Kỹ năng sống

Giải mã: Vì sao cùng ở Seoul nhưng "khu nhà giàu" Gangnam lại là "rốn lũ" trong khi nơi khác bình yên vô sự?

Ngày 8/8 vừa qua, nhiều vùng ở thủ đô Seoul của Hàn Quốc đã hứng chịu tình trạng ngập nặng, nhiều nơi ghi nhận mức ngập sâu qua cả nóc một chiếc ô tô con, gây ra thiệt hại lớn về người và của.

Tuy nhiên, theo truyền thông Hàn Quốc đưa tin và nhiều người Việt sinh sống tại Seoul xác nhận, không phải mọi khu vực của thành phố đều chứng kiến tình trạng ngập như nhau.

Cụ thể, những khu vực bị ảnh hưởng nặng nhất nằm ở vùng trũng gần phía Nam sông Hàn như Gangnam, Gwanak. Bucheon. Theo tờ Korea Herald, bị ảnh hưởng nặng nhất trong các khu vực trên chính là "khu nhà giàu" Gangnam và các khu vực xung quanh.

Tại Gangnam, nhiều video và hình ảnh được chia sẻ cho thấy người dân lội bì bõm trong lũ, ô tô chìm nghỉm và nước tràn cả xuống các ga tàu điện ngầm.

Giải mã: Vì sao cùng ở Seoul nhưng khu nhà giàu Gangnam lại là rốn lũ trong khi nơi khác bình yên vô sự? - Ảnh 1.

Đây không phải là lần đầu tiên các khu dân cư ở phía nam Seoul bị ngập lụt do mưa lớn. Vào tháng 9 năm 2010 và tháng 7 năm 2011, khu vực này đã bị lũ lụt tương tự sau những trận mưa như trút nước.

Trong khi đó, một số khu vực như quận Yangcheon cũng ở phía Nam sông Hàn và nhiều quận khác ở thủ đô Seoul không gặp phải tình trạng tương tự.

Vậy tại sao khu vực giàu có, nơi đã trở nên nổi tiếng khắp thế giới sau thành công của ca khúc hit "Gangnam Style", lại dễ tổn thương trước ngập lụt hơn khu vực khác của thành phố?

"Rốn lũ" của Seoul

Theo truyền thông Hàn giải thích, vấn đề một phần nằm ở đặc trưng địa lý của quận Gangnam. Rất lâu trước khi Seoul trở thành đô thị hiện đại ngày nay, Gangnam là một vùng đất bằng phẳng đầy bùn lầy, chỉ có một vài bản làng thưa thớt.

Do ở vị trí thấp gần sông, khu vực này có nguy cơ bị lũ lụt rất cao.

Đến năm 2022 tức thời điểm hiện tại, Gangnam đã "vươn mình" cùng vô số tòa cao ốc bê tông cốt thép trong khi chất lượng địa chất thì vẫn y nguyên: Hơn 75% diện tích đất ở quận Gangnam có độ cao thấp hơn 40 mét và góc dốc đất là 5%.

Trong khi phần lớn khu vực lân cận là đất bằng phẳng, khu vực xung quanh ga Gangnam lại là vùng trũng thấp so với các quận lân cận như Seocho-dong và Yeoksam-dong, khiến nước mưa dễ tích tụ hơn. Nói dễ hiểu, nước dễ dàng chảy từ các khu lân cận vào Gangnam như một cái phễu.

Đáng chú ý, một số khu vực ước tính có độ cao thấp hơn 10 mét so với các vùng đất xung quanh. Do đó, Gangnam đã được ví như hangari - một chum đất chứa nước truyền thống của Hàn Quốc.

Giải mã: Vì sao cùng ở Seoul nhưng khu nhà giàu Gangnam lại là rốn lũ trong khi nơi khác bình yên vô sự? - Ảnh 2.

Ảnh minh họa 3D địa hình ga Gangnam (vùng trung tâm, chữ đỏ).

Đó là chưa kể lượng mưa tại Gangnam cùng một số quận lân cận còn cao hơn các vị trí khác trong thủ đô. Theo Cơ quan Khí tượng Hàn Quốc giải thích, "Từ ngày 8 đến 9/8, lượng mưa đo được ở quận Dongjak là 425,5mm, quận Seocho là 400,5mm và quận Gangnam là 380mm". Dongjak và Seocho nằm kề phía Tây của Gangnam, cùng nhau tạo thành "tam giác Gangnam".

Cơ sở hạ tầng không đủ ứng phó

Một quan chức cấp cao của chính quyền thủ đô Seoul trả lời báo chí Hàn: "Kể từ trận lũ lụt năm 2012, chúng tôi đã tiếp tục tăng cường các biện pháp và cải thiện cơ sở hạ tầng như xây dựng các đường hầm vượt lũ dưới lòng đất. Giờ đây, chúng ta có thể chịu được lượng mưa lên tới 85mm mỗi giờ. Trước đây, chúng ta chỉ sẵn sàng cho 45mm".

Lượng mưa trung bình tại các vùng bị ngập ở Seoul vào hôm 8/8 là 110mm/giờ.

