Công nghiệp phát triển kéo theo nhu nhà ở
Nằm ở phía Đông Nam tỉnh Bình Dương, thị xã Tân Uyên có vị trí trung tâm nối liền TP Thủ Dầu Một, TP Thuận An, TP Dĩ An, thị xã Bến Cát và các huyện Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên, Phú Giáo.
Những năm qua, Bình Dương luôn đứng trong top đầu các địa phương thu hút vốn đầu tư. Đến nay, toàn tỉnh có gần 4.050 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký 39,4 tỷ USD. Riêng vốn FDI trong quý I/2022 là khoảng hơn 1,68 tỷ USD.
Là thủ phủ công nghiệp của Việt Nam, Bình Dương luôn điểm đến của các nhà đầu tư lớn, với sự xuất hiện của các cụm, khu công nghiệp quy mô. Trong số đó, có các khu công nghiệp của Tập đoàn VSIP.
Riêng Tân Uyên sở hữu 2 khu công nghiệp lớn nhất, gồm VSIP II quy mô 2.045 ha được vận hành năm 2006 và VSIP III khởi công trong tháng 3/2022 với quy mô khoảng 1.000 ha, tổng mức đầu tư hạ tầng dự kiến hơn 6.400 tỷ đồng.
Ngoài ra, hàng loạt các khu công nghiệp lớn cũng đã và đang hoạt động tại Tân Uyên như Nam Tân Uyên (333 ha), Tân Lập (400 ha), Đất Cuốc (348 ha), Uyên Hưng (120 ha), Phú Chánh (128 ha)...
Tốc độ phát triển công nghiệp và đòn bẩy VSIP III cũng đồng nghĩa nơi này đòi hỏi nguồn cầu nhà ở cho hàng triệu lao động, chuyên gia, kỹ sư. Kéo theo đó là dịch vụ tiện ích từ bình dân đến cao cấp như trung tâm thương mại, hệ thống y tế, giáo dục, chăm sóc sức khỏe - vui chơi - giải trí, khu dân cư đô thị, cho tới các văn phòng làm việc, hội nghị, triển lãm... Sự sầm uất của các khu công nghiệp cũng hứa hẹn việc hình thành một tầng lớp người tiêu dùng mới có thu nhập cao hơn.
Theo Tập đoàn An Gia, sự có mặt của VSIP III không chỉ tạo ra sự đột phá của Tân Uyên mà còn là động lực tăng trưởng cho thị trường bất động sản.
"Điều này được dự báo dựa trên kịch bản triển khai khu công nghiệp VSIP I năm 1996 đã khiến thị trường địa ốc Thuận An có bước phát triển vượt bậc cả về nguồn cung lẫn sức cầu cùng mức giá gần như tiệm cận với TP HCM", đại diện Tập đoàn An Gia cho biết.
Nhiều chủ đầu tư lớn đang có xu hướng dịch chuyển về vùng Tân Uyên để phát triển các dự án mới. Hơn nữa, HĐND tỉnh Bình Dương thông qua chủ trương thành lập thành phố Tân Uyê. Dự kiến đến 2025, Tân Uyên sẽ đạt tiêu chí đô thị loại II.
Tiềm năng bất động sản phục vụ chuyên gia
Sự bùng nổ của bất động sản công nghiệp Tân Uyên không chỉ thu hút hàng triệu chuyên gia và kỹ sư cấp cao đến sinh sống và làm việc mỗi năm mà còn là nền tảng thuận lợi để hình thành các khu dân cư, khu đô thị hiện đại liền kề nhằm phục vụ những người có thu nhập cao.
Theo Tập đoàn An Gia, mặt bằng giá bất động sản Tân Uyên còn "mềm" nên cơ hội đầu tư cũng như an cư dễ dàng hơn. Thường những nhà đầu tư nhạy bén sẽ đón đầu thông tin quy hoạch, hạ tầng từ thời điểm ban đầu, để khi hình thành rõ nét biên lợi nhuận sẽ đạt được cao hơn.
Tại Tân Uyên hiện có dự án The Standard (Tân Phước Khánh 10) được xây dựng với định hướng phục vụ giới chuyên gia, kỹ sư cấp cao. Đại diện chủ đầu tư An Gia cho biết, nhờ lối phát triển sản phẩm mới mẻ mang tính tiên phong tại Bình Dương, 374 căn nhà phố biệt lập tại The Standard ghi nhận sức mua tốt kể cả trong thời gian thị trường bất động sản chịu ảnh hưởng bởi Covid-19. Dự án góp phần nâng cao tiêu chuẩn sống tại "thủ phủ công nghiệp" phía Nam, tạo không gian sống như kỳ vọng của giới chuyên gia, cư dân thành đạt.
"Nhiều người mua tìm kiếm lợi nhuận bền vững từ cho thuê, hướng đến nhóm chuyên gia trong và ngoài nước đòi hỏi cao về chất lượng sống. Đây cũng được xem như tài sản tích lũy về lâu dài cho thế hệ tương lai", đại diện An Gia cho biết.
Lý giải "sức nóng" của loại hình biệt thự, nhà liền kề, chuyên gia của kênh Batdongsan nhận định, người mua bất động sản luôn ưu tiên những sản phẩm có lịch sử thanh khoản và sinh lời tốt. Qua báo cáo thị trường tháng 1/2022 của kênh này còn cho thấy, biệt thự, nhà liền kề trở thành loại hình bất động sản được giới đầu tư săn đón nhiều nhất trong các tháng vừa qua. Theo đó, lượng khách hàng tìm kiếm phân khúc này tại thị trường Bình Dương tăng 25%.