Doanh nghiệp

FPT Telecom International (FTI) lên mục tiêu chiếm 30% thị phần giải pháp mạng cho SME tại Việt Nam

Chuyển đổi số được xem là một xu thế tất yếu với mọi doanh nghiệp (DN), nếu muốn cạnh tranh và phát triển. Trong xu thế này, các DN sẽ đẩy nhanh sự chuyển dịch từ phương thức kinh doanh truyền thống, sang các phương thức kinh doanh mới, đặc biệt trên các nền tảng số.

Có một bài toán lớn đặt ra, phần lớn các DN ở Việt Nam là các DN vừa và nhỏ (SME), thậm chí rất nhỏ, nhưng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cùng với những thay đổi nhanh chóng, mạnh mẽ của thế giới kinh doanh và công nghệ đã đòi hỏi các DN ở mọi quy mô luôn luôn phải vận động.

Ông Trần Hải Dương, đại diện FTI chia sẻ: “Thị trường Việt Nam đang có gần 800.000 doanh nghiệp, trong đó 97% là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME). Mỗi đơn vị lại cần một hệ thống mạng thông tin để phục vụ cho hoạt động vận hành và phát triển, đặc biệt trong giai đoạn công cuộc chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ”.

Được biết, FPT Telecom International (FTI) là công ty thành viên của CTCP Viễn thông FPT. Từ đầu năm 2008, FTI bắt đầu hoạt động độc lập và hiện một trong những nhà cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin và điện toán đám mây.

Đối tượng FTI hướng đến tập trung vào nhóm SME, doanh nghiệp khởi nghiệp… thông qua liên kết với đối tác lớn để cung cấp các phần mềm giải pháp hỗ trợ chuyển đổi số cho DN. Mới nhất, FTI vừa ký kết chiến lược với Aruba Việt Nam để tận dụng lợi thế của mỗi bên cung cấp giải pháp mạng toàn diện cho nhóm khách hàng SME. Trong đó, Aruba theo ông Dương là đơn vị dẫn đầu về đường truyền và có nhiều công nghệ trong hệ thống mạng, giúp quản lý tập trung, sử dụng trí tuệ nhân tạo để chẩn đoán lỗi và xử lý nhanh. Mục tiêu chung của FTI và Aruba là chiếm lĩnh từ 30% thị trường SME tại Việt Nam (tính đến năm 2025).

Trở lại với bài toán chuyển đổi số của nhóm SME, theo đại diện FTI những đơn vị này thường lựa chọn đầu tư hệ thống mạng dễ quản lý, dễ vận hành, bảo trì, tối ưu hóa chi phí... Do đó, phải mang đến giải pháp mạng tối ưu, đáp ứng cho từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ với các dòng sản phẩm Instant On ra đời, hỗ trợ DNcó thể giám sát và quản trị mọi lúc mọi nơi qua Cloud Controller mà không phát sinh thêm chi phí License.

Thực tế, mỗi công ty có một đặc điểm riêng, tùy theo lĩnh vực hoạt động và tuỳ theo thâm niên của công ty. Có 3 nhu cầu chính khi DN tìm kiếm một giải pháp chuyển đổi số theo góc nhìn người trong cuộc, gồm:

Thứ nhất, giải pháp phải cho phép tổ chức khoa học và thông suốt các công việc nội bộ. Giải pháp đó cũng giúp nhân viên cấp dưới nắm bắt được những công việc mình cần làm, và tập trung vào công việc, từ đó có kế hoạch phân bổ thời gian một cách hợp lý, hiệu quả.

Thứ hai, SME đặc biệt cần giải pháp cho phép phân tích dữ liệu kinh doanh, về tất cả các mặt.

Cuối cùng, giải pháp chuyển đổi số phải cho phép quản lý hệ thống khách hàng. Bởi, trong thời đại ngày nay, mọi ngành nghề đều có thể coi là một ngành dịch vụ, việc quản lý khách hàng nói chung, và việc CSKH nói riêng, là một yếu tố rất quan trọng để đảm bảo hiệu quả kinh doanh, tăng dần uy tín và tăng trưởng phát triển công ty về lâu về dài.

