Chứng khoán

Dòng tiền thông minh 27/6: NĐT cá nhân mua ròng hơn 310 tỷ đồng phiên VN-Index về lại vùng đáy 1 năm, tâm điểm MWG, NVL

Với diễn biến khởi sắc về điểm số của phiên trước, thị trường phiên cuối tuần mở cửa tăng điểm. Tuy nhiên, tâm lý vẫn còn thận trọng và khiến các chỉ số yếu dần về cuối phiên. Kết phiên, VN-Index giảm 5,11 điểm, tương đương 0,41% và đóng cửa tại 1.235,47 điểm. Thanh khoản vẫn ở mức thấp với 478,7 triệu cổ phiếu được khớp lệnh trên sàn HOSE.

Tương tự, đà tăng đầu phiên của VN30-Index cũng dần bị xóa mất và khiến chỉ số đóng cửa giảm nhẹ 3,4 điểm, tương đương giảm 0,29%. Số lượng cổ phiếu tăng và giảm giá khá cân bằng khi trong nhóm có 13 cổ phiếu đóng cửa trong sắc xanh và 14 cổ phiếu đóng cửa trong sắc đỏ.

BVH dẫn đầu nhóm tăng giá với mức tăng 4%, theo sau là SAB (+1,4%), PNJ (+1,2%), VNM (+1,1%), KDH (+0,9%)… Ngược lại, những cổ phiều hãm đà hồi phục của chỉ số như POW (-2,5%), GAS (-2,4%), HDB (-2,1%), CTG (-2%), TPB (-1,9%)…

Phần lớn các nhóm ngành trong phiên thứ Sáu đều hạ nhiệt và quay trở lại trạng thái giằng co nhẹ. Nhóm chứng khoán, bất động sản, điện và dầu khí có màn khởi đầu khá tích cực, tuy nhiên cũng không thể giữ được đà tăng và phân hóa mạnh mẽ. Nhóm thủy sản, vận tải biển tiếp tục chịu áp lực bán và đóng cửa tại mức giá thấp nhất phiên. Dù vậy, ngành bảo hiểm lại có một ngày giao dịch khởi sắc.

 

Tự doanh và tổ chức nội bán ròng hơn 260 tỷ đồng

Trong phiên giao dịch cuối tuần, bộ phận tự doanh công ty chứng khoán duy trì bán ròng 202,6 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh họ rút ròng 169,4 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, tự doanh mua ròng 6/18 ngành với nhóm được mua ròng mạnh nhất là hàng & dịch vụ công nghiệp, điện, nước & xăng dầu khí đốt. Top mua ròng khớp lệnh của tự doanh phiên thứ Sáu gồm GEX, HSG, GAS, TDM, KDH, VIB, E1VFVN30, IJC, DGC, BVH.

Trở lại với giao dịch của khối tự doanh, hoạt động rút vốn chủ yếu được chứng kiến ở nhóm ngân hàng. Top cổ phiếu bị bán ròng gồm MWG, FUEVFVND, STB, TCB, VPB, ACB, VHM, VIC, MBB, FPT.

 

Giao dịch cùng chiều với khối tự doanh, NĐT tổ chức trong nước bán ròng 59,4 tỷ đồng, tuy nhiên tính riêng khớp lệnh thì họ mua ròng 52,6 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, tổ chức trong nước bán ròng 7/18 ngành với giá trị lớn nhất là nhóm bán lẻ. Top bán ròng có SSB, MWG, VIC, GEX, VHM, ASM, ACB, MSN, NVL, VND.

Ở chiều ngược lại, tổ chức nội gom ròng mạnh nhất cổ phiếu của các doanh nghiệp địa ốc. Top mua ròng có DXG, BID, HDC, MSB, CII, VNM, PDR, VCI, PLX, VIB.

NĐT cá nhân là bên mua ròng duy nhất phiên VN-Index về lại vùng đáy 1 năm

Trong phiên VN-Index tiếp tục diễn biến giảm điểm và trở lại vùng đáy 1 năm, NĐT cá nhân là bên mua ròng duy nhất trên thị trường. Về giá trị cụ thể, họ mua ròng 310,6 tỷ đồng, trong đó họ mua ròng khớp lệnh 198,6 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, cá nhân trong nước mua ròng 11/18 ngành, chủ yếu là ngành bán lẻ. Top mua ròng của NĐT cá nhân tập trung tại các mã: MWG, NVL, HPG, VHM, FUEVFVND, VCB, HDB, SSI, VIC, SSB.

Tại phía bán ròng khớp lệnh, NĐT cá nhân bán ròng 7/18 ngành còn lại, chủ yếu là nhóm xây dựng và vật liệu, thực phẩm & đồ uống. Top bán ròng có STB, KBC, VCI, DXG, HSG, NLG, VGC, BID, GEX.

