Phong cách sống

Đôi vợ chồng thạc sĩ bỏ lên núi "sống như Robinson" suốt 7 năm, biến vùng đất khô cằn thành trang trại màu mỡ: Tự cung tự cấp mọi thứ nhưng thư thái đến lạ

Trương Hách Hách và Triệu Thiên Hiểu là một cặp đôi sinh năm 1980 tại Bắc Kinh (Trung Quốc). Cả hai đều từng du học ở nước ngoài, có bằng thạc sĩ sinh học. Năm 2015, họ rời thành phố chuyển về sống ở vùng ngoại ô, thuê 20.000 m2 đất rồi cùng nhau sống một đời tự cung tự cấp giữa núi rừng hoang vu.

Bằng nhiều phương pháp độc đáo, trong 7 năm qua, hai người đã cải tạo vùng đất khô cằn trở nên càng ngày càng tươi tốt. Lúc thịnh vượng nhất, nơi đây có hơn 300 con vật và hơn 200 cây ăn quả cùng các loại cây lương thực khác. Ngoài ra, động vật hoang dã sinh sống ở vùng lân cận cũng thường ghé thăm khu vực.

Mỗi ngày sinh hoạt của hai người bắt đầu vào lúc 7h sáng và kết thúc vào lúc 10h tối. Không có nhà cửa khang trang, cũng chưa có con cái, họ gần như đi ngược lại hoàn toàn với xu hướng chính thống của xã hội.

Đôi vợ chồng thạc sĩ bỏ lên núi sống như Robinson suốt 7 năm, biến vùng đất khô cằn thành trang trại màu mỡ: Tự cung tự cấp mọi thứ nhưng thư thái đến lạ - Ảnh 1.

Dần dần, theo thời gian, lối sống của họ cũng đã nhận được sự ủng hộ, trân trọng từ người thân và những người bạn xung quanh.

"Hãy sống cuộc sống của riêng mình. Hạnh phúc chỉ đơn giản là hai người có cùng chí hướng ở bên nhau", họ cho biết.

Đôi vợ chồng thạc sĩ bỏ lên núi sống như Robinson suốt 7 năm, biến vùng đất khô cằn thành trang trại màu mỡ: Tự cung tự cấp mọi thứ nhưng thư thái đến lạ - Ảnh 2.

Từ hồi còn du học Na Uy, Hách Hách và Thiên Hiểu đã thích khám phá các vùng đất hoang dã cùng nhau. Sau khi tốt nghiệp, họ cùng làm công việc bảo tồn thiên nhiên.

Tuy có nhà ở nội thành, hai người dành khá nhiều thời gian sống ở các vùng nông thôn và nơi hoang dã. Họ từng thuê một trang trại nhỏ để canh tác trong 3-4 năm liền.

Dù vậy, nhưng điều này không đủ để thỏa mãn. Năm 2014, cặp đôi quyết định chuyển hẳn về một vùng đất hoang vu để sinh sống, cách thành phố 1-2 giờ lái xe. Thời hạn thuê đất là 14 năm, trong đó họ đã sống ở đây được 7 năm.

Đôi vợ chồng thạc sĩ bỏ lên núi sống như Robinson suốt 7 năm, biến vùng đất khô cằn thành trang trại màu mỡ: Tự cung tự cấp mọi thứ nhưng thư thái đến lạ - Ảnh 3.

Nơi ở của Hách Hách và Thiên Hiểu nằm dưới chân núi. Trước nhà có vườn, đất ruộng và đồng cỏ, sau nhà là khu vực trồng cây ăn quả, xa xa là một sườn đồi cao khoảng 200m và bãi đất hoang.

Dân cư vùng này khá thưa thớt. Nhà hàng xóm gần nhất cách trang trại 300m. Nếu muốn mua bán hàng hóa, họ phải lái xe xuống thị trấn.

Đôi vợ chồng thạc sĩ bỏ lên núi sống như Robinson suốt 7 năm, biến vùng đất khô cằn thành trang trại màu mỡ: Tự cung tự cấp mọi thứ nhưng thư thái đến lạ - Ảnh 4.

Tại đây, đôi vợ chồng kết hợp trồng trọt với chăn nuôi. Hai người từng nuôi 200 con gà, 30 con cừu, 5 con ngỗng lớn, 5 con chó, 2 con mèo và 3 con thỏ. Về sau, để giảm bớt gánh nặng cho môi trường, số lượng gà và cừu được giảm xuống khá nhiều.

Vườn cây ăn trái có đến hơn 200 cây, được trồng tương đối lâu đời. Sau khi thu hoạch, các loại hoa quả sẽ được chế biến thành mứt.

