Kinh doanh

Giá vàng SJC "ngược dòng" thế giới, lên sát 121 triệu đồng/lượng

Sáng nay, 3-7, giá vàng trên thị trường quốc tế được giao dịch ở mức 3.348 USD/ounce, giảm khoảng 10 USD/ounce so với phiên trước. 

Giá vàng đang giảm nhanh trong bối cảnh tin tức về đàm phán thuế quan giữa Mỹ và một số quốc gia, trong đó có Việt Nam được lan tỏa, giảm nỗi lo căng thẳng thương mại trên toàn cầu. 

Từ đó, giá vàng cũng giảm vai trò kênh đầu tư trú ẩn an toàn.

Trong phiên giao dịch đêm hôm qua, rạng sáng nay trên thị trường quốc tế, có thời điểm giá vàng tăng vọt lên 3.365 USD/ounce nhưng giảm trở lại ngay sau đó.

Trong khi đó, giá vàng trong nước lại ngược dòng thế giới. Sáng nay, Công ty vàng SJC niêm yết giá vàng miếng SJC ở mức 118,9 triệu đồng/lượng chiều mua vào và 120,9 triệu đồng/lượng chiều bán ra, tăng 200.000 đồng/lượng so với hôm qua.

Ngược dòng thế giới, giá vàng miếng SJC lại tăng - Ảnh 1.

Giá vàng miếng SJC tăng tiếp

Giá vàng miếng duy trì ở mốc cao và tiến sát mốc 121 triệu đồng/lượng. Kim loại quý này cũng đang ở mức cao nhất trong hơn 1 tháng qua.

Trong khi đó, giá vàng nhẫn và vàng trang sức 99,99% lại ổn định ở mức 114,3 triệu đồng/lượng mua vào và 116,8 triệu đồng/lượng bán ra, thấp hơn vàng miếng hơn 3 triệu đồng/lượng.

Kim loại quý trên sàn quốc tế giảm bất chấp đồng USD vẫn suy yếu. Chỉ số đồng USD (DXY) tiếp tục duy trì quan mốc 96,7 điểm - mốc thấp nhất trong nhiều năm qua. Hiện giá vàng thế giới quy đổi theo tỉ giá niêm yết vào khoảng 106,3 triệu đồng/lượng.

Các tin khác

18 năm, 83 triệu lít nước mắm cốt từ Nhà máy Masan PQ

18 năm (2007-2025) là hành trình không ngừng đổi mới và phát triển của Công ty Cổ phần Masan PQ nhằm bảo tồn giá trị nước mắm và khẳng định vị thế của thương hiệu nước mắm Việt trên thị trường toàn cầu.

Giá xăng dầu đồng loạt giảm

Trong kỳ điều hành giá xăng dầu chiều nay 3.7, giá các mặt hàng xăng dầu đồng loạt giảm so với giá điều hành ngày 1.7.

Luật hóa Nghị quyết 42 có thể thay đổi "khẩu vị rủi ro" của ngân hàng, chuyên gia cảnh báo về làn sóng nợ xấu mới

Việc luật hóa Nghị quyết 42 được xem là cú hích quan trọng, cung cấp "vũ khí" pháp lý sắc bén hơn cho ngân hàng trong cuộc chiến xử lý nợ xấu. Tuy nhiên, đây cũng có thể là "con dao hai lưỡi", đòi hỏi sự thận trọng và cơ chế giám sát chặt chẽ để tránh tạo ra một làn sóng nợ xấu mới.