Tài chính

Elon Musk kiêu ngạo quá đà: Đinh ninh Tesla vững trên

CEO Toyoda Akio của Toyota tuyên bố vào ngày 26/1 rằng ông sẽ từ chức và giao “chìa khoá’ tại nhà sản xuất xe ô tô lớn nhất thế giới cho Sato Koji – phụ tá thân cận của ông. Để hiểu lý do của động thái này, mọi người có lẽ cần phải xem lại một video từ năm 2021. Trong video đó, 2 người đàn ông này đã lái chiếc xe Lexus điện đầu tiên của Toyota và Toyoda Akio là người cầm lái.

Đầu tiên, điều có thể thấy rõ nhất đó là Toyoda khá hoài nghi về xe điện (EV): Ông nói rằng cảm thấy xe điện lái khá nặng. Sau đó, ông đặt chân xuống sàn và khi tốc độ xe tăng lên, ông bắt đầu reo hò, phấn khích không khác nào 1 phi công trong bom tấn Top Gun. Việc này đáng chú ý – nhưng phù hợp. Trong mắt nhiều người, Toyota là kẻ chậm chân trong lĩnh vực xe điện. Trong tuyên bố về quyết định trao lại vị trí CEO cho Sato, một người trẻ hơn ông 13 tuổi, Toyoda đã nói rõ rằng đã đến lúc chuyển giao cho một thế hệ mới để đưa Toyota tăng tốc vào kỷ nguyên xe điện.

Rất nhiều các bài báo xung quanh quyết định kể trên của Toyoda cho thấy đó là một động thái phản ứng với sự cạnh tranh từ Tesla. Tesla có thể là nhà sản xuất xe điện lớn nhất thế giới và theo như CEO Elon Musk của họ thì Tesla đang ở vị trí mà dùng kính viễn vọng cũng nhìn thấy đối thủ số 2. Tuy nhiên, có vẻ như, Elon Musk đã phớt lờ một công ty non trẻ mới nổi ở Trung Quốc.

TOYOTA CỦA XE ĐIỆN

Công ty non trẻ đó là BYD – hãng xe điện mà trong năm nay nhiều khả năng sẽ vượt Tesla trở thành công ty thuần bán xe điện lớn nhất toàn cầu. BYD vừa là đối tác xe điện của Toyota tại Trung Quốc đồng thời cũng là một đối thủ cạnh tranh xứng tầm mới nổi trên toàn cầu. Quan trọng hơn, BYD đang chứng minh mình có rất nhiều đặc điểm vốn đã giúp Toyota trong nhiều thập kỷ trở thành công ty ô tô thành công nhất hành tinh.

Tờ The Economist chỉ ra rằng cả BYD và Toyota đều có nhiều điểm tương đồng. Họ không phải có gốc rễ trong ngành công nghiệp ô tô. Toyota vốn khởi đầu là một hãng dệt. Trong khi đó, các sản phẩm thủa sơ khai của BYD lại là pin và điện thoại di động. Từ thủa đầu, họ vốn thua xa những đối thủ cạnh tranh ô tô toàn cầu đến mức họ buộc phải nghĩ cách đi theo một con đường khác hoàn toàn. Có giai đoạn, Toyota định thử nghiệm thay thế xăng bằng… than củi.

Trong khi đó, BYD thì sử dụng kinh nghiệm làm pin của mình để tập trung vào xe điện và xe plug-in – thứ được biết đến ở Trung Quốc như loại xe năng lượng mới. Cả 2 đều mài dũa những kỹ năng của mình tốt trong nước và khi ra toàn cầu, họ bắt đầu từ những thị trường xe tương đối kém phát triển trước.

Tuy nhiên, việc thử làm xe ô tô đã nhanh chóng phát triển nên đế chế của riêng họ. Trong giai đoạn 6 năm từ 1955 đến 1961, lượng xuất khẩu của Toyota đã tăng hơn 40 lần và họ không cần nhìn lại kể từ đó.

Trong khi đó, BYD nói rằng họ mất 13 năm để sản xuất ra 1 triệu chiếc xe điện đầu tiên. Nhưng chỉ mất 1 năm đều đạt được 1 triệu thứ 2 và 6 tháng để đạt được mốc 3 triệu. Họ đã hoạt động tại 12 quốc gia và nói rằng có cơ sở sản xuất tại nhiều địa điểm từ Brazil tới Hungary, Ấn Độ… Họ cũng làm xe bus điện tại California. Hiện tại, BYD là nhà sản xuất pin lithium-ion lớn thứ 2 thế giới, chỉ sau CATL. Điều này tạo ra lợi thế cho việc mở rộng ra toàn cầu. Tu Le – một chuyên gia đến từ công ty tư vấn Sino Auto Insights không ngần ngại gọi BYD là “Toyota mới”.

