Chứng khoán

Dòng vốn ngoại quay lại thị trường Việt Nam, kỳ vọng mở rộng nếu được FTSE nâng hạng

Theo dữ liệu từ Bloomberg, tính từ đầu năm 2025 đến hết ngày 10/7, dòng vốn nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng trở lại kể từ quý III/2025 tại phần lớn các thị trường châu Á. Nhật Bản dẫn đầu với mức mua ròng 4,24 tỷ USD, tiếp theo là Đài Loan (Trung Quốc) 3,37 tỷ USD, Hàn Quốc 0,54 tỷ USD, Ấn Độ 0,25 tỷ USD và Việt Nam 0,28 tỷ USD.

Trong khi đó, một số thị trường khu vực ASEAN vẫn bị rút ròng nhẹ như Indonesia (-293 triệu USD), Thái Lan (-96,3 triệu USD) và Malaysia (-41,2 triệu USD).

 (Nguồn: Bloomberg/BSC).

Tại thị trường Việt Nam, xu hướng bán ròng của khối ngoại đã chững lại và chuyển biến tích cực sau khi thông tin về miễn thuế giao dịch chứng khoán được công bố ngày 2/7.

Trong tháng 7, tính đến hết ngày 11/7, khối ngoại mua ròng tổng cộng 11.557 tỷ đồng trên toàn thị trường. Trong đó, HOSE ghi nhận mức mua ròng 11.545 tỷ đồng, HNX là 262 tỷ đồng trong khi UPCOM bị bán ròng 250 tỷ đồng.

Hoạt động mua ròng tập trung vào các cổ phiếu như SSI, FPT, SHB, HPG, VIX, VPB. Tỷ lệ sở hữu nước ngoài trên sàn HOSE đã phục hồi từ vùng đáy 16% (ngày 10/4) lên 16,41% tính đến ngày 11/7.

Song song đó, dòng tiền từ các ETF cho thấy tín hiệu khởi sắc. Vaneck (VNM ETF) và Diamond (FUEVFVND) là hai quỹ ghi nhận mức mua ròng lần lượt 20,74 triệu USD và 8,54 triệu USD. Một số ETF khác vẫn ở trạng thái rút vốn nhưng không đáng kể. ETF E1VFVN30 ghi nhận số lượng chứng chỉ quỹ giảm 1,4 triệu đơn vị, còn 147,3 triệu DR. Trong khi đó, ETF Diamond ngừng đà giảm và tăng nhẹ 0,9 triệu DR, đạt 155,8 triệu DR.

BSC đánh giá kỳ vọng nâng hạng là yếu tố đang thúc đẩy dòng vốn từ nhà đầu tư nước ngoài quay trở lại. Dòng tiền ETF có xu hướng tích cực hơn trong các giai đoạn trước nâng hạng nếu FTSE hoặc MSCI đưa ra quyết định vào kỳ đánh giá tháng 9 tới.

Ngoài yếu tố dòng vốn, BSC cũng đưa ra chiến lược giao dịch tối ưu cho từng kịch bản nâng hạng và hạ bậc. Với các cổ phiếu bị loại khỏi rổ chỉ số cũ (less-benchmarked – có thể hiểu là hạ bậc), chiến lược phù hợp là bán vào ngày hiệu lực hoặc bán khi có thông báo trước nhiều tháng.

Với cổ phiếu được thêm vào chỉ số mới (more-benchmarked – có thể hiểu là nâng hạng), nên mua vào ngày có hiệu lực hoặc sau khi có thông báo nâng hạng để giảm sai lệch so với chỉ số tham chiếu.

Hai nhóm chiến lược đều nhằm hạn chế tracking-error (sai lệch) và được tổng kết từ 17 đợt phân loại thị trường trong giai đoạn 2000–2015. Kết quả phân tích cho thấy dòng vốn thường rút khỏi các cổ phiếu bị loại khỏi rổ chỉ số cũ và luân chuyển sang các cổ phiếu có tên trong rổ chỉ số mới.

Đối với Việt Nam, BSC lưu ý ba yếu tố nhà đầu tư cần theo dõi trong tiến trình nâng hạng. Đầu tiên là thời điểm dòng tiền mua ròng mạnh mẽ của khối ngoại, thường tập trung vào các cổ phiếu có điều kiện về vốn hóa, thanh khoản và room ngoại.

Thứ hai là khả năng thực thi trong thực tế của các thành viên thị trường, đặc biệt liên quan đến Non re-funding) và mức độ phối hợp thử nghiệm giữa công ty chứng khoán và nhà đầu tư nước ngoài.

Cuối cùng là khác biệt trong chiến lược giữa nhà đầu tư dài hạn và nhà đầu tư giao dịch ngắn hạn. Nhà đầu tư ngắn hạn thường tập trung vào các cổ phiếu sắp được thêm vào rổ chỉ số, trong khi nhà đầu tư dài hạn chú trọng đến nền tảng cơ bản và tăng trưởng bền vững của doanh nghiệp.

Các tin khác

Liên minh Sao Vàng Holdings - Cen Land bứt phá mạnh mẽ, "làm nên lịch sử" tại sự kiện ráp căn Vinhomes Golden City

Ngày 13/7 tại VPBH Vinhomes Royal Island - Hải Phòng, sự kiện "Ráp căn khu Thiên Hà - Bản giao hưởng xanh giữa lòng đô thị" đã mang đến một làn sóng giao dịch sôi động tại Vinhomes Golden City. Chỉ trong chưa đầy một giờ đồng hồ, toàn bộ bảng hàng đã được khớp, khẳng định sức hút vượt trội của dự án đẳng cấp này trong mắt các nhà đầu tư.

Nguyên nhân khiến người gầy vẫn bị bệnh mỡ máu

Bệnh mỡ máu (máu nhiễm mỡ, rối loạn chuyển hóa lipid máu) là tình trạng chỉ số thành phần mỡ có trong máu vượt quá mức giới hạn dẫn đến rối loạn chức năng chuyển hóa lipid trong máu.