Bất động sản

Giá đất nền nhiều nơi tăng mạnh "chỉ vì ăn theo" tin sáp nhập

Tóm tắt:
  • Giá đất tại nhiều khu vực tăng từ 30-50% chỉ sau thông tin sáp nhập tỉnh, nhưng chuyên gia lo ngại "sốt ảo".
  • Giá đất nền tại miền Bắc tăng trung bình 20-67%, trong khi miền Nam ghi nhận tăng nhẹ hơn từ 20-30%.
  • Lượng tìm kiếm đất nền tháng 3 tăng khoảng 50% so với tháng 2, với Hà Nội tăng 52% và TP HCM tăng 31%.
  • Các chuyên gia cảnh báo rằng giá tăng nhanh chóng không bền vững và có thể dẫn đến rủi ro chôn vốn.
  • Để giá bất động sản tăng bền vững, cần phát triển hạ tầng và nền tảng kinh tế, không chỉ dựa vào thông tin sáp nhập.

Tại sự kiện báo cáo thị trường bất động sản quý I do chuyên trang Batdongsan tổ chức sáng 11/4, ông Đinh Minh Tuấn, Giám đốc Batdongsan khu vực miền Nam, cho biết chỉ riêng trong tháng 3 sau khi bùng nổ thông tin về sáp nhập các tỉnh thành, giá và lượng tìm kiếm đất nền trên cả nước biến động mạnh, tăng trung bình từ 20-67% so với cùng kỳ.

Đi cùng với giá, lượt tìm mua đất nền tháng 3 cũng tăng trung bình 50% so với tháng 2 trước đó. Đất nền Hà Nội có lượt tìm kiếm tăng 52%, TP HCM tăng 31%, các tỉnh còn lại tăng từ 54-140% so với tháng 2. Phân khúc đất nền cũng được các đơn vị sàn môi giới đánh giá là tăng trưởng mạnh nhất về giao dịch trong quý I. Có hơn 44% sàn môi giới nhận định giao dịch tăng trên dưới 10% và 24% cho biết giao dịch tăng từ 10-50%.

Bất động sản khu đông TP HCM với các dự án đất nền, nhà phố, tháng 2/2025. Ảnh: Quỳnh Trần

Bất động sản khu đông TP HCM với các dự án đất nền, nhà phố, tháng 2/2025. Ảnh: Quỳnh Trần

Tương tự, báo cáo của Hội Môi giới bất động sản (Vars) cũng cho thấy, trong tháng 3 chỉ sau vài tuần kể từ khi có thông tin đề xuất sáp nhập tỉnh thành, giá đất tại một số địa phương đã bị đẩy lên cao, có nơi lên tới 20-30%. Tuy nhiên thực tế lượng giao dịch ghi nhận chỉ tăng trưởng tại các tỉnh thành được dự đoán là trung tâm sáp nhập, có mặt bằng giá bất động sản chưa quá cao.

Còn theo DKRA Group, trong quý I, giá bán đất nền có hiện tượng tăng cục bộ tại một vài tỉnh, thành như Nhơn Trạch (Đồng Nai) tăng 30-50%, Phú Mỹ, Châu Đức (Bà Rịa – Vũng Tàu) tăng 20-30% còn phần lớn các tỉnh phía Nam chỉ tăng trung bình 6-8%. Đà tăng cục bộ này được dẫn dắt bởi các thông tin về việc sáp nhập tỉnh thành.

Ông Đinh Minh Tuấn, Giám đốc khu vực miền Nam của Batdongsan, cho biết đà tăng giá đất nói trên ghi nhận ở lượng tin rao, cụ thể hơn là mức tăng kỳ vọng từ bên bán, không hoàn toàn là mức giá được giao dịch trên thực tế. Xu hướng tăng mạnh hơn ở các tỉnh miền Bắc và vẫn "khiêm tốn" với các tỉnh phía Nam. Với tin tức về sáp nhập tỉnh, nhà đầu tư miền Bắc cũng thể hiện sự quan tâm nhiều hơn những khu vực khác trên cả nước.

Theo dữ liệu tổng hợp từ Google vào tháng 2, khu vực Miền Bắc và Hà Nội ghi nhận lượng tìm kiếm từ khoá "sáp nhập tỉnh" cao nhất, các tỉnh thành còn lại gồm Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Thái Bình, Bắc Ninh, Bình Dương...

Nhìn nhận về đà tăng giá "nóng" của đất nền, giới chuyên gia cho rằng xu hướng tăng này không bền vững và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tiến sĩ Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, nhận định diễn biến tăng giá đất theo biến động quy hoạch không mới với thị trường bất động sản Việt Nam. Lịch sử cho thấy mỗi khi xuất hiện thông tin về quy hoạch mới, giá đất ở khu vực liên quan thường tăng mạnh trong ngắn hạn. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ tâm lý FOMO (sợ bỏ lỡ cơ hội) của nhà đầu tư.