Trên thực tế, Toyota đã trở thành gã khổng lồ sản xuất trong ngành suốt nhiều thập kỷ. “The Toyota Way” là một sự kết hợp giữa những cải tiến không ngừng nghỉ, sản xuất tinh gọn và quản lý chuỗi cung ứng vô song. BYD lại đang làm những điều khác biệt. Họ là môt trong những công ty tích hợp theo chiều dọc nhất thế giới, tự tay làm mọi thứ từ pin tới chất bán dẫn. Nhưng giống Toyota, họ sở hữu một mô hình hiệu quả. Le sử dụng một thuật ngữ hay được sử dụng ở thung lũng Silicon là “GSD” (Get Shit Done) để mô tả sự khác thường trong sản xuất của BYD. GSD có nghĩa là “Làm việc gì cũng phải tập trung, dù dở dù hay cũng phải hoàn thành”.

Taylor Ogan – chủ sở hữu công ty đầu tư Snow Bull Capital – người cũng có nắm cổ phần tại BYD tỏ ra kinh ngạc về mức độ tự động hoá của hãng xe điện này. “Sự hiện diện của con người duy nhất mà bạn nhìn thấy ở các nhà máy của BYD là làm công đoạn kiểm tra ở cuối dây chuyền hay sửa robot. BYD đang tự động hoá giống hệt những gì “Toyota đã làm”. Warren Buffett – huyền thoại đầu tư cũng là fan hâm mộ của công ty này – ông là cổ đông lớn của BYD.

Hiệu quả là nguồn năng lượng tạo ra khả năng có lợi nhuận cho BYD. Công ty này rất ít cung cấp thông tin cập nhập về hoạt động của mình. Tuy nhiên, vào ngày 30/1, họ đã đưa ra dự báo sơ bộ về lợi nhuận ròng trong năm 2022. Theo đó, con số ở mức khoảng 2,4 – 2,5 tỷ USD – tức là lớn hơn 5 lần so với năm 2021. Dựa trên điều này, Ogan nói rằng tính toán của ông cho thấy rằng trong quý trước, biên lợi nhuận gộpk trong mảng kinh doanh ô tô của BYD đã vượt Tesla – công ty cho đến giờ vẫn là nhà sản xuất ô tô lợi nhuận tốt nhất thế giới.

Ogan tin rằng, điều này phản ánh sự thật rằng BYD – công ty xuất phát điểm là nhà sản xuất xe ô tô plug-in đai trà đang dần gia tăng bán các loại xe điện cao cấp, có biên lợi nhuận cao. Nhưng không giống Tesla, họ có đa dạng mẫu mã, kiểu dáng và đưa ra mẫu mã mới thường xuyên.

Ẩn số lớn là Mỹ, nơi BYD hiện chưa có mặt. Đây không phải là nhà sản xuất ô tô nước ngoài đầu tiên lo ngại phản ứng dữ dội ở thị trường Mỹ. Toyota, giống như các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản khác, trở thành nạn nhân của cuộc chiến thương mại Mỹ-Nhật vào những năm 1980. Với sự cạnh tranh Trung-Mỹ ngày một gay gắt, áp lực địa chính trị mà BYD phải đối mặt là vô cùng lớn.

Họ dự kiến sẽ tạo ra một cú hích lớn tại triển lãm điện tử tiêu dùng ở Las Vegas vào tháng 1 này, nhưng điều đó đã không xảy ra. Một trở ngại lớn để vào Mỹ, theo ông Ogan, là thuế quan, có từ nhiệm kỳ cựu Tổng thống của Donald Trump, đối với các linh kiện EV do Trung Quốc sản xuất, chẳng hạn như pin.

Nhưng sau cùng, việc BYD ra mắt tại Mỹ có thể là điều khó tránh. Mặc tất cả xung đột địa chính trị, các nhà sản xuất xe của Mỹ vẫn phụ thuộc vào doanh số bán xe ở Trung Quốc – thị trường ô tô lớn nhất thế giới. Hơn nữa, BYD có thể cung cấp những dòng xe điện giá dưới 40.000 USD – phù hợp cho việc sản xuất đại trà. Và dù thất bại, BYD có thể tìm kiếm sự giúp đỡ của Toyota để khai phá thị trường Mỹ, đặc biệt là nếu liên doanh của họ tại Trung Quốc đâm chồi nảy lộc.

Hiện tại, vẫn an toàn khi nói rằng Toyota đã nhận diện được nhiều thách thức từ BYD. Giống Toyota, BYD không khoe khoang về sức mạnh và chỉ âm thầm chứng minh bằng những con số. Đó là một điều khác biệt rất lớn nữa giữa BYD và Tesla!

Nguồn: The Economist

Cùng chuyên mục

Đọc thêm