Tài chính

Fintech toàn cầu tăng tốc, định hình tương lai tài chính

Ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp Fintech toàn cầu

Theo báo cáo từ QED Investor và BCG, doanh thu toàn ngành Fintech dự kiến tăng từ 245 tỷ USD năm 2022 lên hơn 1.500 tỷ USD vào năm 2030, tương đương mức tăng trưởng gấp hơn 6 lần trong vòng chưa đầy một thập kỷ.

Sự tăng tốc này phần lớn được thúc đẩy bởi các công nghệ lõi như trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data), điện toán đám mây và blockchain – những công cụ đang làm thay đổi cách vận hành, quản trị rủi ro và tương tác với khách hàng trong ngành tài chính. Trong đó, AI được xem là trụ cột giúp các công ty Fintech tối ưu hóa vận hành, tự động hóa quy trình, đồng thời nâng cao hiệu quả trong khâu phòng chống gian lận và ra quyết định tín dụng.

McKinsey dự báo trong giai đoạn 2023-2028, Fintech sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng cao gấp ba lần so với các ngân hàng truyền thống, nhờ khả năng linh hoạt, thích ứng nhanh và khả năng xây dựng các mô hình kinh doanh mới. Đáng chú ý, trong bối cảnh hành vi người tiêu dùng đang dịch chuyển mạnh mẽ sang nền tảng số, việc tập trung vào cải thiện trải nghiệm khách hàng (CX) trở thành ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp Fintech toàn cầu.

Fintech toàn cầu tăng tốc, định hình tương lai tài chính - 1

Tập trung vào cải thiện trải nghiệm khách hàng (CX) trở thành ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp Fintech toàn cầu (Ảnh: Viettel Money).

Theo thống kê của DemandSage, khoảng 2/3 giao dịch tài chính hiện nay được thực hiện trực tuyến, và 64% người dùng toàn cầu sẵn sàng sử dụng dịch vụ Fintech. Riêng trong năm 2024, hơn 57,8% giao dịch Fintech được thực hiện thông qua ứng dụng di động, phản ánh xu thế số hóa ngày càng rõ nét. Người dùng hiện nay không chỉ tìm kiếm sự tiện lợi, tốc độ, mà còn kỳ vọng vào tính bảo mật và cá nhân hóa trong trải nghiệm tài chính.

Đáp lại kỳ vọng này, các doanh nghiệp Fintech đang tích cực tích hợp công nghệ để tạo ra dịch vụ nhanh, dễ tiếp cận và an toàn hơn. Từ thanh toán không tiếp xúc (contactless), ví điện tử, đến các nền tảng quản lý tài chính cá nhân, lĩnh vực Fintech ngày càng mở rộng không gian phục vụ. Một trong những điểm sáng là phương thức thanh toán A2A (Account-to-Account) – cho phép người dùng chủ động khởi tạo giao dịch từ tài khoản cá nhân hoặc nhận yêu cầu thanh toán qua hệ thống ngân hàng hoặc nền tảng Fintech, giúp giảm lệ thuộc vào các trung gian và tối ưu chi phí giao dịch.

Ngoài ra, công nghệ AI ngày càng được ứng dụng sâu để nâng cao an ninh tài chính. Theo báo cáo của MarketWatch, các công ty Fintech đang triển khai hệ thống phát hiện gian lận theo thời gian thực, cho phép cảnh báo sớm, chặn giao dịch bất thường và bảo vệ người dùng khỏi các hành vi lừa đảo. Những cải tiến này không chỉ củng cố niềm tin người dùng mà còn thúc đẩy hệ sinh thái tài chính toàn cầu phát triển theo hướng minh bạch, hiệu quả hơn.

Việt Nam vươn mình trên bản đồ công nghệ tài chính

Hưởng lợi từ hệ sinh thái khởi nghiệp mạnh mẽ và sự gia tăng các khoản đầu tư mạo hiểm, Fintech Việt Nam phát triển mạnh từ đầu 2010, song hành với nhu cầu số hóa ngày càng cao trong lĩnh vực tài chính. Theo Mordor Intelligence, quy mô thị trường Fintech Việt Nam ước tính đạt 19,98 tỷ USD vào năm 2025 và dự kiến ​​sẽ đạt 50,20 USD vào năm 2030, với tốc độ CAGR là 20,23%.

Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp Fintech trong nước đang dồn lực đầu tư vào công nghệ và tối ưu trải nghiệm người dùng để giữ vững đà phát triển. Từ việc cải tiến giao diện ứng dụng, rút ngắn thời gian xử lý giao dịch, đến tích hợp AI, machine learning và phân tích dữ liệu lớn để cá nhân hóa dịch vụ – các công ty nội địa đang chứng minh khả năng thích nghi nhanh và linh hoạt với xu thế toàn cầu.

Các ví điện tử phổ biến như MoMo, ZaloPay, ShopeePay hay nền tảng tài chính số toàn diện như Viettel Money hiện đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính đến người dân, đặc biệt ở những khu vực chưa được ngân hàng phục vụ đầy đủ. Cùng với đó, Fintech Việt cũng đang từng bước xây dựng hệ sinh thái đa tầng, kết nối giữa thanh toán, tiêu dùng, quản lý tài chính, bảo hiểm và đầu tư.

