Xã hội

Hà Nội sẽ làm rõ trách nhiệm, xử lý sai phạm, tiêu cực tại 2 dự án đường sắt đô thị

Hà Nội sẽ làm rõ trách nhiệm, xử lý sai phạm, tiêu cực tại 2 dự án đường sắt đô thị - 1

Dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội đoạn Nhổn – Ga Hà Nội là 1 trong 6 dự án Hà Nội sẽ xây dựng kế hoạch, lộ trình, làm rõ trách nhiệm, xử lý các sai phạm, tiêu cực, các tồn tại, hạn chế, thất thoát, lãng phí

UBND TP Hà Nội vừa có kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 53 của Chính phủ về thực hiện Nghị quyết số 74/2022/QH15 ngày 15/11/2022 của Quốc hội về đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Đáng chú ý, trong kế hoạch, UBND TP Hà Nội giao Sở Kế hoạch và đầu tư chủ trì phân loại để xây dựng kế hoạch, lộ trình, làm rõ trách nhiệm, xử lý các sai phạm, tiêu cực, các tồn tại, hạn chế, thất thoát, lãng phí đối với các tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan đến 6 dự án, cụm dự án sử dụng vốn đầu tư công và vốn nhà nước khác không hiệu quả hoặc lãng phí (được nêu tại Phụ lục số 1 kèm theo Nghị quyết số 74/2022/QH15 ngày 15/11/2022 của Quốc hội về) và các tồn tại, hạn chế khác; Hoàn thành trước 31/7/2023.

Theo Phụ lục số 1 kèm theo Nghị quyết số 74/2022/QH15 ngày 15/11/2022 của Quốc hội 6 dự án, cụm dự án nói trên là: Dự án Nhà ở sinh viên Cụm trường tại Khu đô thị mới Pháp Vân – Tứ Hiệp; Dự án Tiếp nước, cải tạo khôi phục sông Tích; Bảo tàng Hà Nội; Dự án tuyến đường sắt đô thị thành phố Hà Nội (tuyến 2) đoạn Nam Thăng Long – Trần Hưng Đạo; Dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội đoạn Nhổn – Ga Hà Nội; Dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải Yên Xá…

Theo kế hoạch, UBND TP cũng yêu cầu các Sở, ngành, đơn vị, UBND các quận, huyện, thị xã, các doanh nghiệp nhà nước thuộc phạm vi quản lý của UBND TP phải tăng cường siết chặt kỷ luật, kỷ cương, triệt để tiết kiệm, chống lãng phí;

Nâng cao hiệu quả huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực của đất nước để phát triển nhanh và bền vững. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án liên quan đến việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Xử lý nghiêm minh, kịp thời trách nhiệm các tổ chức, cá nhân để xảy ra vi phạm trong công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Từ năm 2023, triển khai trong toàn thành phố cuộc vận động về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan tham mưu giúp thành phố tổ chức phong trào thi đua về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong phong trào thi đua đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại;

Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trên tất cả các lĩnh vực sản xuất, tiêu dùng ở mọi cấp, mọi ngành và trong nhân dân với chủ đề, nội dung, hình thức thiết thực, hiệu quả. Kịp thời biểu dương, khen thưởng, nhân rộng các điển hình tiên tiến.

Thường xuyên đánh giá hiệu quả và chất lượng chính sách sau ban hành để kịp thời điều chỉnh các bất cập, mâu thuẫn nhằm hạn chế thất thoát, lãng phí các nguồn lực. Chú trọng xây dựng các cơ chế, chính sách về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong từng giai đoạn đối với một số lĩnh vực then chốt như tiết kiệm năng lượng, quản lý, khai thác, sử dụng đất, tài nguyên, khoáng sản.

Các đơn vị thuộc phạm vi quản lý của UBND TP nghiêm túc chấn chính, rút kinh nghiệm và khẩn trương có giải pháp đồng bộ để khắc phục tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra trong Báo cáo kết quả giám sát năm 2022 của Đoàn giám sát Quốc hội.

Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu, cá thể hóa trách nhiệm; đảm đảm tính công khai, minh bạch; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, tập trung cao độ chỉ đạo để thực hiện tốt công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Tổ chức thanh tra, kiểm tra, ngăn chặn và xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật tránh thất thoát, lãng phí. Tập trung nghiên cứu kỹ các giải pháp, đề xuất, kiến nghị nêu trong Báo cáo số 330/BC-ĐGS ngày 1 1 tháng 10 năm 2022 của Đoàn giám sát Quốc hội để thực hiện nghiêm các nhiệm vụ trọng tâm tại Phụ lục kèm theo.

Về tiến độ cụ thể, UBND TP yêu cầu rõ: cơ quan phối hợp căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao và hướng dẫn của các cơ quan chủ trì, tập trung rà soát, thực hiện nghiêm các nội dung liên quan, báo cáo kết quả thực hiện về các cơ quan chủ trì trước ngày 15/7/2023 (đối với các nhiệm vụ thực hiện trong năm 2023) và trước ngày 15/7/2025 (đối với các nhiệm vụ thực hiện trong giai đoạn 2023-2025)...

Các tin khác

Miền Bắc, miền Trung nắng nóng đỉnh điểm

Hôm nay và ngày mai (21-22/4) là đỉnh điểm đợt nắng nóng đang diễn ra ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung với nhiệt độ dự báo cao nhất miền Bắc từ 35-37 độ, miền Trung 36-38 độ. Nhiệt độ thực tế có thể cao hơn 2-4 độ. Chỉ số tia UV ở ngưỡng rất có hại. Các khu vực khác trên cả nước hôm nay cũng chìm trong nắng nóng.

Chứng khoán giảm sâu

FPT giảm hết biên độ và không có bên mua, trở thành tác nhân chính khiến VN-Index mất 17 điểm, nối mạch giảm 2 phiên liên tiếp.

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Hôm nay (6/4), miền Bắc tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi có mưa vừa đến mưa to. Dự báo hình thái này duy trì đến hết ngày 7/4. Khu vực Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Các khu vực khác ít mưa, hửng nắng, riêng Đông Nam Bộ có nắng nóng.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Miền Bắc chuyển mưa rét từ đêm nay

Từ đêm nay không khí lạnh sẽ khiến nền nhiệt giảm sâu ở miền Bắc, trời chuyển rét, đồng thời có mưa rào rải rác. Trong sáng nay, khu vực Đông Bắc Bộ cũng có mưa nhỏ, mưa phùn. Các khu vực khác trên cả nước ngày nắng, riêng Nam Bộ, vùng núi phía Tây của Bắc Trung Bộ nắng nóng.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Giá vàng tăng dựng đứng

TPO - Sáng nay (15/3), giá vàng trong nước tiếp tục tăng dựng đứng. Theo đó, giá vàng nhẫn lên mốc kỷ lục mới 96,5 triệu đồng/lượng, vàng miếng gần chạm mốc 96 triệu đồng/lượng.