Trong sự nghiệp giảng dạy gần 30 năm của mình, bà Li Haoying – giáo sư tại Đại học Sư phạm Bắc Kinh, Trung Quốc chứng kiến không ít sự hoang mang của những đứa trẻ sống trong gia đình giàu có nhưng lại không hạnh phúc. Những đứa trẻ như vậy thường có tương lai rất mong manh và nhiều vấn đề về tâm lý. Qua các nghiên cứu, bà Li Haoying cho rằng, nguyên nhân có thể là do gia đình.
Theo quan điểm của bà Li Haoying, cả nhà trường và gia đình không thể luôn xem điểm số là thứ được cần được ưu tiên nhất. Điều quan trọng là cần biết trẻ có vui vẻ, lạc quan, tốt bụng, khoan dung, kiên trì, dũng cảm, tự tin, kỷ luật hay không. Môi trường gia đình rất quan trọng đối với sự định hình tính cách của một đứa trẻ, đặc biệt là trong giai đoạn đầu.
Bà Li Haoying ví gia đình như một bể cá và các thành viên trong nhà chính là cá trong bể. “Đối với việc nuôi cá, không quan trọng chất liệu của bể cá. Điều quan trọng là duy trì nhiệt độ và độ ẩm ổn định trong bể cá. Cá lớn và cá nhỏ phải sống trong hòa bình.
Không quan trọng gia đình giàu hay nghèo, điều quan trọng là cha mẹ phải hòa thuận, không nên lúc nào cũng cãi vã, mất bình tĩnh, vì điều này quyết định không khí gia đình và cả tính cách của con cái”.
Cha mẹ cần làm gì để nuôi con tốt hơn?
Bà Li Haoying nói rằng:
“Trước hết, người lớn phải chuẩn bị đầy đủ về thể chất và tâm lý trước khi muốn có con.
Thứ hai, dù một đứa trẻ sinh ra, dù là trai hay gái, dù thông minh hoạt bát hay trầm lặng, cần phải yêu thương trẻ vô điều kiện.
Thứ ba, cha mẹ cần tạo không khí đầm ấm trong gia đình, sức khỏe tình cảm của cha mẹ là rất quan trọng”.
Nếu cha mẹ thích tập thể dục, đọc sách, dọn dẹp nhà cửa hằng ngày, cười nhiều và thường xuyên ôm hôn con cái thì trong môi trường như vậy, trẻ sẽ dễ dàng bắt chước theo và học một cách chủ động.
Vì vậy, giáo dục gia đình là kinh nghiệm sống cùng nhau trong cùng một môi trường. Muốn con cái chăm học thì cha mẹ phải ham đọc sách. Muốn con cái chú trọng sức khỏe, cha mẹ phải thường xuyên tập thể dục. Trẻ con học nhanh nhất là khi bắt chước cha mẹ mình.
Làm thế nào để con cái có được nền giáo dục tốt nhất?
Bà Li Haoying nhấn mạnh cha mẹ nên chú trọng tới giấc ngủ của con cái. Giấc ngủ là ưu tiên hàng đầu đối với sức khỏe, trẻ em mẫu giáo và tiểu học nên ngủ đủ 10 tiếng, ngủ sớm và dậy sớm. Trẻ từ 0 – 3 tuổi nên bắt đầu phát triển thói quen này. Nếu không được rèn luyện từ sớm, rất khó để thay đổi sau này. Nhưng nếu trẻ thực sự muốn thay đổi thì vẫn có thể thay đổi được nhưng cần sự kiên trì rất lớn.
Trước hết, bạn phải nhận ra rằng, nếu muốn trẻ thay đổi một thứ gì đó, buộc gia đình phải cùng hợp tác. Bạn cần nhớ rằng, gia đình giống như một bể cá, việc chỉ thay đổi một con cá là không đủ.
Bên cạnh đó, cha mẹ cần chú ý tới những điều sau:
- Tham gia các buổi họp phụ huynh
Việc cha mẹ bận rộn nhưng vẫn tới các buổi họp phụ huynh, đưa đón con đi học sẽ khiến trẻ cảm giác mình được cha mẹ quan tâm nhiều hơn. Điều này sẽ giúp tăng sự tự tin của chúng.
- Đảm bảo trẻ làm xong bài tập về nhà mỗi ngày
Việc kiểm tra bài tập về nhà của con cái và hỗ trợ khi cần cho thấy cha mẹ quan tâm tới việc học của con mình. Khi cha mẹ quan tâm như thế này, trẻ sẽ nhận ra việc học quan trọng như thế nào. Tuy nhiên, cha mẹ chỉ nên hỗ trợ, không nên chỉ trích và tạo áp lực học hành cho con cái.
- Nói cho con cái hiểu về thành công và thất bại là gì
Hầu hết cha mẹ đều nhắc đi nhắc lại, hối thúc trẻ học hành nhưng đôi khi chúng không chịu học bài. Vậy thì hãy để trẻ gánh chịu hâu quả của việc không làm bài tập khi đến trường là gì. Trẻ cần hiểu và trải nghiệm thành công lẫn thất bại ngay từ nhỏ thông qua việc học, điều đó sẽ khiến chúng cần phải chăm chỉ vào lần sau.
Khi trẻ gặp thất bại nào đó, đây là chúng thích hợp để cha mẹ hướng dẫn trẻ những thói quen học tập tốt hơn.
- Thường xuyên khen ngợi và khuyến khích con cái
Khi con cái gặp vấn đề nào đó, thay vì chỉ trích, la mắng, cha mẹ hãy động viên để trẻ thay đổi và cố gắng hơn. Đặc biệt, mỗi khi con cái đạt điểm cao, cha mẹ cũng nên khen ngợi để kích thích trẻ nỗ lực hơn nữa.