Tài chính

Doanh nghiệp bất động sản kêu không vay được và muốn nới room tín dụng, Ngân hàng trả lời...không thiếu

Tại Hội nghị Công tác tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản sáng ngày 8/2 tại trụ sở Ngân hàng Nhà nước (NHNN), các doanh nghiệp bất động sản, ngân hàng thương mại và các cơ quan bộ và ban ngành đã có buổi trao đổi để giải quyết nút thắt về dòng tiền cũng như thanh khoản của thị trường nhà đất nói chung và các doanh nghiệp bất động sản nói riêng.

Bất động sản muốn nới room

Theo đó, các đơn vị kinh doanh bất động sản chỉ ra rằng  vấn đề  tài sản bảo đảm, lãi suất và room tín dụng đang là những khó khăn hàng đầu của doanh nghiệp trong ngành.

Ông Phạm Thiếu Hoa, Chủ tịch HĐQT Vinhomes cho rằng, các doanh nghiệp BĐS đang phải chịu hệ số rủi ro cao hơn so với các hoạt động kinh doanh thông thường. Do đó, lãi suất đi vay cũng phải ở mức cao hơn. Bên cạnh đó, việc room tín dụng đối với lĩnh vực này bị hạn chế cũng là một nguyên nhân khiến lãi suất cho vay bị đẩy lên.

"Việc vướng mắc tiếp cận tín dụng của bất động sản còn liên quan đến tài sản đảm bảo khi các ngân hàng yêu cầu tỷ lệ tài sản đảm bảo trên vốn vay cao hơn các khoản vay thông thường. Ngân hàng Nhà nước nên xem xét các dự án có đầy đủ cơ sở pháp lý thì nên duy trì tỷ lệ tài sản đảm bảo như các khoản vay thông thường, trong bối cảnh thị trường đang gặp nhiều khó khăn", ông Phạm Thiếu Hoa nói thêm.

Ông Lê Trọng Khương, Phó Chủ tịch Tập đoàn Hưng Thịnh kiêm Tổng Giám đốc Hưng Thịnh Land tại hội nghị cũng cho biết, những khó khăn của doanh nghiệp bất động sản một phần cũng đến từ việc các kênh huy động vốn trái phiếu và cổ phiếu đang bị tắc nghẽn. Để giải quyết những trở ngại này, các cơ quan ban ngành cần xem xét có phương án hỗ trợ doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Trong đó, Ngân hàng Nhà nước nới room cho vay để doanh nghiệp có nguồn vốn kinh doanh và đầu tư sẽ là một trong những nhân tố quan trọng để hỗ trợ ngành vượt qua khó khăn.

"Câu chuyện nằm ở chỗ NHNN nới lỏng room cho vay để doanh nghiệp có nguồn vốn đầu tư để phát triển bất động sản. Lúc đó, doanh nghiệp mới phát triển lành mạnh và nhà đầu tư trái phiếu mới quay trở lại thị trường. Bởi trong bối cảnh hiện nay, các trái chủ đang rất lo ngại về việc các doanh nghiệp có tồn tại được hay không, có bán được sản phẩm không,… Do đó, tôi đề xuất NHNN nới lỏng room và cơ cấu lại nhóm nợ", ông Khương nhận định.

Ngân hàng nói...không thiếu

Tại hội nghị, Phó thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết NHNN chưa có văn bản, phát ngôn nào về việc siết chặt tín dụng BĐS. Đó chỉ là chỉ đạo kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với một số phân khúc rủi ro như phân khúc có tỷ lệ đầu cơ lớn,… để đảm bảo an toàn hệ thống.

Theo Phó thống đốc, trong năm 2022, con số tăng trưởng tín dụng 14,17% cho thấy nhu cầu vốn của nền kinh tế đã được đáp ứng phù hợp mục tiêu kiểm soát lạm phát. Thời điểm các ngân hàng kiến nghị nới hạn mức tín dụng (room) thì chưa hết room, còn đến 1,5% mà các ngân hàng thương mại (NHTM) chưa cho vay hết. Việc các NHTM sử dụng room được cấp ra sao là do nội bộ các ngân hàng điều phối.

