Bất động sản

Doanh nghiệp bất động sản ghi nhận X đồng chi phí lãi vay nhưng con số thực tế đã trả bao nhiêu?

Tính đến cuối tháng 3, tổng dư nợ của nhóm doanh nghiệp bất động sản niêm yết đã giảm gần 8% so với thời điểm cuối năm ngoái về còn 195.670 tỷ đồng. Ba doanh nghiệp có dư nợ lớn nhất bao gồm Novaland (62.729 tỷ đồng), Vinhomes (39.699 tỷ đồng), Becamex IDC (16.488 tỷ đồng).

(Nguồn: Nguyên Ngọc tổng hợp; Đồ họa: Nguyên Ngọc).

Với mức lãi suất cho vay khoảng 14-17%/năm như thời gian qua, ước tính cứ 1.000 tỷ đồng vốn vay, doanh nghiệp phải trả khoảng 140-170 tỷ đồng lãi vay mỗi năm. Chưa kể, theo chia sẻ của lãnh đạo một doanh nghiệp bất động sản niêm yết, lãi suất thực tế khi các chủ đầu tư đi vay lên đến 22-24%/năm.

Trong khi đó, báo cáo tài chính của doanh nghiệp bất động sản thể hiện chi phí lãi vay chỉ vài trăm triệu đồng, thậm chí 0 đồng trên tổng dư nợ hàng nghìn tỷ đồng.

Sở dĩ có sự chênh lệch này bởi trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, chi phí lãi vay thể hiện khoản lãi vay phát sinh trong kỳ kế toán, không phải số tiền lãi vay thực tế doanh nghiệp đã trả.

Tổng mức đầu tư của một dự án bất động sản tương đối lớn và thời gian triển khai tính bằng năm. Khi vay vốn để làm dự án, các chủ đầu tư được phép vốn hóa chi phí lãi vay này vào giá trị tài sản, được ghi nhận chi phí phát triển dự án ở hạng mục hàng tồn kho. Các chi phí này sẽ được phân bổ dần vào giá vốn thay vì hạch toán vào chi phí lãi vay.

(Ảnh minh họa).

Còn số tiền lãi vay thực tế doanh nghiệp đã trả trong kỳ báo cáo được ghi nhận trên bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ, ở khoản mục có mã số 14 (theo phương pháp gián tiếp) hoặc khoản mục có mã số 04 (theo phương pháp trực tiếp).

Do vậy, nhiều doanh nghiệp bất động sản ghi nhận chi phí lãi vay trong kỳ rất nhỏ nhưng thực tế lãi vay đã trả rất lớn.

(Ảnh minh họa).

Trong quý đầu năm, tổng chi phí lãi vay các doanh nghiệp ghi nhận vào khoảng 2.300 tỷ đồng, giảm nhẹ so với quý đầu năm ngoái. Còn lãi vay thực tế đã trả trên 4.300 tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ.

Một số doanh nghiệp phát sinh X đồng lãi vay trong kỳ nhưng số tiền lãi vay đã trả gấp nhiều lần có Novaland (9X đồng), DRH Holdings (7X đồng), CenLand (3X đồng), Becamex IDC (2,5X đồng),…

CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền (Mã: KDH) ghi nhận gần 688 triệu đồng chi phí lãi vay nhưng số tiền lãi vay doanh nghiệp đã trả trong kỳ trên 210 tỷ đồng.

(Nguồn: Nguyên Ngọc tổng hợp; Đồ họa: Nguyên Ngọc).

Hay như CTCP Tư vấn Thương mại Dịch vụ Địa Ốc Hoàng Quân (Mã: HQC) ghi nhận khoảng 430 triệu đồng chi phí lãi vay nhưng tiền lãi vay đã trả trên 9,7 tỷ đồng.

 

 

Các doanh nghiệp đã trả lãi vay hàng trăm tỷ đồng trong kỳ có Vinhomes, Becamex IDC, Văn Phú Invest, Khang Điền, Đất Xanh, Phát Đạt, Kinh Bắc, Hà Đô. Riêng Novaland đã trả hơn 1.500 tỷ đồng tiền lãi vay (trên tổng dư nợ 62.700 tỷ đồng).

(Nguồn: Nguyên Ngọc tổng hợp; Đồ họa: Nguyên Ngọc).

(Nguồn: Nguyên Ngọc tổng hợp; Đồ họa: Nguyên Ngọc).

Với những áp lực nợ từ cuối năm ngoái, phần lớn các doanh nghiệp bất động sản đã nỗ lực thanh toán các khoản nợ đến hạn và trước hạn, đồng thời giảm đi vay trong quý đầu năm.

Cụ thể, các doanh nghiệp đã trả gần 19.000 tỷ đồng nợ gốc trong ba tháng đầu năm nay, tăng gần 30% so với cùng kỳ nhưng vẫn thấp hơn quý đầu năm ở giai đoạn 2018-2020. Các doanh nghiệp đã trả hàng nghìn tỷ đồng nợ gốc có Vinhomes (4.100 tỷ), Novaland (2.200 tỷ), Kinh Bắc (1.600 tỷ), Đất Xanh (1.400 tỷ), DIC Corp (1.400 tỷ) và Phát Đạt (1.000 tỷ).

  

 (Nguồn: Nguyên Ngọc tổng hợp; Đồ họa: Nguyên Ngọc).

Các tin khác

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (27/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng lên mốc 121 triệu đồng/lượng với vàng miếng SJC và 120 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn.

Chứng khoán giảm sâu

FPT giảm hết biên độ và không có bên mua, trở thành tác nhân chính khiến VN-Index mất 17 điểm, nối mạch giảm 2 phiên liên tiếp.

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Hôm nay (6/4), miền Bắc tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi có mưa vừa đến mưa to. Dự báo hình thái này duy trì đến hết ngày 7/4. Khu vực Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Các khu vực khác ít mưa, hửng nắng, riêng Đông Nam Bộ có nắng nóng.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Miền Bắc chuyển mưa rét từ đêm nay

Từ đêm nay không khí lạnh sẽ khiến nền nhiệt giảm sâu ở miền Bắc, trời chuyển rét, đồng thời có mưa rào rải rác. Trong sáng nay, khu vực Đông Bắc Bộ cũng có mưa nhỏ, mưa phùn. Các khu vực khác trên cả nước ngày nắng, riêng Nam Bộ, vùng núi phía Tây của Bắc Trung Bộ nắng nóng.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Giá vàng tăng dựng đứng

TPO - Sáng nay (15/3), giá vàng trong nước tiếp tục tăng dựng đứng. Theo đó, giá vàng nhẫn lên mốc kỷ lục mới 96,5 triệu đồng/lượng, vàng miếng gần chạm mốc 96 triệu đồng/lượng.

Các định chế tài chính lớn và nhà đầu tư nước ngoài đánh giá như thế nào về thị trường chứng khoán Việt Nam?

Theo ông Chung Jae Hoon Phó Chủ tịch HĐQT Chứng khoán BIDV (BSC), mặc dù thị trường chứng khoán Việt Nam trong ngắn hạn vẫn đang có sự điều chỉnh tuy nhiên xét về trung và dài hạn, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn hội đủ các yếu tố hấp dẫn về định giá, tăng trưởng, cơ hội đầu tư và sự ổn định tỷ giá để thu hút dòng vốn ngoại.