Bà Lý Mai Cẩn là Giáo sư tại Đại học Công an Nhân dân Trung Quốc. Bà đã tham gia nghiên cứu về các vấn đề tâm lý của thanh thiếu niên trong nhiều năm.
Trong một nghiên cứu, bà đã thực hiện một cuộc khảo sát trên 1.000 trẻ vị thành niên, kết quả cho thấy rằng ở nhà, những đứa trẻ thường xuyên bị mẹ la mắng có nguy cơ mắc các bệnh khiếm khuyết về nhân cách cao nhất.
Trong đó, 1/4 số trẻ thường xuyên bị mẹ la mắng có lòng tự trọng thấp, dễ mắc các bệnh trầm cảm và hay tỏ thái độ thờ ơ. Bên cạnh đó, 3/4 số trẻ còn lại bị mẹ đối xử tệ sẽ dần trở nên khó bảo và bất hiếu. Giáo sư Lý Mai Cẩn nhấn mạnh, những vấn đề trẻ em thường gặp phải đều liên quan đến sự dạy dỗ của cha mẹ.
Trong số đó, người mẹ có ảnh hưởng lớn nhất đến con cái vì nữ Giáo sư cho rằng hầu hết trẻ nhỏ trong gia đình đều chủ yếu dựa vào sự giáo dục của người mẹ. Đặc biệt, nữ Giáo sư nêu rõ 4 kiểu người mẹ này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển nhân cách của trẻ.
1. Người mẹ có EQ thấp
Khi con mắc lỗi, những người mẹ có trí tuệ cảm xúc thấp luôn thẳng thắn khiển trách con trước mặt mọi người, không chú ý đến việc bảo vệ lòng tự trọng của con. Điều này sẽ khiến những đứa trẻ cảm thấy bị đối xử bất công và dần trở nên dè dặt, tự ti. Đặc biệt, người mẹ có EQ thấp sẽ khiến mối quan hệ giữa mẹ và con trở nên xa cách.
2. Những bà mẹ hiếm khi quan tâm đến con cái
Tình mẫu tử là yếu tố cần thiết cho sự trưởng thành của trẻ. Với tư cách là một người mẹ, nếu bạn ít khi đồng hành, chăm sóc con cái, con sẽ phải tự lo liệu nhiều thứ cho bản thân. Từ đó, con sẽ trở nên thiệt thòi hơn so với các bạn đồng trang lứa được cha mẹ đồng hành và hướng dẫn. Bên cạnh đó, việc người mẹ thiếu quan tâm đến con cái cũng dễ khiến con cảm thấy bị tủi thân, nghĩ rằng không ai chú ý đến mình và dần trở nên xa cách, lạnh lùng với những người xung quanh.
Tuy nhiên, trên thực tế, do những áp lực công việc và cuộc sống, nhiều người mẹ thường xuyên mắc phải lỗi này. Chẳng hạn, khi con cái chia sẻ hay kể chuyện một cách hào hứng nhưng mẹ lại phớt lờ, không lắng nghe con,...
3. Những người mẹ bất hiếu với người già
Nhiều người có quan điểm rằng cha mẹ là tấm gương để con cái học tập và noi theo. Thực tế cũng chứng minh rằng, với tư cách là một người mẹ, nếu bạn không hiếu thảo với người già, con cái cũng sẽ chỉ học theo và thể hiện thái độ không tôn trọng bạn.
Ví dụ, trên đường về nhà cùng con, bạn thấy một cụ già đang ngồi ăn xin. Thay vì bước tới, biếu cụ tiền và động viên cụ, bạn lại tỏ ra khinh bỉ, lạnh lùng đi lướt qua. Lâu dần, việc làm này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển nhân cách của con, khiến con trở thành kiểu người lạnh lùng, ích kỷ.
4. Người mẹ nuông chiều con quá mức
Một người mẹ quá yêu thương con cái, luôn sắp xếp tươm tất mọi việc cho con sẽ nuôi dạy những đứa trẻ năng lực kém, chỉ biết ỷ lại. Khi những đứa trẻ này lớn lên, các con sẽ không thể tự chăm sóc bản thân mà chỉ có thể sống phụ thuộc cha mẹ.
Điều này sẽ dẫn đến một hậu quả tai hại. Sau này, khi bạn già, không còn sức lực để chăm sóc con cái, con sẽ không biết tự lo cho bản thân. Lâu dần, khi không còn cha mẹ ở bên, con sẽ bị mất định hướng, không có chính kiến cho bản thân khiến cuộc đời "xuống dốc không phanh".
Muốn dạy con tốt, cha mẹ cần làm gì?
1. Nuôi dưỡng thói quen lành mạnh cho trẻ
Nhiều chuyên gia cho rằng thói quen quyết định đến số phận của một đứa trẻ. Tuy nhiên, việc phát triển những thói quen tốt không đơn giản và cần nhiều thời gian.
Do đó, cha mẹ nên dành nhiều thời gian để hướng dẫn, uốn nắn con cái phát triển những thói quen tốt. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần tôn trọng quyền riêng tư của con và để con đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành thói quen.
2. Giữ gìn mối quan hệ tốt với con cái
Một số người có quan điểm rằng một mối quan hệ tốt đẹp giữa cha mẹ và con cái còn tốt hơn là chuyện học hành. Để thiết lập mối quan hệ tốt đẹp với con cái, khi con đạt được thành tựu hay làm những việc tốt, cha mẹ cần dành nhiều sự khen ngợi đối với con cái.
Ngược lại, khi con mắc lỗi, cha mẹ nên bình tĩnh cùng con giải quyết vấn đề, đồng thời khuyên nhủ, chỉ bảo con biết được lỗi sai và sửa đổi. Bên cạnh đó, khi con gặp thất bại, cha mẹ cũng cần động viên con phải biết tự mình chấp nhận kết quả không tốt và cố gắng cho lần sau.