Làm nông là một công việc vô cùng vất vả. Dù hiểu rõ cây trồng vật nuôi đến đâu, nhưng một khi đã bắt tay vào làm đều không tránh khỏi khó khăn. Trong 2 năm đầu, họ loay hoay tìm cách, cảm thấy sống ở đây còn mệt hơn làm việc ở thành phố. Có hôm, họ vận động nhiều đến mức đau nhức rã rời cả người.

Đôi vợ chồng thạc sĩ bỏ lên núi sống như Robinson suốt 7 năm, biến vùng đất khô cằn thành trang trại màu mỡ: Tự cung tự cấp mọi thứ nhưng thư thái đến lạ - Ảnh 5.
Đôi vợ chồng thạc sĩ bỏ lên núi sống như Robinson suốt 7 năm, biến vùng đất khô cằn thành trang trại màu mỡ: Tự cung tự cấp mọi thứ nhưng thư thái đến lạ - Ảnh 6.

Phải mất vài năm, cuộc sống của Hách Hách và Thiên Hiểu mới đi vào ổn định. Hiện tại, họ sinh hoạt theo nhịp điệu của mặt trời. Mặt trời lên là lúc hai người thức dậy, mặt trời xuống cũng là lúc một ngày làm việc kết thúc.

Chi phí sinh hoạt ở đây cũng tương đối thấp. Họ tốn khoảng 3.000-4.000 NDT (10-14 triệu VNĐ), chủ yếu để mua dầu, nước, điện và khí đốt. Hai người hiếm khi mua quần áo. Lần cuối họ sắm sửa là vào năm 2015 nhằm phục vụ nhu cầu đồng áng. Giờ đây, Hách Hách và Thiên Hiểu không còn phải vung tiền mua sắm để thỏa mãn nhu cầu tinh thần của mình.

Đôi vợ chồng thạc sĩ bỏ lên núi sống như Robinson suốt 7 năm, biến vùng đất khô cằn thành trang trại màu mỡ: Tự cung tự cấp mọi thứ nhưng thư thái đến lạ - Ảnh 7.

Rời phố về quê, mục tiêu của Hách Hách và Thiên Hiểu không phải là để kiếm tiền, sản xuất hay tận hưởng, mà để hòa nhập với hệ sinh thái ở đây. Họ muốn thử xem mình có thể sinh sống cạnh thiên nhiên mà không xâm phạm đến tự nhiên không.

Vùng đất này có khí hậu tương đối khô hạn, lại chẳng có sông hồ xung quanh hay nước máy. Để giải quyết vấn đề sinh hoạt và sản xuất, cặp đôi đã xây một hầm chứa nước sau nhà có dung tích lên đến 30.000 lít nước, rồi lấy từ trạm giếng cách đó 1 km.

Nước được chuyển về trang trại bằng một đường ống cũ đã bị hư hại nhiều. Mỗi lần xảy ra sự cố, hai vợ chồng sẽ chịu cảnh thiếu nước trong nhiều ngày, phải tận dụng cả nguồn nước mưa.

Để thu gom nước mưa, họ xây 3 bể chứa trên núi. Trong đó, có 2 bể lớn chứa tới 1.000 lít nước: 1 để tưới cho cây trồng, 1 để chôn xuống đất tránh ánh nắng, dùng cho gia súc.

Đôi vợ chồng thạc sĩ bỏ lên núi sống như Robinson suốt 7 năm, biến vùng đất khô cằn thành trang trại màu mỡ: Tự cung tự cấp mọi thứ nhưng thư thái đến lạ - Ảnh 8.
Đôi vợ chồng thạc sĩ bỏ lên núi sống như Robinson suốt 7 năm, biến vùng đất khô cằn thành trang trại màu mỡ: Tự cung tự cấp mọi thứ nhưng thư thái đến lạ - Ảnh 9.
Đôi vợ chồng thạc sĩ bỏ lên núi sống như Robinson suốt 7 năm, biến vùng đất khô cằn thành trang trại màu mỡ: Tự cung tự cấp mọi thứ nhưng thư thái đến lạ - Ảnh 10.
Đôi vợ chồng thạc sĩ bỏ lên núi sống như Robinson suốt 7 năm, biến vùng đất khô cằn thành trang trại màu mỡ: Tự cung tự cấp mọi thứ nhưng thư thái đến lạ - Ảnh 11.

Hách Hách và Thiên Hiểu cũng lắp đặt nhà vệ sinh khô sinh thái thay cho loại bình thường để tiết kiệm nước. Nó không có mùi hay ruồi nhặng, rất sạch sẽ.