Quan chức này cho biết thêm, việc xây dựng một đường hầm chống lũ mới ở Banpo gần Gangnam đã được hoàn thành vào tháng 6, nhưng cơ sở hạ tầng hiện tại của nó vẫn chưa sẵn sàng cho trận mưa kỷ lục 80 năm như hôm 8/8 vừa rồi.

Giải mã: Vì sao cùng ở Seoul nhưng khu nhà giàu Gangnam lại là rốn lũ trong khi nơi khác bình yên vô sự? - Ảnh 3.
Giải mã: Vì sao cùng ở Seoul nhưng khu nhà giàu Gangnam lại là rốn lũ trong khi nơi khác bình yên vô sự? - Ảnh 4.

Năm 2015, chính quyền thành phố đã công bố kế hoạch cải thiện thoát nước ở Gangnam và các khu vực lân cận trị giá khoảng 1,4 nghìn tỷ won (hơn 1 tỷ USD). Công trình ban đầu dự kiến hoàn thành vào năm 2016, nhưng do ngân sách và các vấn đề khác, dự án này vẫn đang được triển khai.

Thành phố đặt mục tiêu hoàn thành vào năm 2024.

Nhưng ngay cả với dự án nói trên, các chuyên gia cũng chỉ ra rằng hệ thống thoát nước sẽ không thể ứng phó được những trận mưa lớn như đã thấy trong tuần này. Hệ thống được thiết kế để chịu được một trận mưa lớn xảy ra 30 năm một lần, trong khi lượng mưa hôm 8/8 là chưa từng thấy trong 8 thập kỷ.

Mặt khác, cùng ở phía Nam sông Hàn nhưng quận Yangcheon có số phận khác hẳn Gangnam nhờ có...

Kế hoạch đi trước thời đại

Vào tháng 7 năm 2011, cách đây 11 năm, lượng mưa 400mm đã đổ xuống trong 2 ngày, Gangnam và Seocho đã phải chịu thiệt hại lớn vì ngập lụt và lở đất. Sau đó, thị trưởng Seoul thời ấy là Oh Se-hoon đã công bố kế hoạch xây dựng một "đường hầm nước mưa" có độ sâu lớn tại Gwanghwamun, Shinwol-dong, Yangcheon và ga Gangnam, với chi phí 17 nghìn tỷ won (17 USD).

Kế hoạch là xây dựng một đường ống thoát nước lớn có đường kính khoảng 10m ở độ sâu 40-50m dưới lòng đất. Đường ống này sẽ vừa làm nhiệm vụ thoát nước thông thường, vừa để chứa nước mưa.

Giải mã: Vì sao cùng ở Seoul nhưng khu nhà giàu Gangnam lại là rốn lũ trong khi nơi khác bình yên vô sự? - Ảnh 5.
Giải mã: Vì sao cùng ở Seoul nhưng khu nhà giàu Gangnam lại là rốn lũ trong khi nơi khác bình yên vô sự? - Ảnh 6.

Đường hầm chống lũ "siêu to khổng lồ" bên dưới quận Yangcheon.

Tuy nhiên không lâu sau, kế hoạch này đã được sửa đổi mạnh mẽ khi Thị trưởng Oh từ chức và Thị trưởng Park Won-soon nhậm chức vào tháng 10 năm 2011.

Cựu Thị trưởng Park đã xây dựng "Đường hầm nước mưa" chỉ ở Sinwol-dong và Yangcheon, trong tổng số 7 khu vực thường xuyên bị ngập lụt. Vào tháng 5 năm 2020, cơ sở hạ tầng để chứa và thoát nước mưa Sinwol có thể xử lý lượng mưa từ 95 đến 100mm mỗi giờ đã được hoàn thành ở Yangcheon và kể từ đó không có thiệt hại lũ lụt nghiêm trọng nào diễn ra tại đây hết, kể cả trong đợt mưa vừa rồi.

Giờ đây, Thị trưởng Oh Se-hoon đã trở lại nắm quyền và quyết tâm tiếp tục đại dự án kể trên, với mục tiêu chi thêm 1,5 nghìn tỷ won (hơn 1 tỷ USD) trong 10 năm tới.

Mục tiêu tiếp theo là nâng cấp công suất ứng phó lượng mưa toàn thành phố lên 50-100mm/giờ và trong trường hợp các khu vực dễ bị tổn thương như Gangnam là 100-110mm/giờ.

Các nước khác phòng chống ngập lụt đô thị như thế nào?

Nhật Bản

Không cần nhìn đâu xa, Nhật Bản - người hàng xóm của Hàn Quốc có một trong những hệ thống chống ngập trong đô thị ấn tượng nhất thế giới.

Chính phủ Nhật Bản coi khả năng phòng ngừa và giảm nhẹ thiên tai, chẳng hạn như kiểm soát lũ lụt - là yếu tố trung tâm trong chính sách của mình, và đang tiến hành các sáng kiến trong cả khu vực công và tư.

