Từ phát hiện tình cờ đến những tác phẩm độc đáo
Hiện nay, nhiều người đã quen thuộc với các dòng tranh như: sơn dầu, tranh giấy, khảm trai…nhưng tại TP Ninh Bình (tỉnh Ninh Bình) nhiều người còn biết đến với dòng tranh từ lá cây bồ đề rất độc đáo và có giá trị được anh Hoàng Thanh Phương (SN 1984, quê Ninh Bình) sáng tạo ra trong vài năm gần đây.
Kể lại mối "lương duyên" đến với ý tưởng làm tranh bằng lá bồ đề, anh Phương cho hay, năm 2018, khi nhìn thấy những chiếc lá bồ đề rơi trên mặt hồ, và hình ảnh những phật tử sang Ấn Độ thỉnh những chiếc lá bồ đề về nên anh nảy ra ý định sẽ tạo nên những tác phẩm từ lá bồ đề.
Anh Hoàng Thanh Phương - Chủ phòng tranh Bồ Đề Tây Phương mày mò sáng tạo ra những tác phẩm từ lá bồ đề.
Nghĩ là làm, anh bắt tay vào thu, nhặt những chiếc lá về nhà nghiên cứu, tạo tác. Tuy nhiên, để tách hết phần diệp lục trong lá và giữ cho chiếc lá có thể bảo quản được lâu dài thì lại là bài toán không đơn giản. Bản thân anh cũng nhiều nhiều lần thử nghiệm và không thành công.
Những chiếc lá được loại bỏ toàn bộ phần thịt lá (diệp lục) chỉ còn lại gân lá.
Sau vài tháng, từ những kiến thức hoá học của một người bạn là Vũ Trung Đức đã nghĩ ra phương pháp ngâm những chiếc lá với nước vôi trong.
Sau khoảng từ 2-3 tháng ngâm trong nước vôi, phần diệp lục trong lá sẽ bị phân huỷ, phần còn sót lại sẽ được công nhân dùng bàn chải mềm để chà tách sạch.
Để tăng độ bền, gân lá sẽ được phủ lớp nhũ trộn và thêm bột nghệ để tạo nên màu vàng óng.
Những sản phẩm nhỏ được treo trang trí trên ô tô.
Khi chỉ còn nguyên phần gân lá sẽ được đem phơi dướng nắng nhẹ cho khô hoàn toàn. Tiếp đó sẽ đến công đoạn loại bỏ các lá bị rách, phân loại lá theo kích cỡ rồi chuyển cho các nghệ nhân tạo tác.
Để sản phẩm được bền bỉ với thời gian, mỗi chiếc lá sẽ được phủ lên 1 lớp sơn nhũ và bột nghệ để tạo nên độ vàng óng cho chiếc lá, trước khi được chuyển đi tạo tác hoàn chỉnh.
Dưới bàn tay khéo léo của người nghệ nhân, các tác phẩm rất độc đáo, sáng tạo đã được ra đời.
Sau khoảng 4 tháng kể từ khi có ý tưởng, những sản phẩm đầu tiên từ lá bồ đề đã ra đời. "Lúc đó, chúng tôi làm ra những sản phẩm để phục vụ cho thú chơi của bản thân, một số sản phẩm được làm thành đồ trang trí tặng người thân treo trên ô tô, để sau ốp điện thoại…chứ không nghĩ đến việc kinh doanh", anh Phương kể.
Sau một thời gian ngắn được nhiều người quen đón nhận, anh Phương nhận thấy tiềm năng của của lá cây này nên đã quyết định dùng lá bồ đề tạo thành những tác phẩm nghệ thuật đến với nhiều người.
Việc làm một bức tranh cỡ lớn phải mất hàng tháng trời.
Rất nhanh sau đó, các sản phẩm với nhiều kích, mẫu mã, từ những sản phẩm nhỏ có giá vài trăm nghìn cho đến những sản phẩm công phu có giá trị lên tới gần 100 triệu đồng đã được tạo tác và bán trên thị trường.
Nhắc nhở con người hướng thiện
Nói về việc tại sao lại chỉ chọn lá bồ đề để làm tranh, anh Phương cho hay có nhiều loại lá có thể làm thành tranh, tại Ninh Bình là địa phương Phật giáo phát triển, cây bồ đề - loài cây gắn liền với đạo Phật, khi treo lá bồ đề như nhắc nhở mỗi người tu tâm dưỡng tính, làm việc thiện, tránh xã điều xấu.
Từng chiếc lá được gắn tỷ mỉ để tạo nên 1 tác phẩm.
Với tác phẩm cỡ nhỏ, mỗi nghệ nhân cũng mất vài ngày để hoàn thiện.
Anh Lương Thanh Tùng, nhân viên phòng tranh chia sẻ, vào dịp tháng 7, tháng 8, hàng năm, các xã viên trong hợp tác xã Sinh dược sẽ tiến hành thu hái lá trên cây, bởi đây là thời điểm lá cây đang độ bánh tẻ, xương lá dày dặn.
Hơn nữa, thời tiết vào Thu thuận lợi cho việc phơi lá, vì trời nắng quá lá sẽ bị khô, mà mưa ẩm thì lá sẽ bị mốc.
Hình ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp được tạo tác trên lá bồ đề.
Anh Tùng cho biết thêm, hiện phòng tranh đang cùng với hợp tác xã địa phương đang chuẩn bị triển khai trồng thêm cây bồ đề để thu hái lá làm tranh, đồng thời giúp tạo thêm môi trường xanh cho thành phố.
Từ khi sản phẩm tranh bồ đề xuất hiện cũng tạo thêm nhiều việc làm cho lao động địa phương có thu nhập ổn định. Như vậy, mỗi chiếc lá sẽ không già đi và rụng xuống mà trở thành những tác phẩm nghệ thuật.
Tác phẩm lớn có giá trị trên 30 triệu đồng được làm từ vỏ cây, lá bồ đề và tượng Phật dát vàng. Anh Tùng tiết lộ, phòng tranh từng bán tác phẩm có giá cao nhất gần 100 triệu đồng.
Phần lá cây được xếp tỷ mỉ thành tầng lớp, tạo chiều sâu cho bức tranh.
Phơi lá bồ đề thích hợp với thời tiết nắng, gió nhẹ.
Một tác phẩm hoàn thành phải trải qua nhiều công đoạn trong khoảng 3 tháng.