Fintech toàn cầu tăng tốc, định hình tương lai tài chính - 2

Viettel Money vừa được vinh danh ở hạng mục “Excellence in Monetizing the Network” nhờ chiến lược trải nghiệm khách hàng đột phá (Ảnh: Viettel Money).

Một trong những ví dụ tiêu biểu là Viettel Money - nền tảng tài chính số do Tập đoàn Viettel phát triển. Tại TM Forum Excellence Awards 2025, Viettel Money được vinh danh ở hạng mục “Excellence in Monetizing the Network” nhờ chiến lược trải nghiệm khách hàng đột phá. Đây là lần thứ hai nền tảng này được ghi nhận tại TM Forum, sau giải thưởng “Beyond Connectivity” vào năm 2022. Viettel Money cũng là đại diện duy nhất của Việt Nam được vinh danh cùng hạng mục với các tập đoàn công nghệ - viễn thông hàng đầu như Huawei (Trung Quốc), Ericsson (Thụy Điển), Jio Platforms (Ấn Độ), China Unicom và e& (UAE).

Theo đó, đội ngũ phát triển CX của Viettel Money đã chủ động ứng dụng và nội địa hoá mô hình CEMM (Customer Experience Maturity Model) từ TM Forum, qua đó xây dựng nền tảng trải nghiệm khách hàng giai đoạn 2025–2030 trên sáu lĩnh vực trọng yếu là trải nghiệm, chiến lược, văn hoá, công nghệ, dữ liệu và vận hành. Với triết lý “thiết kế trải nghiệm từ bên trong tổ chức”, mỗi sản phẩm - dịch vụ ra mắt đều đảm bảo mang đến sự thuận tiện, an toàn và dễ sử dụng cho người dùng.

Ngoài ra, nền tảng này còn phát triển hệ thống phân tích hành vi và mô hình duyệt hồ sơ thông minh, giúp người dân ở vùng sâu vùng xa có thể nhanh chóng tiếp cận các sản phẩm tín dụng và dịch vụ tài chính chính thống. Nhờ đó, Fintech không chỉ phục vụ các đô thị lớn mà còn góp phần mở rộng tài chính toàn diện - một trong những mục tiêu phát triển quan trọng của Việt Nam trong giai đoạn chuyển đổi số.

Các tin khác

Mã vùng điện thoại cố định sau sáp nhập như nào?

Với 11 tỉnh/thành phố không có sự biến động, mã vùng điện thoại cố định vẫn giữ nguyên. Với 23 tỉnh/thành phố mới được sắp xếp từ 02 tỉnh/thành phố trở lên sẽ áp dụng song song các mã vùng điện thoại cố định, sau đó dự kiến sẽ áp dụng theo mã vùng của tỉnh mới.

Long Châu, OMRON mang thiết bị tầm soát huyết áp, điện tim hiện đại về Việt Nam

Với tầm nhìn chung trong việc đưa các thiết bị y tế thế hệ mới, dễ sử dụng và tích hợp công nghệ thông minh đến gần hơn với cộng đồng, Long Châu đã hợp tác cùng OMRON - thương hiệu uy tín trong lĩnh vực giải pháp theo dõi sức khỏe tại nhà, nhằm mang thiết bị đo huyết áp tích hợp điện tâm đồ (ECG) đến người dùng Việt.

The Legend Danang - Tuyệt tác sống mới kề bên Cầu Rồng

Kề bên Cầu Rồng với tầm nhìn panorama ôm trọn núi - sông - biển, The Legend Danang là sự giao thoa hoàn hảo giữa thiên nhiên hùng vĩ, kiến trúc tinh tế và phong cách sống đẳng cấp. Một kiệt tác kế thừa di sản đô thị, xứng đáng có mặt trong bộ sưu tập bất động sản dành cho giới tinh hoa.

Đồng USD giữ vững sức mạnh khi áp lực thương mại từ Mỹ gia tăng

Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump thông qua dự luật cắt giảm thuế lớn và chuẩn bị áp thuế lên nhiều quốc gia, đồng USD tiếp tục giữ đà tăng so với euro và yên Nhật. Dữ liệu việc làm khả quan cũng góp phần củng cố niềm tin vào nền kinh tế Mỹ, dù thị trường vẫn lo ngại về mức nợ công ngày càng cao.

OCBS dự định rót 220 tỷ đồng vào cổ phiếu HAG

Công ty Chứng khoán OCBS vừa công bố nghị quyết của hội đồng quản trị ngày 2/7 về phân bổ hạn mức đầu tư tự doanh 220 tỷ đồng vào cổ phiếu HAG của Hoàng Anh Gia Lai (HAGL).

Sun Group ra mắt phân khu thấp tầng cao cấp The RiO cận kề cầu Rồng Đà Nẵng

‏Nằm ngay bên sông Hàn, cận kề Cầu Rồng biểu tượng, phân khu thấp tầng The RiO thuộc tổ hợp cao cấp Sun Ponte Residence chính thức được Sun Property (thành viên Sun Group) giới thiệu ra thị trường tháng 7/2025. Sở hữu vị trí đắc địa hiếm có, tâm điểm của kết nối giao thương, du lịch, dịch vụ, The RiO hứa hẹn sẽ là “ngôi sao mới” của BĐS Đà thành.‏

Tác dụng của quả cà tím

Không chỉ là nguyên liệu quen thuộc trong bữa ăn hằng ngày, cà tím còn mang đến nhiều lợi ích bất ngờ cho sức khỏe nếu được sử dụng đúng cách.