Do đó, để có được một chiến lược chuyển đổi số phù hợp, đúng đắn, DN ở mọi quy mô đều có chung phương pháp tiếp cận và các bước thực hiện. Đầu tiên, DN sẽ phải đặt ra những câu hỏi để phân tích đúng đắn những định hướng chiến lược của DN. Những phân tích này cần dựa trên nhiều dữ liệu, từ khách hàng, quản lý khách hàng, hành trình trải nghiệm của khách hàng, hay những vấn đề về hạ tầng công nghệ…

Tiếp đến là đánh giá hiện trạng của DN, không chỉ đơn giản là đánh giá về mặt công nghệ, mà cả quy trình hoạt động. Khâu đánh giá hiện trạng được các chuyên gia cho là rất quan trọng, và phải đánh giá về cả mặt nghiệp vụ lẫn hạ tầng công nghệ, xem xét các công cụ hỗ trợ và nền tảng dữ liệu hiện tại có đáp ứng được cái quy trình đấy hay không?

Cuối cùng theo chuyên gia là phải xác định các mục tiêu, từ bức tranh tổng thể, định hướng của DN về mặt mô hình tổ chức, hạ tầng CNTT đến các mục tiêu ưu tiên. Mục tiêu ưu tiên ở đây chính là trả lời các câu hỏi “đau ở đâu” và ưu tiên giải quyết “chỗ đau” đó. Từ đó, SME mới có thể đồng nhất xây dựng một kế hoạch về lộ trình thực hiện các sáng kiến số và đưa vào các quá trình ngắn hạn, trung hạn, dài hạn trong chuyển đổi số.

Nhìn chung, các SME phải tính toán, phân tích cẩn thận để quá trình chuyển đổi số được thực thi nhanh hơn, hiệu quả hơn, hạn chế hao tổn nguồn lực.

Các tin khác

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Hôm nay (6/4), miền Bắc tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi có mưa vừa đến mưa to. Dự báo hình thái này duy trì đến hết ngày 7/4. Khu vực Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Các khu vực khác ít mưa, hửng nắng, riêng Đông Nam Bộ có nắng nóng.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Miền Bắc chuyển mưa rét từ đêm nay

Từ đêm nay không khí lạnh sẽ khiến nền nhiệt giảm sâu ở miền Bắc, trời chuyển rét, đồng thời có mưa rào rải rác. Trong sáng nay, khu vực Đông Bắc Bộ cũng có mưa nhỏ, mưa phùn. Các khu vực khác trên cả nước ngày nắng, riêng Nam Bộ, vùng núi phía Tây của Bắc Trung Bộ nắng nóng.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Giá vàng tăng dựng đứng

TPO - Sáng nay (15/3), giá vàng trong nước tiếp tục tăng dựng đứng. Theo đó, giá vàng nhẫn lên mốc kỷ lục mới 96,5 triệu đồng/lượng, vàng miếng gần chạm mốc 96 triệu đồng/lượng.

Đà Nẵng chi 400 tỷ đồng "tân trang" sông Hàn

Đà Nẵng chi hàng trăm tỷ đồng vào các dự án, sản phẩm du lịch mới, trong đó lãnh đạo thành phố này đang xem xét phương án chi khoảng 400 tỷ đồng thiết kế dự án trang trí sông Hàn để thu hút du khách du lịch.

Cần chuẩn bị lớp cán bộ trẻ 30 - 40 tuổi

“Cần chuẩn bị lớp cán bộ trẻ từ 30 đến 40 tuổi, nếu không nhanh già lắm. Tôi thấy ở nhiều lĩnh vực, lĩnh vực nào cũng có người xuất sắc, chỉ có được quan tâm phát hiện đào tạo hay không, chứ không thể nói là không có”. Bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng ban Tổ chức T.Ư cho biết như vậy tại Tọa đàm “Xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ trẻ đáp ứng yêu cầu giai đoạn mới”, ngày 16/3.