Cuối tháng 9 vừa qua, Sở Tư pháp tỉnh Lâm Đồng đã có công văn gửi Sở Xây dựng tỉnh này về việc báo cáo giá bán và cho thuê nhà ở và một số loại hình bất động sản khác trên địa bàn tỉnh trong quý III/2022.
Theo đó, trong 2 tháng kể từ ngày 16/7 đến ngày 15/9/2022, toàn tỉnh đã có 6.057 giao dịch đất nền thành công với tổng giá bán hơn 6.409 tỷ đồng. Đáng chú ý là huyện Bảo Lâm dẫn đầu với 1.123 giao dịch. Xếp thứ 2 là huyện Di Linh có 1.075 giao dịch. Tiếp nối là huyện Lâm Hà có 883 giao dịch; huyện Đức Trọng có 839 giao dịch và cuối cùng là TP. Đà Lạt với hơn 600 giao dịch thành công.
Bảo Lâm – Điểm sáng đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng xanh
Sau khi có Nghị quyết thông qua phương án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc theo phương thức đối tác công tư (PPP), thị trường bất động sản Lâm Đồng ghi nhận diễn biến tích cực tại các huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh, TP.Bảo Lộc và đặc biệt là huyện Bảo Lâm – nơi đón đầu xu hướng bất động sản nghỉ dưỡng xanh và thu hút giới đầu tư khắp nơi hội tụ.
Theo Sở Xây dựng Lâm Đồng, thị trường bất động sản Bảo Lâm có nhiều chuyển biến tích cực, thu hút sự quan tâm, đầu tư của các tập đoàn hàng đầu cả nước đến tìm hiểu và đề xuất đầu tư dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở, các dự án bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng, sinh thái. Đồng thời, nhờ sự nở rộ của xu hướng bất động sản xanh; nhu cầu chăm sóc sức khỏe, tìm lại bình yên, hạnh phúc từ thiên nhiên tăng mạnh cũng cộng hưởng, làm dịch chuyển, thu hút làn sóng đầu tư bất động sản xanh tụ hội về nơi này.
Đón đầu xu hướng BĐS xanh, Bảo lâm dẫn đầu giao dịch BĐS trong quý III/2022
So với các khu vực khác tại Lâm Đồng, mức giá tại Bảo Lâm đang được đánh giá còn khá mềm nhưng lại có tiềm năng phát triển, tăng trưởng khá mạnh trong tương lai. Cụ thể hơn về phân khúc đất nền, số lượng giao dịch của Bảo Lâm đang dẫn đầu với mức giao dịch đạt 1.123 giao dịch thành công trong quý III/2022, vượt xa thủ phủ du lịch của tỉnh là TP. Đà Lạt khi nơi đây chỉ đạt hơn 600 giao dịch trong 2 tháng qua.
Xét về yếu tố giá bán, mức giá tại Bảo Lâm vẫn còn “mềm” hơn so với các khu vực khác. Báo cáo về giá bán và cho thuê nhà ở và một số loại hình bất động sản khác trong quý III/2022 từ Sở Tư pháp tỉnh Lâm Đồng cho biết mức giá bán tại Bảo Lâm chỉ bằng ⅕ so với Đà Lạt. Đây cũng là một trong những yếu tố khiến số lượng giao dịch tại đây tăng trưởng trong nửa cuối năm 2022.
Bảo Lâm không chỉ vượt mặt TP. Đà Lạt về số lượng giao dịch mà còn vượt cả về tiềm năng tăng giá nhờ sở hữu những lợi thế tự nhiên thuận lợi. Đầu tiên, phải kể đến vị thế đắc địa khi kề cận TP. Bảo Lộc – thành phố trọng điểm của tỉnh. Đồng thời, với tuyến cao tốc Dầu Giây – Liên Khương đang được triển khai, sau khi hoàn thiện sẽ thúc đẩy liên kết vùng, tạo điều kiện thuận lợi trong việc giao thương và phát triển kinh tế, xã hội. Ngoài ra, tuyến cao tốc này không chỉ góp phần giảm tải tình trạng ùn tắc giao thông trên QL22 mà còn rút ngắn thời gian cách di chuyển từ TP.HCM lên Bảo Lâm chỉ còn 2 giờ thay vì 4 – 5 giờ như hiện tại. Với lợi thế tự nhiên này, bất động sản tại đây hứa hẹn sẽ “cất cánh”, trưởng mạnh mẽ trong tương lai.
Nhờ sở hữu miền khí hậu mát mẻ quanh năm, cùng cảnh quan xanh mát mà Bảo Lâm được mệnh danh là thiên đường nghỉ dưỡng bậc nhất Lâm Đồng. Đồng thời, xu hướng tìm đến các sản phẩm bất động sản xanh đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe thể chất, tinh thần đã tạo thành một làn sóng đầu tư mới tại nơi này. Theo ghi nhận thực tế, Bảo Lâm là địa phương tập trung nhiều bất động sản nghỉ dưỡng xanh, có phong cách gần gũi với thiên nhiên. Nổi bật nhất trong số đó, có thể kể đến Palm Garden – một sản phẩm được thiên nhiên ôm ấp, bao bọc và có sự đầu tư chỉn chu, hoàn thiện, đồng bộ về mặt hạ tầng.
Palm Garden được đánh giá cao bởi đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe cho cả gia đình
Với những lợi thế vốn có cùng những yếu tố cộng hưởng về hạ tầng, xu hướng chuyển dịch nhu cầu sở hữu, trong 3 tháng cuối năm 2022 bất động sản Bảo Lâm nói riêng và Lâm Đồng nói chung sẽ có sự tăng trưởng mạnh mẽ cả về số lượng giao dịch cũng như mức giá trong khu vực.