KH - Công Nghệ

Dùng game và mạng xã hội để bảo tồn và quảng bá giá trị di sản văn hóa Việt Nam

Tóm tắt:
  • Công nghệ và smartphone giúp giới trẻ tạo ra nhiều video về văn hóa di sản Việt Nam, thu hút hàng triệu lượt xem.
  • Quỹ Hỗ trợ bảo tồn di sản văn hóa và TikTok ký hợp tác để quảng bá di sản trên nền tảng số.
  • Chiến dịch hashtag #DiSanVietNam sẽ khuyến khích sáng tạo nội dung về di sản trên TikTok.
  • Các chương trình trải nghiệm di sản qua công nghệ thực tế ảo sẽ giúp giới trẻ khám phá văn hóa truyền thống.
  • TikTok cam kết thúc đẩy thông tin di sản và kết nối cộng đồng với giá trị văn hóa truyền thống.
Hat xam.jpg
Công nghệ là yếu tố quan trọng để đưa di sản văn hóa Việt Nam tiếp cận đến thế hệ trẻ. Ảnh: TK

Di sản văn hóa không thể thiếu công nghệ

Ngày 28/3/2025, Quỹ Hỗ trợ bảo tồn di sản văn hoá Việt Nam và Cục Văn hoá các dân tộc Việt Nam, Viện công nghệ Thông tin và Truyền thông CDIT, nền tảng TikTok ký hợp tác nhằm bảo tồn và quảng bá giá trị di sản văn hóa Việt Nam trên nền tảng số. 

Thông qua chương trình "Đổi mới và Bảo tồn di sản trong thế giới số", các bên sẽ cùng triển khai các hoạt động đưa di sản văn hoá tiếp cận gần hơn với thế hệ trẻ. TikTok sẽ đóng vai trò cầu nối, khuyến khích người dùng sáng tạo nội dung về di sản, kết hợp công nghệ để làm sống động các giá trị văn hóa truyền thống. 

Sự kiện ký kết mở ra nhiều cơ hội hợp tác giữa các bên, tập trung vào các sáng kiến như chiến dịch hashtag challenge #DiSanVietNam trên TikTok, kêu gọi cộng đồng sáng tạo nội dung về di sản văn hoá nước nhà. Bên cạnh đó có các hoạt động như trải nghiệm di sản bằng công nghệ thực tế ảo, giúp người dùng khám phá các địa danh, bảo tàng và tác phẩm nghệ thuật qua không gian số.

Đặc biệt, khách mời còn được sử dụng kính thực tế ảo để trải nghiệm hình ảnh 3D của các di sản nổi bật như đình, chùa, hoặc các tác phẩm hội họa cổ, khám phá các bảo tàng ảo, khám phá sinh động về di sản qua bộ thẻ flash di sản tích hợp công nghệ thực tế ảo (AR)… mang lại trải nghiệm mới lạ. Chiêm ngưỡng di sản văn hoá truyền thống với công nghệ hiện đại, cho cảm nhận thêm gần gũi và thú vị hơn.

Mua Rong.jpg
Các di sản văn hóa Việt Nam đã được số hóa. Ảnh: TK 

Trong khuôn khổ sự kiện, các diễn giả cùng thảo luận về cách đưa di sản đến gần hơn với giới trẻ, khơi dậy tình yêu di sản và khai thác tiềm năng của công nghệ, nền tảng số trong việc kết nối giới trẻ với văn hóa truyền thống. 

Các diễn giả khẳng định, di sản văn hóa cũng cần được "sống" cùng hơi thở của thời đại chứ không dừng lại ở trong các bảo tàng. Vì vậy, công nghệ là yếu tố quan trọng để đưa di sản văn hóa Việt Nam tiếp cận đến thế hệ trẻ. Thậm chí, công nghệ là "bà đỡ" để các nhà sáng tạo nội dung kế thừa và sáng tạo các nội dung về di sản văn hóa Việt Nam. 

Ông Tô Văn Động, Giám đốc Quỹ bảo tồn di sản văn hóa Việt Nam cho rằng, việc bảo tồn di sản văn hóa cần sự chung tay của cả cộng đồng. Di sản văn hóa là linh hồn dân tộc trong kỷ nguyên số. Bảo tồn di sản văn hóa trong thế giới số để tiếp cập gần hơn với cộng đồng; tạo động lực để người dân tự hào hơn giá trị văn hóa truyền thống và lan tỏa giá trị này trên thế giới số.

Game và mạng xã hội sẽ lan tỏa di sản văn hóa Việt

Tại sự kiện, Tiến sỹ Nguyễn Đức Hoàng, Giảng viên Học Viện Bưu chính Viễn thông cho rằng, có thể kết hợp sản xuất game và quảng bá di sản văn hóa Việt Nam.

"Làm thế nào dùng công nghệ để thể hiện câu chuyện và hiện vật di sản văn hóa Việt Nam hay hơn, dễ tiếp cận đến giới trẻ, đó chính là game. Vì vậy, cần làm cho các hình ảnh game mô phỏng chạm đến giới trẻ. Việt Nam có những công ty làm game lớn, nếu mỗi công ty đưa một chút văn hóa di sản vào game, chúng ta sẽ có 4 tỷ lượt tải game trên toàn cầu", ông Hoàng nói.    

Di san van hoa.jpg
Giới trẻ có thể trải nghiệm các di sản văn hoá thông qua các giải pháp về công nghệ. Ảnh: TK

Với sức sáng tạo của các bạn trẻ và chỉ với chiếc smartphone, nhiều thước phim về văn hóa di sản đã được lan tỏa trên mạng xã hội. Chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Lâm Thanh, Tổng giám đốc TikTok Việt Nam cho biết, di sản và di sản văn hóa là kết tinh giá trị của lịch sử hàng nghìn năm qua. Chính phủ đã có nhiều chương trình bảo tồn và phát triển văn hóa Việt Nam. Cuộc sống hiện đại đang thay đổi lối sống của con người, thời gian dành cho hoạt động của con người được rút gọn và đơn giản hơn; điều này đòi hỏi chúng ta làm sao gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống đến thế hệ trẻ.

Theo ông Nguyễn Lâm Thanh, có những phiên live trên TikTok về văn hóa có cả triệu lượt xem, điều này cho thấy công nghệ đã đóng vai trò lan tỏa văn hóa mạnh mẽ nhất. Tuy nhiên, trên không gian số không phải chỉ có nội dung tốt mà có cả rác độc hại. Vì vậy, TikTok muốn hợp tác với các cơ quan về di sản để xác định mục tiêu, cần thúc đẩy những thông tin về di sản nào, để tiếp cận đến người xem.  

Ông Nguyễn Lâm Thanh cho biết thêm, nhiều nhà sáng tạo nội dung cũng đã xây dựng nội dung về văn hóa truyền thống thu hút hàng chục triệu lượt xem trên mạng xã hội. TikTok sẽ cùng với các đơn vị chung tay góp phần xây dựng bảo tồn văn hóa di sản của Việt Nam.

Trong khuôn khổ chương trình "Đổi mới và Bảo tồn di sản trong thế giới số" năm 2025, Quỹ Hỗ trợ bảo tồn di sản văn hoá Việt Nam cùng TikTok sẽ triển khai chiến dịch hashtag challenge #DiSanVietNam, khuyến khích sự tham gia của các nhà sáng tạo nội dung và cộng đồng người dùng, tạo ra các nội dung liên quan đến di sản văn hoá nước nhà.

Đặc biệt, Quỹ Hỗ trợ bảo tồn di sản văn hoá Việt Nam và nền tảng TikTok sẽ phối hợp tổ chức các chuyến đi thực tế đến các địa phương có nhiều di sản văn hóa đặc sắc, nhằm ghi hình và sáng tạo nội dung về di sản. Đồng hành trong hành trình này là những nhà sáng tạo nội dung được yêu thích trên TikTok như: Phạm Đức Anh (@ducanh94), Giao Cùn, Mèo Trái Đất, Ninh TiTo, Cee Jay, Mạnh Tiến Khôi, Đinh Trang Thảo, Hoàng Hôn, Tiểu Ngáo, Cường Cao…

Thông qua việc trải nghiệm văn hóa, ẩm thực, phong cảnh thiên nhiên, các di sản vật thể và phi vật thể, cũng như lắng nghe những câu chuyện lịch sử từ các địa danh, họ sẽ góp phần quảng bá mạnh mẽ di sản Việt Nam trên nền tảng số.

