triển khai để chủ động, quyết liệt xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo, đề xuất cụ thể, rõ ràng các vướng mắc, bất cập cần tháo gỡ trong trường hợp vượt thẩm quyền.

Tập trung tháo gỡ khó khăn vướng mắc về pháp lý, thủ tục chuẩn bị đầu tư các dự án bất động sản, dự án nhà ở để tăng nguồn cung cho thị trường; báo cáo các cấp có thẩm quyền giải quyết đối với các trường hợp vượt thẩm quyền các cấp, các địa phương.

Các tin khác

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (11/5), giá vàng trong nước tiếp tục tăng. Theo đó, vàng miếng SJC lên mốc 122 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất 120 triệu đồng/lượng.

Miền Bắc, miền Trung mưa đến bao giờ?

Ngày hôm nay (11/5), khu vực miền Bắc và miền Trung tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, nhiều nơi xảy ra mưa vừa, mưa to đến rất to, kèm theo nguy cơ lốc sét và gió giật mạnh. Từ đêm nay mưa lớn giảm dần ở khu vực này. Tây Nguyên, Nam Bộ tiếp tục có mưa dông vào chiều và tối nay.

Giá vàng SJC giảm mạnh

Sáng nay (9/5), giá vàng trong nước giảm mạnh. Theo đó, vàng miếng SJC về quanh mốc 120 triệu đồng/lượng.

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Sáng nay (1/5), mưa lớn đã bao trùm nhiều khu vực ở miền Bắc. Dự báo trong ngày hôm nay, mưa lớn tiếp tục ở khu vực miền Bắc, từ chiều tối và đêm nay mưa giảm dần. Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Nam Bộ và Nam Tây Nguyên mưa dông vào chiều tối. Các khu vực khác ít mưa, ngày nắng.

Giá vàng đồng loạt giảm

Lúc 9h sáng nay (28/4), các doanh nghiệp kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh giảm giá vàng SJC và vàng nhẫn.

VN-Index trở lại mốc 1.200 điểm

Mở cửa với lực bán tháo mạnh, VN-Index mất mốc 1.200 điểm nhưng sau đó dần cải thiện nhờ VIC, VHM, LPB, VNM… và chốt phiên giảm hơn 19 điểm.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Giá vàng tăng dựng đứng

TPO - Sáng nay (15/3), giá vàng trong nước tiếp tục tăng dựng đứng. Theo đó, giá vàng nhẫn lên mốc kỷ lục mới 96,5 triệu đồng/lượng, vàng miếng gần chạm mốc 96 triệu đồng/lượng.

Bamboo Airways có tổng giám đốc mới

Ông Nguyễn Minh Hải từng là Phó tổng giám đốc Vietnam Airlines, Tổng giám đốc Cambodia Angkor Air, nay chuyển sang làm Tổng giám đốc Bamboo Airways.

Việt Nam đang có 40 ví điện tử đang hoạt động – MoMo chiếm 45,8% thị phần

Thị trường ví điện tử Việt Nam đang vào giai đoạn bùng nổ với 40 ví điện tử đang hoạt động. Theo đó, 90% thị phần thuộc về 3 ví MoMo, Moca và ZaloPay; hiện có ba đối thủ cạnh tranh lớn là ShopeePay (AirPay), ViettelPay và VNPT Pay. Robocash Group ước tính đến tháng 7/2024, thị trường này sẽ có 50 triệu người dùng hoạt động, 100 triệu vào tháng 5/2026 và 150 triệu vào tháng 7/2030.

Bị hại vụ Alibaba muốn đòi bằng được đất

Một số bị hại nhất quyết khẳng định đất nông nghiệp tại các dự án mà Nguyễn Thái Luyện vẽ ra có thể chuyển đổi quyền sử dụng thành đất thổ cư, do đó yêu cầu được nhận đất thay vì nhận lại số tiền đã đầu tư.

Gần 92% cơ sở khám chữa bệnh triển khai khám chữa bệnh BHYT bằng CCCD gắn chip

Tính đến hết tháng 11/2022, toàn quốc đã có 11.945 cơ sở khám chữa bệnh triển khai khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân (CCCD) gắn chip, đạt 91,5% tổng số cơ sở khám chữa bệnh BHYT trên cả nước. Và số người sử dụng, tra cứu thành công phục vụ khám chữa bệnh BHYT bằng CCCD gắn chíp đã đạt hơn 4,248 triệu người.