Đồng euro trở thành tâm điểm chú ý của thị trường tiền tệ khi giảm giá xuống mức thấp nhất trong vòng 2 thập kỷ vào thứ Ba (5/7) do giá khi đốt trên thị trường châu Âu tăng mạnh, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ kinh tế khu vực bị suy thoái. Trong khi đó, nhu cầu cao đối với trái phiếu kho bạc Mỹ để làm "nơi trú ẩn an toàn" đã củng cố xu hướng đi lên của đồng USD.
Chỉ số Dollar index – so sánh USD với rổ các đồng tiền đối tác chủ chốt – lúc kết thúc ngày 5/7 theo giờ Việt Nam giảm 1,55% xuống 106,69.
Chỉ số chứng khoán MSCI toàn cầu phiên này giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 11/2020.
Trong phiên này, không chỉ euro giảm giá 1,5% xuống mức thấp nhất kể từ cuối năm 2002 so với USD, mà nhiều loại tiền tệ khác cũng chịu áp lực giảm, với yen Nhật chạm mức thấp nhất 24 năm (135,825 JPY/USD), trong khi crown của Na Uy giảm 1,2% khi công nhân ở mỏ khí đốt của nước này đình công.
Nguy cơ châu Âu rơi vào suy thoái đã tăng lên sau khi giá khí đốt tự nhiên tăng thêm 17% ở cả châu Âu và Anh - có thể đẩy lạm phát vốn đã cao kỷ lục sẽ còn tăng cao hơn nữa.
Chỉ số quản lý sức mua (PMI) của Eurozone - thước đo niềm tin doanh nghiệp trong tháng 6/2022 giảm xuống mức 52 điểm, thấp hơn so với mức 54,8 ghi nhận tháng 5 và là mức thấp nhất trong vòng 16 tháng qua.
Thị trường dấy lên lo ngại về cách Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ phản ứng ra sao sau khi Thống đốc Ngân hàng trung ương Đức Bundesbank Joachim Nagel chỉ trích kế hoạch của ECB nhằm cố gắng bảo vệ các quốc gia mắc nợ cao khỏi việc tăng lãi suất cũng đang ảnh hưởng đến tâm lý thị trường tiền tệ.
Người phụ trách bộ phận nghiên cứu thị trường toàn cầu của MUFG, Derek Halpenny cho biết: "Sẽ rất khó để đồng euro phục hồi đáng kể dù bằng bất kỳ cách nào, khi mà bức tranh năng lượng ngày càng xấu đi và rủi ro đối với tăng trưởng kinh tế đang gia tăng đáng kể".
Đồng euro chạm mức thấp nhất kể từ 2002.
Cùng với giá năng lượng tăng cao, việc đồng euro lao dốc đã gây ra phản ứng dây chuyền, tràn sang cả thị trường cổ phiếu và trái phiếu, từ đó đó đẩy nhanh đà giảm của đồng euro khi phá vỡ mức thấp nhất kể từ năm 2017, là 1,0340 USD/EUR.
Ông Halpenny của MUFG cho biết sẽ rất khó để đồng Euro có thể phục hồi khi "bức tranh" thị trường năng lượng của khu vực ngày càng xấu đi và rủi ro đối với tăng trưởng kinh tế đang gia tăng đáng kể.
Sự biến động một cách "nặng nề" cũng khiến tỷ giá đồng euro so với đồng franc Thụy Sĩ giảm xuống mức thấp nhất kể từ khi Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ từ bỏ giới hạn tiền biên độ dao động tệ của mình, năm 2015. EUR cũng giảm so với đồng bảng Anh, mặc dù những lo lắng về kinh tế và chính trị của Anh đã khiến đồng bảng một lần nữa giảm xuống ở dưới mức 1,20 USD. Lúc kết thúc ngày 5/7 theo giờ Việt Nam, bảng Anh giảm 1,6% xuống 1,1909 USD, mức thấp nhất kể từ tháng 3 năm 2020, khi thị trường Mỹ mở cửa trở lại sau kỳ nghỉ lễ Quốc khánh vào thứ Hai.
