Kỹ năng sống

Đoạn phim 3 phút khiến nhiều người Hàn Quốc "tỉnh ngộ" vì sự kỳ vọng thái quá vào con cái

Đoạn phim 3 phút khiến nhiều người Hàn Quốc 'tỉnh ngộ' vì sự kỳ vọng thái quá vào con cái - 1

Cuối cùng, khi hoàn thành kỳ thi với được kết quả như mẹ mình kỳ vọng và "được phép làm bất cứ điều gì mình muốn". Thế nhưng điều cô bé này mong muốn lại nằm ngoài tưởng tượng của bất kỳ người cha người mẹ nào.

Clip tuyên truyền nâng cao nhận thức về áp lực gia đình đặt lên cho học sinh tại Hàn Quốc. Nguồn: Dingo, YANvideo

Đoạn phim chỉ gần 3 phút nhưng được đánh giá là đã phản ánh được thực trạng về áp lực thái quá của nhiều cha mẹ ở Hàn Quốc với con em họ.

So với các quốc gia phương Tây, những nước châu Á được xem là rất khắc nghiệt trong việc thi đỗ đại học, đặc biệt là một quốc gia đã nổi tiếng về vấn đề áp lực học tập như Hàn Quốc.

Theo một điều tra về tâm lý học đường được đăng tải trên trang The Korea Herald vào năm 2019, trong số hơn 9.000 học sinh ở độ tuổi trung học tham gia khảo sát, có đến gần 34% số học sinh cho biết các em từng có suy nghĩ đến việc tự tử trong quá trình học tập.

Nguyên nhân chủ yếu cho điều này là do áp lực về việc thi đỗ đại học và tìm kiếm việc làm mà gia đình tạo nên cho các em quá lớn. Khi được hỏi thêm, có đến 44.2% số học sinh nói rằng các em chỉ có khoảng 2 giờ đồng hồ trong ngày để thư giãn và làm những công việc cá nhân, tất cả thời gian còn lại đều tập trung học.

Đoạn phim 3 phút khiến nhiều người Hàn Quốc 'tỉnh ngộ' vì sự kỳ vọng thái quá vào con cái - 3

Học sinh Hàn Quốc lâu nay luôn phải chịu một áp lực lớn từ trường học. Ảnh minh họa: Baidu

Điều đáng chú ý là 26% số học sinh tham gia nói rằng bố mẹ các em từng dùng bạo lực để “răn dạy” khi các em không có thành tích tốt ở trường. Số lượng học sinh phải chịu đựng bạo lực thông qua lời nói tăng lên đến 31.3%.

Đây là những con số đáng báo động phản ánh một thực trạng nhức nhối về việc cha mẹ vì quá kỳ vọng vào con cái một cách cực đoan, mà đã gây nên những áp lực khổng lồ dành cho con trẻ trong xã hội Hàn Quốc.

Cựu tổng thống Nam Phi Nelson Mandela từng nói: “Giáo dục là vũ khí mạnh nhất để thay đổi thế giới”, thế nhưng sự kỳ vọng thái quá, cực đoan vào giáo dục như trong clip trên lại trở thành vũ khí độc hại hướng thẳng vào những em học sinh, mà đáng tiếc người cầm súng lại chính là những người yêu thương các em nhiều nhất. 

Cùng chuyên mục

Đọc thêm