Theo ông Đính, việc sáp nhập các tỉnh, thành sẽ có tác động tích cực tới thị trường bất động sản, có thể hỗ trợ giảm bớt một số thủ tục pháp lý thực hiện dự án, giúp thị trường có thêm nguồn cung, nhất là ở phân khúc nhà ở vừa túi tiền. Người dân sẽ có thêm nhiều lựa chọn mua nhà với mức giá hợp lý hơn.

Tuy nhiên, giá trị bất động sản muốn tăng lên một cách bền vững cần có nền tảng, nghĩa là phải có sự phát triển đồng bộ về hạ tầng giao thông, kinh tế xã hội. Nếu chỉ tăng theo thông tin đồn đoán về hạ tầng, quy hoạch rất dễ rủi ro chôn vốn, thua lỗ.

Đồng tình, ông Đinh Minh Tuấn cho rằng có 3 yếu tố quyết định sự tăng giá bất động sản bền vững tại một địa phương là đầu tư công, nền tảng kinh tế địa phương và tỷ lệ xuất, nhập cư. Còn nếu chỉ tăng dựa trên tin sáp nhập vào một địa phương, đô thị trong thời gian ngắn, không loại trừ khả năng là tăng ảo. Nếu đầu tư theo sóng tin đồn nguy cơ gặp rủi ro là rất lớn, đặc biệt với những nhà đầu tư mới tham gia thị trường hoặc sử dụng đòn bẩy tài chính.

Khuyến cáo đầu tư trước tình trạng sốt đất ảo do thông tin sáp nhập tỉnh, chuyên gia bất động sản Lê Quốc Kiên cho rằng, cần hết sức thận trọng và không nên chạy theo tâm lý đám đông. Sáp nhập dễ tạo làn sóng đầu cơ, đẩy giá đất lên cao theo xu hướng và "trò chơi" tâm lý, không dựa vào nhu cầu thực. Nếu quy hoạch chậm trễ hoặc chậm công bố thông tin chính thức, thị trường có thể "vỡ bong bóng".

Theo ông Kiên, giá bất động sản phụ thuộc vào những yếu tố kỳ vọng tương lai gồm đường sá, hạ tầng, khả năng khai thác cộng thêm tình hình kinh tế và việc làm ở địa phương cũng như khả năng kéo dân về. Tất cả những thứ này tạo nên giá trị tăng trưởng thực tế cho một bất động sản. Một thị trường tiềm năng vẫn tăng trưởng tốt dù có biến động điạ giới hay không và ngược lại.

Các chuyên gia lưu ý nhà đầu tư cẩn trọng và đi dài hạn, hạn chế lướt sóng theo thông tin tăng giá nếu không phải dân chuyên nghiệp và vốn không đủ mạnh.

Các tin khác

Giá vàng đang tăng rất mạnh

Sáng nay (18/4), giá vàng SJC được các doanh nghiệp kinh doanh vàng điều chỉnh tăng mạnh. Tuy nhiên, cùng loại vàng SJC là thương hiệu quốc gia nhưng giá bán ra lại khác nhau, thậm chí có doanh nghiệp niêm yết cao nhất lên tới 121 triệu đồng/lượng.

Chứng khoán giảm sâu

FPT giảm hết biên độ và không có bên mua, trở thành tác nhân chính khiến VN-Index mất 17 điểm, nối mạch giảm 2 phiên liên tiếp.

Thời tiết miền Bắc những ngày tới

Hôm nay và ngày mai (14-15/4), miền Bắc sẽ rét về đêm và sáng, trưa chiều nắng ấm. Từ 16/4, nền nhiệt tăng mạnh. Từ 18/4, miền Bắc bước vào đợt nắng nóng diện rộng, gay gắt đầu tiên của mùa hè năm nay. Tây Nguyên và Nam Bộ trong hai ngày 14-15/4 có mưa dông rải rác vào chiều tối.

Nhiều doanh nghiệp bị hủy đơn hàng do áp lực thuế quan Mỹ

Thủ phủ công nghiệp tỉnh Bình Dương là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề vì chính sách thuế quan từ Mỹ. Hiện có nhiều doanh nghiệp (DN) bị hủy đơn hàng. Trong bối cảnh này, Bình Dương đã có động thái hỗ trợ DN với hy vọng ổn định tình hình.

Thông tin mới về gió mùa đông bắc

Sáng 13/4, không khí lạnh đã ảnh hưởng tới hầu hết Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và một phần Trung Trung Bộ, vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 8, giật cấp 10. Dự báo hôm nay sẽ là ngày rét nhất trong đợt gió mùa đông bắc này. Mưa lớn giảm dần ở Tây Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

Hội chứng thận hư: Căn bệnh ‘lặng lẽ’ có thể gây tử vong

Hội chứng thận hư là một bệnh lý mạn tính có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Thạc sĩ, bác sĩ nội trú Đào Thị Thu – Bệnh viện Bạch Mai đã có những chia sẻ cụ thể về nguyên tắc điều trị, các biến chứng nguy hiểm và lời khuyên cho bệnh nhân trong quá trình theo dõi bệnh.

5 đồ uống giảm mỡ gan

Nước chanh và trà xanh đều cung cấp các chất có lợi, giúp tăng cường quá trình trao đổi chất béo và giảm mỡ gan tự nhiên.