So với các đồng tiền trú ẩn an toàn khác, đồng bảng Anh giảm 1,4% xuống 161,8 JPY, trong khi so với franc Thụy Sĩ thì bảng Anh giảm 0,7% xuống 1.1550.
Marc Chandler, chiến lược gia phụ trách mảng thị trường của Bannockburn Global Forex, cho biết với giao dịch đồng euro ở mức thấp nhất trong hai thập kỷ, sự biến động đã tăng vọt và giao dịch quyền chọn đã tăng lên.
"Động thái đó (mua euro quyền chọn) có thể nhằm để ‘lướt sóng" vì sự giảm giá như một cơ hội để mua đầu cơ, hoặc cũng có thể là một "hàng rào" chống lại hợp đồng euro kỳ hạn xa".
Đồng đô la Australia giảm bất chấp những đợt tăng lãi suất liên tiếp – lần gần đây nhất là 50 điểm cơ bản. Đây là lần tăng lãi suất đầu tiên của nước này sau một thời gian dài, và điều này củng cố quan điểm rằng ngân hàng trung ương Austgralia đang cũng củng cố tốc độ tăng lãi suất nhanh nhất kể từ năm 1994.
Theo đó, AUD giảm 1,4% xuống 0,677 đô la, sau khi giao dịch ở mức cao trước đó, là 0,6895 USD. Đồng tiền này đã gần 7% trong năm nay.
Chiến lược gia Jane Foley của Rabobank FX cho biết: "Chúng tha đã thấy có quá nhiều ngân hàng trung ương tăng lãi suất và mức tăng rất mạnh, đến mức giờ đây người ta bắt đầu nói về cuộc chiến tranh tiền tệ ngược". của Rabobank cho biết.
"Điều đó có thể gây lo ngại" đối với một số loại tiền tệ, bà Foley nói thêm, đặc biệt nếu Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) thúc đẩy các đợt tăng lãi suất lớn dự kiến trong những tháng tới.
Đông Âu cũng cảm thấy "sức nóng" vì nhiều quốc gia của họ phụ thuộc nhiều vào khí đốt của Nga, với các đồng tiền liên kết với euro, nhe forrint của Hungary, zloty của Ba Lan, và leu của Romania giảm 1,6-2,3% so với đồng USD trong phiên vừa qua.
Tỷ giá các tiền tệ chủ chốt
Trên thị trường tiền điện tử, Bitcoin tiếp tục dao động quanh ngưỡng 20.000 USD, lúc kết thúc ngày 5/7 theo giờ Việt Nam giá 19.400 USD, mặc dù trong ngày có lúc vượt 20.000 USD.
Giá Bitcoin ngày 5/7.
Giá vàng cũng lao dốc trong phiên này, xuống dưới ngưỡng 1.800 USD do USD tăng mạnh cùng lãi suất tăng làm giảm nhu cầu đối với tài sản không sinh lời này.
Giá vàng giao ngay lúc kết thúc ngày 5/7 theo giờ Việt Nam có giá chỉ 1.773,80 USD, sau khi mất 2,4% giá trị; vàng giao tháng 8 cũng giảm 1,6% xuống 1.772,10 USD/ounce.
Chris Gaffney, chủ tịch Ngân hàng TIAA cho biết: "Có nhiều lựa chọn thay thế hấp dẫn hơn" đối với vàng trong bối cảnh lãi suất tăng.
Vàng được coi là hàng rào chống lại lạm phát, nhưng lãi suất tăng làm lu mờ sự "thèm muốn" đối với vàng thỏi vốn không mang lại lãi suất cho người nắm giữ.
Jim Wyckoff, nhà phân tích cấp cao tại Kitco Metals cho biết: "Các chỉ số kỹ thuật ngắn hạn cho vàng và bạc hoàn toàn giảm giá, điều này cũng đang mời gọi các nhà đầu cơ dựa trên kỹ thuật để mua các hợp đồng kỳ hạn gần".
Các nhà đầu tư hiện đang chờ đợi biên bản cuộc họp vào tháng 6 của Fed để biết những manh mối mới về mức độ có khả năng tăng lãi suất trong những tháng tới.
Tham khảo: Refinitiv, Coindesk