Tokyo, một trong những khu vực đô thị quan trọng nhất thế giới, đang tận dụng không gian ngầm trong cuộc chiến chống lũ lụt. Một ví dụ là hồ điều tiết ngầm đang được xây dựng để ngăn lũ tràn từ các sông vừa và nhỏ. Khi mưa lớn khiến mực nước sông dâng cao, đập sẽ ngăn nước vào kè xuống hồ chứa, làm giảm lượng nước chảy xuống hạ lưu. Cho đến nay, 28 công trình như vậy đã được xây dựng, chứa được tổng cộng 2,56 triệu m3 nước.

Giải mã: Vì sao cùng ở Seoul nhưng khu nhà giàu Gangnam lại là rốn lũ trong khi nơi khác bình yên vô sự? - Ảnh 7.

Nước từ một con sông dâng cao chảy vào một hồ điều hòa ngầm thay vì tràn qua bờ đê.

Một hồ chứa lớn đã được xây dựng dưới con đường vành đai chính chạy quanh trung tâm Tokyo. Khi một cơn bão gây lượng mưa kỷ lục lên tới 32mm mỗi giờ ở Tokyo vào năm 2019, hồ chứa đã giữ lại khoảng 490.000m3 nước, tương đương 90% tổng dung tích.

Các ước tính chỉ ra rằng nó đã hạ thấp mực nước ở hạ lưu tới 1,5m. "Chúng tôi đã phát triển một cách có hệ thống các công trình sông như hồ chứa này, giúp ngăn chặn thiệt hại do lũ lụt lớn", Giám đốc Odanaka, từ Sở Xây dựng Chính quyền Thủ đô Tokyo (TMG), cho biết.

Hồ chứa hiện vẫn đang được mở rộng. Dự kiến, nó sẽ có thể thoát nước cho lượng mưa lớn cục bộ lên tới 100mm mỗi giờ.

Giải mã: Vì sao cùng ở Seoul nhưng khu nhà giàu Gangnam lại là rốn lũ trong khi nơi khác bình yên vô sự? - Ảnh 8.
Giải mã: Vì sao cùng ở Seoul nhưng khu nhà giàu Gangnam lại là rốn lũ trong khi nơi khác bình yên vô sự? - Ảnh 9.
Giải mã: Vì sao cùng ở Seoul nhưng khu nhà giàu Gangnam lại là rốn lũ trong khi nơi khác bình yên vô sự? - Ảnh 10.

Hệ thống chống lũ MAOUDC độc nhất vô nhị của Tokyo.

Và không thể không kể đến MAOUDC - "Rồng trong lòng đất" của Tokyo. Hoàn thành hồi năm 2016 sau 13 năm thi công, MAOUDC chính là công trình phòng chống lũ lớn nhất thế giới, đồng thời là kết quả từ nỗ lực cải tiến không ngừng của chính phủ Nhật Bản. Đại công trình vô địch này là hệ thống thoát nước gồm 5 bể trụ ngầm cao tới 70m, chứa vừa cả con tàu con thoi.

Nước thoát qua bể ngầm sau đó sẽ chảy qua hệ thống đường hầm dài 6,3km tới sông lớn Edo với vận tốc gần 200m3 mỗi giây. Nước đổ ra sông qua hệ thống 6 cửa xả. Kích thước 1 cửa xả nước đủ để một chiếc tàu điện ngầm có thể chạy qua.

Trung Quốc

Trong khi đó, Trung Quốc lại nổi tiếng với một phát kiến chống lũ khiến ai cũng sững sờ. Thay vì các đại công trình thoát nước như tại Seoul và Tokyo, những năm gần đây Trung Quốc tích cực xây dựng và thử nghiệm các "thành phố bọt biển".

Giải mã: Vì sao cùng ở Seoul nhưng khu nhà giàu Gangnam lại là rốn lũ trong khi nơi khác bình yên vô sự? - Ảnh 11.

"Thành phố bọt biển" sử dụng thảm thực vật để hỗ trợ thấm nước cho việc tái sử dụng.

Giải mã: Vì sao cùng ở Seoul nhưng khu nhà giàu Gangnam lại là rốn lũ trong khi nơi khác bình yên vô sự? - Ảnh 12.
Giải mã: Vì sao cùng ở Seoul nhưng khu nhà giàu Gangnam lại là rốn lũ trong khi nơi khác bình yên vô sự? - Ảnh 13.

Mặt đường sử dụng loại vật liệu "siêu thấm".

Theo đó, dự án này sẽ sử dụng các bề mặt thấm hút nước, kết hợp với cơ sở hạ tầng xanh như cây cối, thảm thực vật để tăng khả năng hút nước, dự trữ và tái sử dụng sau này. Hiện đất nước đã chi hàng tỷ USD cho hàng chục thành phố toàn quốc để triển khai sáng kiến.

Sử dụng mô hình vườn trên mái, công viên đầm lầy, vỉa hè thấm nước và bể chứa ngầm, dự án "thành phố bọt biển" dự kiến giúp hấp thụ và tái sử dụng 70% lượng nước mưa tại 80% diện tích đất đô thị của Trung Quốc.

Nguồn: Tổng hợp

Cùng chuyên mục

Đọc thêm