Để tiết kiệm nước sinh hoạt, hai người không dùng nhà vệ sinh xả như bình thường mà sử dụng nhà vệ sinh khô sinh thái. Chất thải của người và động vật được thu gom, phân loại và xử lý kỹ càng để làm phân bón cho cây trồng.

Đôi vợ chồng này cũng không sử dụng thuốc trừ sâu hay thuốc diệt cỏ. Họ còn lập một trạm khí tượng nhỏ để tìm hiểu về khí hậu của khu vực này.

Cuộc sống ở đây tuy nhiều bất tiện, nhưng chính điều đó lại giúp Hách Hách và Thiên Hiểu có cơ hội giải quyết vấn đề bằng chính đôi tay và trí tuệ của mình. Mỗi lần xử lý xong, họ lại cảm thấy thành công và hạnh phúc hơn rất nhiều.

Đôi vợ chồng thạc sĩ bỏ lên núi sống như Robinson suốt 7 năm, biến vùng đất khô cằn thành trang trại màu mỡ: Tự cung tự cấp mọi thứ nhưng thư thái đến lạ - Ảnh 12.

Sườn đồi phía sau nhà Hách Hách và Thiên Hiểu chỉ cao khoảng 200m, nhưng chứa đựng một hệ sinh thái vô cùng đa dạng với nhiều loại cây trồng và động vật hoang dã.

Hai vợ chồng lắp camera hồng ngoại trên núi, quan sát được cả mèo rừng và báo hoa mai - những loài động vật quý hiếm cần được bảo vệ. Thỉnh thoảng, "những người bạn hoang dã" này ghé vào trang trại để trộm gà.

Đôi vợ chồng thạc sĩ bỏ lên núi sống như Robinson suốt 7 năm, biến vùng đất khô cằn thành trang trại màu mỡ: Tự cung tự cấp mọi thứ nhưng thư thái đến lạ - Ảnh 13.
Đôi vợ chồng thạc sĩ bỏ lên núi sống như Robinson suốt 7 năm, biến vùng đất khô cằn thành trang trại màu mỡ: Tự cung tự cấp mọi thứ nhưng thư thái đến lạ - Ảnh 14.
Đôi vợ chồng thạc sĩ bỏ lên núi sống như Robinson suốt 7 năm, biến vùng đất khô cằn thành trang trại màu mỡ: Tự cung tự cấp mọi thứ nhưng thư thái đến lạ - Ảnh 15.
Đôi vợ chồng thạc sĩ bỏ lên núi sống như Robinson suốt 7 năm, biến vùng đất khô cằn thành trang trại màu mỡ: Tự cung tự cấp mọi thứ nhưng thư thái đến lạ - Ảnh 16.

Chim muông cũng rất thích làm tổ quanh nhà, thậm chí là trên mái hiên trước nhà. Cặp đôi còn mở thêm một con đường nhỏ lên núi. Động vật trên rừng rất thích tuyến đường này, thường xuyên qua lại. Bên cạnh những loài động vật thân thiện, họ cũng bắt gặp nhiều loài đáng sợ. Tuy nhiên, chỉ cần không động vào chúng, chúng sẽ không gây hại gì.

Nhà văn người Mỹ Richard Love từng viết cuốn sách "The Last Child in the Woods", đề cập đến một hội chứng gọi là "rối loạn thiếu hụt tự nhiên". Người thành thị vốn xa rời thiên nhiên từ bé, khi đến các vùng hoang dã sẽ cảm thấy căng thẳng và xa lạ. Thậm chí, có người lên núi chơi gặp con bọ đi qua cũng tự thấy bất an.

Đôi vợ chồng thạc sĩ bỏ lên núi sống như Robinson suốt 7 năm, biến vùng đất khô cằn thành trang trại màu mỡ: Tự cung tự cấp mọi thứ nhưng thư thái đến lạ - Ảnh 17.

Con người gặp hội chứng này là do chưa hiểu rõ về thiên nhiên. Chính con người mới là thứ khiến cây cối và động vật sợ hãi, chứ không phải là ngược lại. Chỉ cần giữ khoảng cách thích hợp và tôn trọng lẫn nhau, con người sẽ không gặp phải vấn đề gì với thiên nhiên.

Từ những kiến thức và kinh nghiệm sinh tồn nơi hoang dã này, Hách Hách và Thiên Hiểu đã tổng hợp lại, cùng nhau viết thành một cuốn sách để chia sẻ trải nghiệm của mình đến với mọi người.

(Theo Sohu)

Cùng chuyên mục

Đọc thêm