Lợi thế vị trí và hạ tầng kết nối liên vùng
Nằm trong vùng mở rộng chiến lược của Hà Nội, Đông Bắc Thủ đô sở hữu nhiều trục giao thông trọng điểm như quốc lộ 1A, đường cao tốc Nội Bài - Bắc Giang, Hà Nội - Hải Phòng và tuyến vành đai 3, 4 đang triển khai. Bên cạnh đó, các tuyến đường sắt đô thị (metro) như tuyến số 1, 2, 4 và các tuyến kết nối Bắc Ninh - Hà Nội - Hưng Yên đang được thúc đẩy thi công, tạo nên mạng lưới giao thông xuyên suốt khu vực.
Dự án đường sắt liên vận quốc tế Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng cũng dự kiến khởi công trong 2025 làm cho hành lang kinh tế đông tây phía bắc thông suốt, đây cũng là tuyến đường sắt từ Việt Nam đến Trung Quốc và gia nhập vào tuyến đường sắt xuyên lục địa. Sân bay quốc tế Gia Bình cũng là một trong những kỳ vọng lớn đưa vùng đất này cất cánh.

Dự án cầu Tứ Liên kết nối trung tâm thành phố và vùng Đông Bắc Hà Nội (Ảnh: Sở QHKT Hà Nội).
Mở rộng cầu Vĩnh Tuy, khởi công cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo dự kiến khởi công trong 2025 sẽ kéo gần Đông Bắc Thủ đô với Hà Nội. Điều này mở ra cơ hội cho Đông Bắc phát triển theo mô hình đô thị tích hợp hiện đại, tương tự các khu vực vệ tinh đã thành công như Thủ Thiêm (TPHCM) hay Phố Đông (Thượng Hải).
Phát triển sau, nhưng Đông Bắc Hà Nội lại có lợi thế quy hoạch đồng bộ, theo xu hướng TOD - đô thị định hướng giao thông công cộng - được các quốc gia phát triển áp dụng thành công. Với nền tảng hạ tầng đang hoàn thiện vượt bậc, Đông Bắc Thủ đô có đầy đủ tiềm năng để trở thành một siêu đô thị TOD trong tương lai, nơi quy tụ giao thông, dân cư, dịch vụ và giá trị gia tăng bền vững.

Các tuyến giao thông trọng điểm lấy Đông Bắc Hà Nội làm trung tâm kết nối với các vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.
Tọa độ mới của dòng vốn FDI và đô thị hóa
Đông Bắc Thủ đô đang khẳng định vị thế là tọa độ mới của dòng vốn FDI với sức hút từ các nhà đầu tư quốc tế. Sự bùng nổ về hạ tầng giao thông, quy hoạch hiện đại và chiến lược phát triển đô thị - công nghiệp - dịch vụ đồng bộ đã biến khu vực này từ vùng ven thành điểm đến trọng yếu trên bản đồ thu hút vốn ngoại.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 5 tháng đầu năm 2025 ước đạt 8,90 tỷ USD, tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước (Ảnh: Shutterstock).
Theo số liệu mới nhất từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 5 tháng đầu năm 2025, Hà Nội ghi nhận hơn 3,2 tỷ USD, còn Bắc Ninh xếp ngay sau với gần 2,8 tỷ USD, nằm trong top dẫn đầu cả nước về thu hút FDI. Cốt lõi của làn sóng này đến từ sự hiện diện ngày càng dày đặc của các khu công nghiệp hiện đại như VSIP, Tiên Sơn, Đại Đồng - Hoàn Sơn..., nơi hội tụ hàng loạt tập đoàn đa quốc gia, kéo theo hàng chục nghìn chuyên gia, kỹ sư trình độ cao. Nhu cầu lưu trú, làm việc, tận hưởng cuộc sống của tầng lớp cư dân tri thức này đang hình thành nên một chuẩn sống mới - cao cấp, xanh, tiện nghi và kết nối toàn diện.

Tổng vốn đầu tư vào VSIP Bắc Ninh là 2,5 tỷ USD, thu hút hơn 125 nhà đầu tư.
Tiềm năng sinh lời và cơ hội đầu tư dài hạn
Khi mặt bằng giá bất động sản tại các khu vực trung tâm Hà Nội đã thiết lập mặt bằng cao, Đông Bắc Thủ đô lại nổi lên như một vùng trũng đầu tư, nơi vẫn còn mức định giá hấp dẫn và dư địa tăng giá vượt trội. Trong bối cảnh hạ tầng giao thông được đẩy mạnh đồng bộ, từ cao tốc, metro đến sân bay và đường sắt liên vùng, tạo hấp lực cho bất động sản tại khu vực. Đây là thời điểm vàng để các nhà đầu tư sở hữu những tài sản tiềm năng, đón đầu làn sóng phát triển đô thị mới.
Niềm tin của thị trường cũng đang được củng cố bởi sự minh bạch hóa về pháp lý và chính sách điều hành vĩ mô ổn định, tạo động lực tích cực cho cả người mua ở thực lẫn nhà đầu tư dài hạn. Không đơn thuần là một khu vực đang phát triển, Đông Bắc Hà Nội đang được định hình là tâm điểm tăng trưởng mới của Thủ đô - nơi quy tụ những giá trị cốt lõi như: vị trí chiến lược, kết nối đa tầng, cảnh quan thiên nhiên hài hòa và động lực kinh tế từ dòng vốn FDI.
Với tầm nhìn dài hạn, những khoản đầu tư xuống dòng sản phẩm tại khu vực này hứa hẹn không chỉ mang lại cơ hội sinh lời bền vững, mà còn là giá trị tích sản xứng tầm cho thế hệ tương lai.