Thời sự

Hà Nội đề xuất trông giữ ô tô ở gầm cầu

Lý giải về kiến nghị này, ông Nguyễn Phi Thường, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho rằng hiện nay, phương tiện cá nhân trên địa bàn tăng nhanh, năm 2023, trên địa bàn thành phố có 6.000 ô tô mới được đăng ký, tốc độ tăng bình quân trên 5%, theo quy hoạch diện tích đất cho giao thông tĩnh thành phố phải đạt 4%/diện tích đất đô thị nhưng hiện nay mới đạt 0,6%.

Hà Nội đề xuất trông giữ ô tô ở gầm cầu- Ảnh 1.

Trông xe tại gầm cầu tại Hà Nội. Ảnh: Anh Trọng

Lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội cũng thông tin, trong quý I/2024, trên địa bàn thành phố Hà Nội xảy ra 385 vụ tai nạn giao thông, làm chết 175 người và 313 người bị thương. So với cùng kỳ năm 2023, tai nạn giao thông tăng 106 vụ (tăng 37,99%), tăng 16 người chết (tăng 10,06%), tăng 130 người bị thương (tăng 71,04%).

Với tình trạng “xe dù, bến cóc,” “xe trá hình” được dư luận quan tâm, phản ánh, lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội cho rằng, vẫn có hiện diễn biến phức tạp. Cùng với các giải pháp tuần tra, xử lý của lực lượng chức năng, lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội kiến nghị Bộ GTVT nghiên cứu bổ sung trong dự thảo Luật Đường bộ theo hướng phân biệt rõ giữa các loại hình vận tải, không để đơn vị vận tải và lái xe lợi dụng để “lách luật”; bổ sung loại hình vận tải mới đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân, phù hợp với tình hình trật tự, an toàn giao thông, đảm bảo không thất thu thuế và quyền lợi hợp pháp của hành khách.

Hà Nội kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải tham mưu Chính phủ sửa đổi bổ sung Nghị định 100/2019/NĐ-CP, Nghị định 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử lý triệt để các hành vi vi phạm về sử dụng ôtô kinh doanh vận tải hành khách dừng, đỗ tại văn phòng đại diện để bốc xếp, hàng hóa; đơn vị có xe hoạt động tái vi phạm nhiều lần các quy định về hoạt động kinh doanh vận tải, các quy định khác, tổ chức, cá nhân vi phạm về trách nhiệm tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ôtô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ như thu hồi giấy phép kinh doanh có thời hạn.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm