Tài chính

Giá vàng đã tăng liên tiếp 4 tuần, nhà đầu tư trở nên thận trọng

Thông điệp nổi bật trong các dữ liệu kinh tế vĩ mô tuần qua là lạm phát đang chậm lại. Tuy nhiên, các thành viên của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vẫn tiếp tục phản đối ý tưởng Fed sẽ "xoay trục" chính sách tiền tệ.

Trong phiên thứ Sáu (12/8), giá vàng thế giới tăng do lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ giảm. Theo đó, giá vàng giao ngay tăng 0,5% lên 1.798,86 USD/ounce, tính chung cả tuần tăng hơn 1%; vàng kỳ hạn tháng 12 cũng tăng 0,5% lên 1.815,5 USD.

Trong nước, giá vàng tuần qua cũng tăng. Theo đó, giá vàng DOJI tăng từ 66,25 – 67,25 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra) lên 66,55 – 67,55 triệu đồng/lượng (tăng 300.000 đồng); giá vàng SJC của công ty VBDDQSG tăng từ 66,3 – 67,3 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra) lên 66,4 – 67,4 triệu đồng/lượng (tăng 100.000 đồng).

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ tháng 7/2022 ở mức đạt 8,5%, thấp hơn dự đoán của thị trường – là 8,7%, và cũng thấp hơn mức tăng 9,1% của tháng 6 (so với cùng kỳ năm trước). Lạm phát cơ bản trong tháng 7, không tính những mặt hàng dễ biến động như thực phẩm và năng lượng, tăng 5,9% so với một năm trước, cùng mức tăng như tháng 6. Đồng thời, chỉ số giá sản xuất của Mỹ (PPI) trong tháng 7 tăng chậm lại, ở mức 9,8% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn khá nhiều so với mức dự kiến là tăng 10,4%.

Ngay sau khi những dữ liệu này được công bố, thị trường vàng đã có phản ứng tích cực, bởi lạm phát chậm lại khiến nhiều nhà đầu tư suy diễn rằng Fed sẽ giảm tốc độ thắt chặt tiền tệ.

Tuy nhiên, bất chấp các dấu hiệu lạm phát đã hạ nhiệt, Fed vẫn kiên định với lộ trình thắt chặt tiền tệ của mình.

Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang Minneapolis, Neel Kashkari, tại Hội nghị Ý tưởng Aspen tuần qua, cho biết Ngân hàng trung ương Mỹ còn "rất lâu nữa mới tuyên bố chiến thắng" trong cuộc chiến chống lạm phát.

Ông Kashkari nói: "[Tôi chưa] thấy bất cứ điều gì thay đổi", cần phải tăng lãi suất lên 3,9% vào cuối năm nay và 4,4% vào cuối năm 2023. Tỷ lệ này hiện mới nằm trong khoảng 2,25% -2,5%.

Chủ tịch Fed San Francisco Mary Daly cũng cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times trong tuần qua rằng còn quá sớm để "tuyên bố chiến thắng" trước lạm phát.

Trong bối cảnh đó, vàng vẫn tăng giá, nhưng không thể bứt phá mạnh để duy trì lâu trên ngưỡng 1.800 USD/ounce như nhiều nhiều nhà đầu cơ giá lên dự đoán.

Cũng do sự thiếu chắc chắn đó, kết quả khảo sát hàng tuần của Kitco về cho thấy các nhà phân tích Phố Wall chia rẽ quan điểm về đều triển vọng giá vàng tuần tới. Trong số 11 nhà phân tích tham gia khảo sát, 9% có ý kiến trung lập, 45,5% dự đoán giá tăng và 45,5% còn lại dự đoán giá giảm.

Trong khi đó, trên Phố Chính, các nhà đầu tư vẫn lạc quan về kim loại này. Trong số 216 người tham gia khảo sát trực tuyến, 42,1% dự kiến giá sẽ tăng, 28,7% dự đoán giá giảm, và 29,2% dự báo giá đi ngang.

Giá vàng đã tăng liên tiếp 4 tuần, nhà đầu tư trở nên thận trọng - Ảnh 1.

Kết quả khảo sát của kitco về triển vọng giá vàng tuần tới.

Theo các nhà phân tích, đồng đô la Mỹ có khả năng tăng trở lại và gây áp lực lên giá vàng vào tuần tới.

"Vàng đã có mấy phiên vừa qua gần chạm hoặc chạm mức 1.800 USD. Các chỉ số động lượng cho thấy khả năng cao giá sẽ tăng nhẹ, nhưng nhưng tôi ủng hộ quan điểm giá sẽ giảm vì dự đoán đồng USD sẽ hồi phục vào tuần tới khi doanh số bán lẻ và sản xuất công nghiệp đều tăng ở mức 2,0% đến 2,5% trong quý 2", Giám đốc điều hành của Bannockburn Global Forex, ông Marc Chandler cho biết. "Tôi dự đoán mức giã hỗ trợ vòng ngoài sẽ là 1.765 USD, nếu phá vỡ ngưỡng này thì giá sẽ giảm xuống 1.750 USD".

Trong khi đó, Giám đốc chiến lược tiền tệ của Forexlive.com, Adam Button, cho biết các quan chức Fed đang giữ vai trò trung tâm trong việc kiềm chế đà tăng của vàng. "Có một số động lực tốt, nhưng thị trường trái phiếu đang dấy lên một số hoài nghi về lạm phát giảm và các quan chức Fed chắc chắn sẽ tiếp tục tăng lãi suất".

Song đáng chú ý, kể cả những người dự đoán giá vàng sẽ tăng trong tuần tới cũng có thái độ thận trọng với dự đoán của mình.

"Tuần này, việc dự đoán rất là khó khăn. Biểu đồ giá vàng hàng ngày đói với hợp đồng kỳ hạn tháng 12 cho thấy xu hướng tăng giá trong ngắn hạn, mặc dù cũng có hiện tượng các nhà đầu tư đã mua quá mức", chủ tịch công ty Darin Newsom Analysis Inc., Darin Newsom, cho biết. "Mức kháng cự ngắn hạn là cao nhất trong 4 ngày, là 1.824,60 USD, trong khi mức hỗ trợ ngắn hạn là mức thấp nhất trong 4 ngày, là 1.798,6 USD. Đó là phạm vi hẹp, và điều đó có thể khiến giá vàng dễ dàng bứt phá theo hướng đi lên hoặc ngược lại.

Chủ tịch Adrian Day Asset Management, Adrian Day, cho biết lý do dự đoán giá vàng tăng là lo ngại về suy thoái kinh tế.

"Thị trường dần dần nhận ra rằng Fed không thể làm giảm đáng kể lạm phát mà không gây ra suy thoái. Đó là yếu tố tích cực đối với vàng vì có thể Fed sẽ tạm dừng tăng lãi suất, mặc dù đó không phải là mục tiêu trong chính sách thắt chặt của Fed. Nhiều chỉ số kinh tế của Mỹ đã chậm lại, thậm chí Fed còn công bố bắt đầu quá trình giảm bảng cân đối kế toán", ông Day nói. "Nếu Fed bắt đầu rút bớt thanh khoản nhanh chóng theo bất kỳ cách nào thì suy thoái cũng đều sẽ trở nên tồi tệ hơn rất nhanh."

"Dữ liệu CPI thấp hơn nhiều người mong đợi. Và điều đó chủ yếu được thúc đẩy bởi giá năng lượng giảm", Giám đốc chiến lược hàng hóa toàn cầu của TD Securities, Bart Melek cho biết.

Ông Melek đồng ý với các diễn giả của Fed, những người đã phủ nhận việc Fed sẽ giảm tốc độ tăng lãi suất.

"Vẫn có nhiều vấn đề quan trọng xung quanh lạm phát. Rất có thể lạm phát sẽ tiếp tục nằm cao hơn nhiều so với mục tiêu của Fed", ông Melek nói nói.

Thực tế là giá năng lượng có thể tiếp tục giảm trong ngắn hạn, nhưng áp lực lạm phát có thể quay trở lại khi thời tiết bắt đầu trở lạnh.

"Trong tháng 8 này, năng lượng sẽ không còn là nguồn gây áp lực giảm lạm phát. Khi mùa đông đến, nhu cầu tăng lên. Nhưng giá năng lượng có thể sẽ tiếp tục giảm. Rất khó có khả năng Fed sẽ sẵn sàng giảm lãi suất nhiều hơn dự kiến vào đầu năm 2023.". Do đó: "rất có nguy cơ giá giảm trở lại 1.700 USD/ounce.

Tham khảo: Kitco


Cùng chuyên mục

Đọc thêm