Đến cuối năm 2022 khi NHNN thấy cần mở hơn nữa, Thống đốc quyết định nới thêm 1,5-2% hạn mức tăng trưởng của năm 2022, nhưng cũng không dùng đến phần đó. Năm 2023 dự kiến tăng trưởng tín dụng là 14-15%," ông Tú cho hay.

Liên quan tới vấn đề room tín dụng cho lĩnh vực bất động sản, Phó Thống đốc khẳng định không có quy định room riêng cho lĩnh vực ngành nghề, chỉ có room chung hay hạn mức tín dụng đặt ra để phù hợp kiểm soát lạm phát.

Bên cạnh đó, ông Tú cũng cho biết sẽ không có chuyện thiếu room tín dụng vào thời điểm đầu năm, bởi lẽ tình trạng này thường rơi vào cuối năm. Do đó, lúc này không thể nói là không vay được do room không có.

Ở phía các ngân hàng thương mại, Tổng Giám đốc Vietcombank, ông Nguyễn Thanh Tùng cũng cho biết, ngân hàng chưa từng để lĩnh vực nhà đất thiếu room tín dụng.

"Cho đến hết 31/12, dư nợ bất động sản chiếm trên 20% dư nợ của ngân hàng, bao gồm cả cho vay doanh nghiệp phát triển và cá nhân. Trong năm 2022, tín dụng bất động sản tăng 17%. Do vậy ngân hàng đã không để lĩnh vực bất động sản thiếu room.

Trong đó, cho vay đối với cá nhân chiếm 90% và 10% cho với các doanh nghiệp đầu tư bất động sản. Đáng chú ý, dư nợ bất động sản khu công nghiệp tăng 4 lần trong năm 2022 do tiềm năng của ngành nghề này.

Các tin khác

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Hôm nay (6/4), miền Bắc tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi có mưa vừa đến mưa to. Dự báo hình thái này duy trì đến hết ngày 7/4. Khu vực Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Các khu vực khác ít mưa, hửng nắng, riêng Đông Nam Bộ có nắng nóng.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Giá vàng tăng dựng đứng

TPO - Sáng nay (15/3), giá vàng trong nước tiếp tục tăng dựng đứng. Theo đó, giá vàng nhẫn lên mốc kỷ lục mới 96,5 triệu đồng/lượng, vàng miếng gần chạm mốc 96 triệu đồng/lượng.

Lập nhóm kín mua bán nội tạng người

Thủ đoạn của tội phạm mua bán, chiếm đoạt mô, bộ phận cơ thể người là lập những nhóm kín trên mạng xã hội để tiếp cận người có nhu cầu và bộ phận được nhắm đến chủ yếu vẫn là thận.

Bóng dáng VinaCapital trong nhóm liên danh đề xuất đầu tư KĐT hơn 3.600 tỷ đồng ở Khánh Hòa

Liên danh Nhà An Khánh, Đô thị Vĩnh Thái và Tân Khánh Hòa KH đã đề xuất đầu tư khu đô thị có tổng vốn đầu tư hơn 3.600 tỷ đồng tại huyện Khánh Vĩnh, Khánh Hoà. Đáng chú ý, Vĩnh Thái được thành lập với cổ đông sáng lập chính là quỹ đầu tư VinaLand thuộc tập đoàn VinaCapital quản lý.

Hà Nội cần khẩn trương triển khai quy hoạch sông Hồng, các thành phố trực thuộc

Nghị quyết của Chính phủ nêu, thành phố Hà Nội cần khẩn trương xây dựng và triển khai hiệu quả các quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, sông Đuống để sắp xếp ổn định dân cư hai bên sông; quy hoạch và phát triển các đô thị vệ tinh, nội đô lịch sử, trong đó trước mắt nghiên cứu xây dựng thành phố (đô thị loại II) trực thuộc Thủ đô.

Ngổn ngang dự án nghìn tỷ, 3 lần gia hạn vẫn thi công... rùa bò

Hơn 4 năm, Dự án đường vành đai phía Tây Đà Nẵng có tổng mức đầu tư hơn nghìn tỷ đồng đã qua 3 lần gia hạn tiến độ và đã được thanh tra chỉ rõ những hạn chế, bất cập nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành. Tiến độ thi công dự án ì ạch đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sản xuất của người dân.