 

NĐT ngoại chuyển bán ròng gần 50 tỷ đồng

Về phía NĐT nước ngoài, khối này bán ròng 49 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ rút ròng 81,7 tỷ đồng.

Mua ròng khớp lệnh chính của nước ngoài là nhóm thực phẩm & đồ uống, xây dựng & vật liệu. Top mua ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: STB, KBC, VCI, MSN, NLG, VGC, DPM, HCM, CTR, HDG.

Phía bên bán ròng khớp lệnh, dòng tiền ngoại chủ yếu rút khỏi cổ phiếu nhóm tài nguyên cơ bản. Top bán ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: NVL, HPG, MWG, HDB, VHM, SSI, DGC, GMD, OCB.

Các tin khác

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Nhân sự làm Chủ tịch Hà Nội và Bộ trưởng Y tế: Lắng nghe dân để chọn người "tâm trong, trí sáng"

Trong cuộc tiếp xúc cử tri Hà Nội mới đây, khi nói đến việc lựa chọn cán bộ làm Chủ tịch Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh “phải chọn người cho đúng, cho chính xác, không phải vội vàng”. Vậy làm sao, để việc lựa chọn đó đúng và trúng, khi mà cả hai đời Chủ tịch Hà Nội liên tiếp gần đây đều bị khởi tố, PV Tiền Phong đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Tiến Dĩnh, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ.

Bộ Công an cảnh báo trang web giả mạo đánh bạc tinh vi cần tránh nếu không sẽ bị phạt nặng

Hiện nay, tội phạm tổ chức đánh bạc sử dụng không gian mạng làm môi trường hoạt động với nhiều phương thức, thủ đoạn mới, tinh vi hơn. Bộ Công an mới đây đã liệt kê các thủ đoạn, trang web mạo danh để đánh bạc, mọi người cần chú ý cảnh giác và tuyệt đối không tham gia.

Sắp có bộ chỉ số năng lực cạnh tranh môi giới bất động sản, chuẩn hóa nghề môi giới

"Chúng tôi sẽ thúc đẩy mạnh hơn các hoạt động nâng cao chất lượng nghề môi giới bất động sản ở Việt Nam, hướng đến hội nhập quốc tế, để môi giới Việt Nam không thua kém trình độ của bất cứ quốc gia nào", ông Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam - bày tỏ.

Siết cho vay đặt cọc bất động sản: Cần thiết!

Việc cấm cho vay để thanh toán tiền đặt cọc mua dự án bất động sản hình thành trong tương lai mà tại thời điểm đặt cọc chưa đủ điều kiện, sẽ góp phần đẩy lùi đầu cơ cũng như tình trạng phân lô, bán nền sai quy định

Đã có 30 quỹ là đối tác chiến lược của vườn ươm khởi nghiệp Việt Nam, dự rót 3-5 triệu USD cho các startup ngay năm 2022

Ghi nhận, Việt Nam cũng là 1 trong 5 quốc gia đi đầu về nền tảng số mới nhất, hiện có khoảng 10 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo người Việt Nam trong lĩnh vực này với vốn hóa trên 100 triệu USD. Thị trường số hoá Việt Nam được dự đoán tăng trưởng hai con số giai đoạn 2023-2027. Và, giai đoạn 2020-2021 có thể được xem là thời điểm vàng của startup khi các dự án gọi vốn được nhiều, nhanh.

SSI Research: Tăng trưởng ngành dệt may có thể giảm tốc do áp lực lạm phát, cơ hội cho doanh nghiệp có kế hoạch mở rộng công suất lớn

SSI Research ước tính tăng trưởng doanh thu của các công ty sản xuất dệt may tại Việt Nam sẽ giảm tốc trong 6 tháng cuối năm 2022 và năm 2023. Các công ty cũng dự kiến chi phí sợi, vải, logistic và nhân công vẫn neo ở mức cao do giá dầu tăng và sự cạnh tranh trên thị trường lao động (chủ yếu với các nhà máy FDI).

Triển vọng doanh nghiệp là yếu tố quyết định, cơ hội đầu tư vẫn còn ở nhiều nhóm ngành

Giám đốc Phân tích SHS cho rằng, hiện tại nên quan tâm nhiều hơn đến yếu tố cơ bản của doanh nghiệp thay vì thông tin đồn đoán hay thông tin lan truyền trên thị trường. Đặc biệt, cần nhìn vào triển vọng doanh nghiệp để tận dụng các cơ hội khi cổ phiếu giảm về mức thấp hơn ở các vùng giá trị doanh nghiệp.