Kinh doanh

Giá xăng dầu hôm nay 6/7: Quay đầu suy giảm

Giá dầu thế giới

OPEC+ đồng ý tăng sản lượng dầu thêm 548.000 thùng/ngày kể từ tháng 8, đánh dấu đợt tăng mạnh nhất trong năm nay nhằm đẩy nhanh việc phục hồi nguồn cung. Quyết định này được đưa ra sau khi giá dầu tăng vọt rồi giảm trở lại do căng thẳng liên quan đến các cuộc tấn công của Mỹ và Israel vào Iran.

Theo các chuyên gia, việc tăng sản lượng dầu sẽ đánh dấu tháng thứ tư liên tiếp OPEC+ điều chỉnh tăng sản lượng. Điều này có thể khiến cán cân cung-cầu dầu mỏ toàn cầu trong nửa cuối năm có thể bị đảo chiều theo hướng dư cung, dẫn đến việc tích trữ dầu toàn cầu tăng nhanh hơn dự kiến.

Bên cạnh đó, cuộc khảo sát khu vực tư nhân cho thấy, hoạt động dịch vụ tại Trung Quốc - quốc gia nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới - tăng trưởng chậm nhất trong vòng 9 tháng qua, do nhu cầu nhiên liệu suy yếu và lượng đơn hàng xuất khẩu mới giảm.

Giá dầu hôm nay đi xuống. (Ảnh: Oilprice).

Giá dầu hôm nay đi xuống. (Ảnh: Oilprice).

Ngoài ra, giá dầu thế giới giảm khi giới đầu tư chờ đợi kết quả cuộc họp của OPEC+ vào cuối tuần, với kỳ vọng OPEC+ sẽ quyết định tăng sản lượng trong tháng 8.

Giá xăng dầu trong nước

Trong kỳ điều hành ngày 3/7, giá xăng E5 RON92 giảm 1.085 đồng/lít, về mức không cao hơn 19.445 đồng/lít; xăng RON95 giảm 1.210 đồng/lít, không cao hơn 19.906 đồng/lít.

Tương tự, giá dầu các loại cũng giảm mạnh. Cụ thể, giá dầu diesel giảm 941 đồng/lít, về mức 18.408 đồng/lít; dầu hỏa giảm 932 đồng/lít về mức 18.132 đồng/lít. Giá dầu mazut giảm 1.148 đồng về mức 15.807 đồng/kg.

Tại kỳ điều hành này, cơ quan quản lý tiếp tục không trích lập, không chi quỹ bình ổn giá xăng dầu.

Trước đó, từ 0h ngày 1/7, giá xăng cũng đã đi xuống do bắt đầu được giảm 2% thuế giá trị gia tăng VAT (còn 8%).

Tính từ đầu năm 2025 đến nay, giá xăng trong nước trải qua 26 phiên điều chỉnh, trong đó có 10 phiên giảm, 11 phiên tăng và 5 phiên trái chiều.

Các tin khác

Chứng khoán tuần tới tăng hay giảm?

Tuần qua, thị trường chứng khoán trải qua nhiều phiên giao dịch tích cực, tuần tới, sự chú ý sẽ chuyển sang kết quả kinh doanh quý II của các doanh nghiệp niêm yết.

Khách nước nào đến Việt Nam đông nhất?

Theo số liệu vừa công bố của Cục Thống kê, trong 6 tháng đầu năm nay có 10,7 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam, tăng gần 21% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 26% so với năm 2019 - thời hoàng kim của du lịch Việt trước dịch Covid-19. Khách Trung Quốc đến nước ta đông nhất, với hơn 2,7 triệu lượt.