Sống

Được con gái 15 tuổi rủ xem "Sex Education", người mẹ "ngã ngửa", nhưng sốc hơn khi con bảo "Sống tử tế với chính mình khó mẹ nhỉ?"

Tóm tắt:
  • Chị Thủy, 40 tuổi, lo ngại về phim ảnh ảnh hưởng đến con gái 15 tuổi của mình.
  • Bé Tuệ Anh xin mẹ xem bộ phim "Sex Education" cùng nhau để chia sẻ trải nghiệm.
  • Chị Thủy thấy bộ phim mang lại nhiều thông điệp nhân văn sâu sắc về tuổi mới lớn.
  • Câu nói của Tuệ Anh về sống tử tế với chính mình khiến chị Thủy suy ngẫm về bản thân.
  • Chị nhận ra rằng sống tử tế với chính mình quan trọng không kém việc tử tế với người khác.

Câu chuyện bất ngờ giữa 2 mẹ con

Có những khoảnh khắc trong đời mà người lớn cũng phải bất ngờ trước sự trưởng thành của con trẻ. Và đôi khi, bài học lớn nhất lại đến từ những điều tưởng chừng rất nhỏ nhặt, một bộ phim, một câu thoại và một lời thì thầm giữa đêm khuya.

Chị Thủy - 40 tuổi, sống ở Hà Nội, là mẹ của bé Tuệ Anh, một bạn nhỏ vừa tròn 15 tuổi, đang học lớp 9.

Từ trước đến nay, chị vẫn giữ quan điểm rằng những bộ phim Âu Mỹ về tuổi mới lớn với nội dung nhạy cảm, đề cập đến giới tính hay các vấn đề tâm lý chỉ nên dành cho người trưởng thành hoặc ít nhất cũng phải là sinh viên đại học.

Cũng như bao bậc phụ huynh khác, chị lo sợ con gái mình sẽ bị "lệch lạc" suy nghĩ, tiếp nhận sai lệch về giá trị sống.

Nhưng rồi, trong một buổi tối mùa hè oi ả, khi công việc tạm gác lại, chị Thủy thấy con gái lặng lẽ ngồi thu mình trong phòng, mắt đỏ hoe vì vừa cãi nhau với bạn thân trên mạng xã hội.

Bé Tuệ Anh đề nghị: "Mẹ ơi, tối nay mẹ xem phim 'Sex Education' với con đi, con thấy các bạn cùng lớp bảo hay và ý nghĩa lắm".

Chị Thủy hơi chột dạ. Bộ phim mà ngay cái tên đã nhạy cảm thế kia?

Được con gái 15 tuổi rủ xem "Sex Education", người mẹ 'ngã ngửa', nhưng sốc hơn khi con bảo 'Sống tử tế với chính mình khó mẹ nhỉ?' - Ảnh 2.

Nhưng rồi, có lẽ vì thương con đang buồn bã, lại thấy con chủ động chia sẻ, chị quyết định thử một lần phá lệ, để hiểu xem con mình nghĩ gì, xem phim ấy nói gì mà lại khiến tụi nhỏ bây giờ quan tâm đến thế.

Hai mẹ con bật máy tính, chọn từ tập đầu tiên. Bộ phim xoay quanh những câu chuyện dở khóc dở cười của nhóm học sinh trung học Anh, với đủ những rắc rối của tuổi mới lớn: tình yêu, giới tính, mối quan hệ gia đình, sự tự ti về bản thân và áp lực từ bạn bè đồng trang lứa.

Ban đầu chị Thủy hơi khó chịu với một vài phân đoạn quá táo bạo, nhưng dần dần, chị nhận ra sau những tình tiết hài hước là những thông điệp vô cùng nhân văn mà người lớn nhiều khi quên mất.

Cứ thế, hai mẹ con ngồi xem hết tập này đến tập khác. Câu chuyện về cô bé Maeve bất hạnh, cậu bạn Otis với người mẹ đơn thân tâm lý, hay Eric - cậu học sinh đồng tính sống thật với bản thân dù phải đối mặt với nhiều định kiến, tất cả những nhân vật đó như đang phản chiếu từng mảng màu trong cuộc sống mà cả người lớn lẫn những bạn nhỏ tuổi 15 như bé Tuệ Anh cũng phải đối diện.

Càng xem, ánh mắt bé con càng trầm lặng, gương mặt khi thì phì cười, lúc lại nhíu mày suy nghĩ.

Đến khoảng gần 2 giờ sáng, khi một nhân vật trong phim đối diện với chính mình trong gương và nói: "You need to be kind to yourself" (bạn cần tử tế hơn với bản thân mình), bé Tuệ Anh bỗng quay sang, đặt bàn tay nhỏ xíu lên tay mẹ rồi thì thầm: " Mẹ này, sống tử tế với người thì dễ, nhưng sống tử tế với chính mình mới khó mẹ nhỉ".

Chị Thủy nghe mà sững sờ. Câu nói đơn giản, nhưng vang lên giữa đêm khuya yên tĩnh, trong ánh đèn mờ nhòe, khiến chị bỗng thấy mắt mình cay cay.

Từ lúc nào mà cô bé con vẫn còn nhõng nhẽo đòi bế ngày nào đã biết suy nghĩ sâu sắc đến vậy? Từ lúc nào mà những áp lực, những câu hỏi về bản thân, về giá trị và vị trí của mình trong thế giới này lại khiến bé con của chị phải trăn trở như thế?

Được con gái 15 tuổi rủ xem "Sex Education", người mẹ 'ngã ngửa', nhưng sốc hơn khi con bảo 'Sống tử tế với chính mình khó mẹ nhỉ?' - Ảnh 3.

Bài học về sự tử tế với chính mình

Sáng hôm sau, khi tỉnh dậy sau một đêm cày phim, chị Thủy cứ mãi nghĩ về câu nói của con.

Hóa ra, nhiều năm qua, chị cũng như biết bao người trưởng thành khác, lúc nào cũng bận rộn với việc cố gắng sống tốt với người khác.

Mình tử tế với bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm, với xã hội, nhưng lại hay khắt khe, nghiêm khắc và lạnh lùng với chính mình.

Ngẫm lại, làm người tử tế với thiên hạ vốn dễ. Một lời chào, một câu xin lỗi, một sự giúp đỡ nhỏ đã đủ để người ta khen là người tốt. Nhưng sống tử tế với bản thân thì khó hơn rất nhiều.

Tử tế với chính mình là dám tha thứ cho lỗi lầm mình từng phạm phải, là không tự hành hạ tâm trí bằng những lời trách móc, là dám từ chối những điều khiến mình tổn thương, và can đảm bước ra khỏi những mối quan hệ độc hại dù tiếc nuối.

Bao lâu nay, chị Thủy sống vì người khác, sợ người khác phật ý, sợ lời ra tiếng vào, sợ làm điều mình thích sẽ bị đánh giá. Chị chưa từng cho phép mình sai, chưa từng cho bản thân yếu đuối, càng không dám để mình nghỉ ngơi hay buông bỏ những điều làm mình mệt mỏi.

Câu nói của bé Tuệ Anh giống như một hồi chuông nhẹ nhàng mà vang dội, nhắc chị nhớ rằng: Trước khi làm người tốt trong mắt ai, hãy là người biết thương lấy mình trước.

Câu chuyện giữa chị Thủy và bé con cũng là một lát cắt nhỏ trong cuộc sống mà nhiều bậc phụ huynh ngày nay dễ bỏ lỡ.

Chúng ta thường lo con bị ảnh hưởng xấu từ phim ảnh, mạng xã hội mà quên rằng, nếu biết đồng hành và lắng nghe, chính những điều ấy lại là cây cầu giúp cha mẹ hiểu con hơn, giúp con dám nói ra điều mình nghĩ và mở lòng với cha mẹ.

Các tin khác

"Cơn gió lạ" Hà Nam giữa sóng sốt đất sáp nhập

Khác với những cơn sốt đất theo tin sáp nhập ở Hưng Yên, Bắc Giang, Thái Nguyên, Phú Thọ... Hà Nam dù không phải nơi dự kiến đặt trung tâm hành chính của tỉnh mới sau sáp nhập, song giá đất nhiều khu vực vẫn ghi nhận tăng nóng.

Hải Phòng hợp tác mở đường cho đầu tư chiến lược

Hải Phòng đã và đang mở rộng hợp tác, hữu nghị với các tỉnh, địa phương của Trung Quốc, tạo động lực thu hút đầu tư và thúc đẩy phát triển. Sự kết nối này không chỉ mở rộng thị trường, tận dụng nguồn lực quốc tế mà còn đưa Hải Phòng trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư.