Chính phủ Thủ tướng Đức Olaf Scholz nói sẽ hợp tác với Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) nếu đề xuất lệnh bắt giữ được ban hành đối với các nhà lãnh đạo Israel vì cáo buộc tội ác chiến tranh chống lại người Palestine.
Phát biểu tại cuộc họp báo hôm 22/5, người phát ngôn chính phủ Steffen Hebestreit đã được hỏi liệu Berlin có thực hiện lệnh bắt giữ của ICC đối với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu hay không.
“Tất nhiên là có, chúng tôi tuân thủ luật pháp”, ông trả lời, theo Die Welt.
Tuyên bố được đưa ra sau khi đại sứ Israel tại Berlin, Ron Prosor, kêu gọi chính quyền Scholz không tuân theo ICC. Trước đó, công tố viên trưởng của tòa án, Karim Khan, đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ ông Netanyahu, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant và ba lãnh đạo Hamas vì cáo buộc tội ác chiến tranh và tội ác chống lại loài người trong cuộc xung đột ở Gaza.
Chính phủ Israel phản ứng bằng cách coi các lệnh bắt giữ được đề xuất là bài Do Thái và kêu gọi "các quốc gia văn minh" tẩy chay bất kỳ lệnh bắt giữ nào đối với các nhà lãnh đạo của họ. Ông Prosor đã trực tiếp kháng cáo lên chính phủ Berlin, nói rằng “Staatsrason” của Đức – lời hứa đảm bảo an ninh của Israel – đang bị thử thách.
Đại diện Israel nói: “Tuyên bố công khai rằng Israel có quyền tự vệ sẽ mất uy tín nếu chúng tôi bị trói tay ngay khi tự vệ. Trưởng công tố đánh đồng một chính phủ dân chủ với Hamas, từ đó bôi nhọ và phi pháp hóa Israel và người Do Thái. ông ấy đã hoàn toàn đánh mất la bàn đạo đức của mình".
Prosor nói thêm rằng Đức có trách nhiệm “điều chỉnh lại la bàn này”.
Pháp, cũng nằm trong số 124 quốc gia công nhận thẩm quyền của ICC, cũng có cùng quan điểm. Bộ Ngoại giao Pháp khẳng định ủng hộ tòa án, nói rằng sẽ tùy thuộc vào xét xử của tòa án để quyết định có nên ra lệnh bắt giữ các nhà lãnh đạo Israel và Hamas hay không.
Cả Israel và Mỹ đều không tham gia Quy chế Rome, hiệp ước thành lập ICC. Tổng thống Mỹ Joe Biden tố cáo lệnh bắt được đề xuất là “thái quá” và các thành viên Quốc hội Mỹ đã đe dọa sẽ trừng phạt tòa án.