Các tin khác

Miền Bắc tăng nhiệt mạnh

Hôm nay (2/4), miền Bắc chỉ còn rét về đêm và sáng, trưa chiều hửng nắng, ấm áp, nhiệt độ cao nhất khoảng 24-27 độ. Trong hai ngày 3-4/4, nền nhiệt tiếp tục tăng ở miền Bắc. Các khu vực khác hôm nay ít mưa, riêng Nam Bộ có mưa dông trái mùa.

Dự án khu công nghiệp lớn nhất Cần Thơ hiện ra sao?

Dự án Khu công nghiệp VSIP Cần Thơ đang bị chậm tiến độ do gặp nhiều vướng mắc, đặc biệt việc thiếu cát san lấp, chậm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thi công khu tái định cư và hai tuyến đường kết nối.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Thời tiết miền Bắc những ngày tới

Hôm nay (31/3), miền Bắc vẫn đang trong đỉnh điểm đợt rét lần này với nhiệt độ thấp nhất chỉ từ 12-15 độ, cao nhất 17-20 độ. Dự báo ngày mai, trời tiếp tục rét với nền nhiệt tương đương hôm nay. Từ 2/4, nhiệt độ cao nhất lên khoảng 23 độ. Từ 3/4, trời ấm dần, trưa chiều có nắng nhẹ.

Giá vàng tăng không ngừng

Sáng nay (30/3),giá vàng trong nước tiếp tục tăng mạnh. Cả vàng miếng SJC và vàng nhẫn đều tiến sát mốc 101 triệu đồng/lượng.

Miền Bắc rét đỉnh điểm

Hôm nay (30/3) là đỉnh điểm đợt rét đang diễn ra ở miền Bắc với nhiệt độ xuống thấp nhất chỉ từ 12-15 độ, vùng núi cao dưới 10 độ. Khu vực từ Thanh Hoá đến Quảng Ngãi hôm nay có mưa rào rải rác, riêng Thanh Hoá đến Huế trời rét. Nam Bộ giảm nhiệt nhẹ sau chuỗi ngày nắng nóng.

"Không có chuyện cứ giao dịch trên 20 triệu/ngày, mua chai nước cũng bắt người dân phải sinh trắc học"

Phó Thống đốc đánh giá, quy định về sinh trắc học đến nay đã được triển khai rất thành công. Trong quá trình ban hành, NHNN đã lắng nghe nhiều ý kiến để khi triển khai ít vướng mắc nhất có thể, chẳng hạn như việc ngay trước giờ G đã thay đổi quy định từ 20 triệu đồng/ngày trở lên phải xác thực sinh trắc học.

Phát hiện trà mi hoa vàng quý hiếm ở Ninh Thuận

Trà mi hoa vàng quý hiếm có trong Sách Đỏ Việt Nam vốn chỉ thấy ở Lâm Đồng vừa được phát hiện ở Vườn quốc gia Phước Bình (Ninh Thuận). Đây là loài đăc hữu chỉ xuất hiện tại một số khu vực có điều kiện sinh thái đặc biệt.

Chiến tranh thương mại: Ngành nào của Việt Nam hưởng lợi, ngành nào gặp khó?

Những căng thẳng trong thương mại quốc tế đang ngày càng leo thang, đặc biệt với các chính sách thương mại cứng rắn từ Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump. Các biện pháp áp thuế và điều chỉnh chuỗi cung ứng toàn cầu đang tác động mạnh mẽ đến nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Việc Mỹ tìm cách giảm phụ thuộc vào một số thị trường lớn đã mở ra cơ hội nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam.