Tài chính

FED sẽ ra sao dưới kỷ nguyên Donald Trump 2.0?

TIN MỚI
FED sẽ ra sao dưới kỷ nguyên Donald Trump 2.0?- Ảnh 1.

Cựu Tổng thống Mỹ Donald J. Trump và Chủ tịch Fed Jerome H. Powell

Theo giới quan sát, chiến dịch tranh cử của ông Trump vẫn chưa có kế hoạch chi tiết cho Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nhưng các cố vấn đã tập trung nhiều hơn vào ngân hàng trung ương và đưa ra một số đề xuất.

Trong khi một số cố vấn của ông Trump đưa ra ý tưởng cố gắng hạn chế khả năng của Fed trong việc ấn định lãi suất độc lập với Nhà Trắng, thì những người khác lại phản đối mạnh mẽ ý tưởng đó, và một số người cho rằng điều đó là không thể. Việc hạn chế khả năng ấn định lãi suất của Ngân hàng trung ương mà không chịu ảnh hưởng trực tiếp của Nhà Trắng sẽ là một việc khó khăn về mặt pháp lý và chính trị, đồng thời có thể làm rung chuyển thị trường chứng khoán – nơi mà ông Trump thường dùng làm thước đo cho sự thành công của mình.

Ngoài điều đó, ông Trumg hoàn toàn có thể ủng hộ các khía cạnh khác trong chính sách của Fed.

Ông Trump sẵn sàng một lần nữa lợi dụng những lời chỉ trích của công chúng để cố gắng gây áp lực lên Fed. Nếu đắc cử lần này, không loại trừ khả năng ông sẽ bổ nhiệm một chủ tịch Fed mới vào năm 2026. Trong quá trình vận động tranh cử lần này, ông đã công khai nói về kế hoạch thay thế ông Powell, người mà chính ông Trump đã bổ nhiệm vào chức vụ này trong nhiệm kỳ Tổng thống của mình, trước khi Tổng thống Biden tái bổ nhiệm ông.

Và một số cố vấn của ông Trump đang nỗ lực trong chiến dịch tạo ra những thay đổi quan trọng hơn, thậm chí là thay đổi cả thể chế của ngân hàng trung ương. Fed quản lý các ngân hàng lớn nhất nước Mỹ và ông Trump muốn được tăng quyền kiểm soát đối với quy trình quản lý đó, chẳng hạn như làm cho các quy định trở nên ít phiền toái hơn cho các tổ chức tài chính.

Dưới đây là mối liên hệ giữa Fed và Nhà Trắng hiện tại, và những kịch bản thay đổi có thể xảy ra nếu ông Trump trở lại Nhà Trắng trong nhiệm kỳ thứ 2.

Fed độc lập với Nhà Trắng.

Fed có trách nhiệm kiểm soát lạm phát bằng cách tăng lãi suất để làm cho nhu cầu chậm lại và từ đó giảm bớt áp lực giá cả. Các Tổng thống đương nhiệm của Mỹ về cơ bản luôn thích lãi suất thấp bởi điều đó khích lệ người dân vay tiền, qua đó thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng. Nhưng Nhà Trắng lại không có tiếng nói trong chính sách của Fed.

Sự độc lập của Fed tồn tại vì một lý do quan trọng: Lãi suất cao có thể gây ra tổn thất kinh tế trong thời gian ngắn và gây khó khăn cho các Tổng thống khi tái tranh cử. Nhưng đôi khi vẫn cần lãi suất cao để đảm bảo lạm phát vẫn được kiểm soát.

Nghiên cứu cho thấy rằng việc cho phép các ngân hàng trung ương thiết lập chính sách dựa trên nhu cầu kinh tế của quốc gia thay vì nhu cầu bầu cử của chính trị gia sẽ cho phép các nhà hoạch định chính sách đưa ra những lựa chọn tốt hơn.

Kể từ những năm 1990, Nhà Trắng hầu như tránh đề cập đến chính sách của Fed vì tôn trọng sự độc lập của tổ chức này. Nhưng ông Trump khi còn đương chức đã đảo ngược điều đó, thường xuyên chỉ trích Fed giữ lãi suất quá cao .

Tuy nhiên, trước thềm bầu cử, ông Trump phê phán ông Powell cân nhắc hạ lãi suất, cho rằng bất kỳ nỗ lực giảm lãi suất nào trước cuộc bầu cử sẽ là mưu đồ chính trị nhằm giúp đỡ các đảng viên Đảng Dân chủ đương nhiệm. Ông cũng tiết lộ ý đồ nếu đắc cử sẽ sa thải Chủ tịch Fed, cho biết đã c ó “một vài lựa chọn” cho chiếc ghế này, nhưng từ chối tiết lộ đó là những ai.

Trước cuộc bầu cử năm 2016 ông cũng đã có những nhận xét tương tự, và sau đó khi đắc cử thì chuyển sang kêu gọi Fed cắt giảm lãi suất.

Những nỗ lực trực tiếp để kiểm soát lãi suất có thể khó khăn.

Khi còn là Tổng thống, ông Trump rất nỗ lực thay đổi chính sách để được tăng cường sự kiểm soát trực tiếp đối với các quyết định về lãi suất và quy định của Fed. Tuy nhiên, mặc dù bị ông chỉ trích nhiều, song các quan chức Fed vẫn phớt lờ các đề xuất của ông Trump và hạ lãi suất ít hơn mức mà ông muốn.

Câu hỏi lớn là liệu lần này ông Trump có thể tiến xa hơn và cố gắng trực tiếp kiểm soát chính sách của Fed hay không?

Các chuyên gia pháp lý cho biết Nhà Trắng có thể gặp khó khăn trong việc đưa chính sách lãi suất của Fed vào tầm kiểm soát của mình nếu không thông qua luật này trước Quốc hội.

FED sẽ ra sao dưới kỷ nguyên Donald Trump 2.0?- Ảnh 2.

Ông Powell được Tổng thống Biden tái bổ nhiệm làm chủ tịch Fed vào năm 2022.

Việc sa thải ông Powell cũng có thể khó khăn.

Tuy nhiên, Nhà Trắng có thể tác động đến chính sách tiền tệ mà không cần trực tiếp thực hiện điều đó, bao gồm cả việc bổ nhiệm lãnh đạo Fed.

Tổng thống có quyền đề cử các thống đốc vào hội đồng quản trị của Fed khi họ rời đi hoặc khi nhiệm kỳ của họ hết hạn. Những quan chức này chiếm 7 trong số 12 phiếu bầu về chính sách lãi suất, và chủ tịch, phó chủ tịch và phó chủ tịch phụ trách giám sát ngân hàng của Fed đều là các Thống đốc do Nhà Trắng đề cử.

Những vị trí này hiện đã đầy đủ, chỉ có hai chức thống đốc sẽ hết hạn trước cuối năm 2028. Và nhiệm kỳ Chủ tịch của ông Powell sẽ không kết thúc trước năm 2026. Nhưng ông Trump trước đó đã tính đến việc sa thải chủ tịch Fed. Liệu ông có thực hiện điều này nếu đắc cử hay không?

Đầu năm 2018, ông Trump không hài lòng với những quyết sách của ông Powell và đã xem xét khả năng sa thải chiếc ghế Chủ tịch Fed trước khi xác định rằng điều đó sẽ vi phạm pháp luật. Vào năm 2020, ông đưa ra ý tưởng loại bỏ ông Powell khỏi vị trí Chủ tịch và chỉ để ông Powell là 1 ttrong 7 Thống đốc của Fed. Nhưng ông Trump chưa bao giờ thực hiện ý tưởng này.

Trong khi một số người thân cận với chiến dịch tranh cử cho rằng việc sa thải ông Powell có thể một lần nữa được cân nhắc , thì những người khác lại cảnh báo rằng việc làm như vậy sẽ không được xét xử về mặt pháp lý và có thể bị tòa án thách thức. Ông Trump có thể đổ lỗi cho Chủ tịch Fed nếu lạm phát vẫn ở mức cao. Nhưng ngoài các vấn đề pháp lý, không có động cơ nào để thay thế chiếc ghế này.

Ông Trump vẫn có thể sử dụng quyền đề cử để gây ảnh hưởng tới Fed.

Ông Trump đã nói rõ rằng ông không có ý định tái bổ nhiệm ông Powell khi nhiệm kỳ của ông kết thúc. Nhưng ông sẽ không thể chỉ định bất kỳ ai làm người thay thế ông Powell: Những người được đề cử vào các vị trí lãnh đạo và thống đốc Fed phải được Thượng viện xác nhận.

Những thay đổi về quy định của ngành ngân hàng có thể được cân nhắc.

Quy định của Fed về các ngân hàng luôn là vấn đề rất được chú ý. Ông Trump trong một video trên trang web tranh cử của mình đã đề cập đến kế hoạch thay đổi các quy định của Fed. Trong đó, ông hứa sẽ ký một đạo luật để “cấm các quan chức” trừng phạt các công ty vi phạm các quy tắc mà họ đã thiết lập thông qua hướng dẫn không chính thức. Đó là điều mà Fed thực hiện với các ngân hàng thông qua quy trình giám sát hàng ngày của mình.

Ông Trump nói trong clip: “Các quan chức (Fed) sẽ không bao giờ được phép bắt nạt và gây áp lực buộc các ngân hàng phải đóng cửa, làm mất nền tảng tài chính và các ngành công nghiệp không được ưa chuộng về mặt chính trị nữa”.

Tóm lại, nếu ông Trump tái đắc cử, ông sẽ cố gắng để được can thiệp nhiều hơn vào hoạt động của Fed, nhưng điều đó không phải là dễ dàng.

Tham khảo:

Cùng chuyên mục

Đọc thêm